Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

BI là gì? tại sao các doanh nghiệp lại quan tâm

BI là gì? tại sao các doanh nghiệp lại quan tâm đến BI, chúng có vai trò và mang lại lợi ích gì đến các doanh nghiệp. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu chúng qua bài viết này để trả lời câu hỏi nhé.

1. BI là gì?

[caption id="attachment_4097" align="aligncenter" width="600"]BI là gì? BI là gì?[/caption] BI được viết tắt từ Business Intelligence có thể tạm gọi là tri thức kinh doanh, kinh doanh thông minh. Đây là một công cụ dùng để hỗ trợ doanh nghiệp truy cập các thông tin quan trọng trong doanh nghiệp, đưa ra các quyết định nhanh chóng. BI kiểm soát một lượng lớn dữ liệu khổng lồ, cung cấp một cái nhìn toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ đến hiện tại và đưa ra những dự đoán cho tương lai. Hiện nay BI trở thành công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn hàng đầu với mục đích giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định tốt hơn. Cũng chính vì như thế mà người ta vẫn hay còn gọi hệ thống này với tên gọi là Decision Support System – DSS (hệ thống hỗ trợ đưa ra quyết định).
  • BI là những kỹ năng, quy trình, công nghệ, các ứng dụng được sử dụng trong hỗ trợ ra quyết định.
  • BI là công cụ để chuyển dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa giúp phân tích kinh doanh được tốt nhất.
  • BI là các ứng dụng và công nghệ giúp chuyển đổi liệu của doanh nghiệp thành hành động.
  • BI là công nghệ giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về quá khứ và xác định mục tiêu cho tương lai.

2. Thành phần của Business Intelligence – BI.

Đối với một BI hoàn chỉnh thì về cốt lõi phải có đủ 3 yếu tố là kho dữ liệu –  Data Warehouse, khai phá dữ liệu – Data Mining, phân tích kinh doanh –  Business Analyst.

Data Warehouse:

Đây là nơi chứa dữ liệu tổng hợp của một doanh nghiệp, một hệ thống data warehouse bài bản giúp bạn phân tích được nhiều vấn đề từ phân tích conversion paths, assisted conversion, phân tích trải nghiệm người dùng, dự đoán các mô hình,… Để có một Data Warehouse bài bản chúng phải kết hợp lại từ 4 thành phần như sau:
  • Data sources – nguồn dữ liệu: dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn, kênh khác nhau tạo thành. Chia chúng thành 3 nhóm chính là dữ liệu doanh thu, dữ liệu chi phí, dữ liệu hành vi.
  • ELT: là một phần mềm đảm bảo cho hệ thống Data Warehouse vận hành trơn tru và chính xác, có công dụng Extract – trích xuất, Transform – biến đổi, Load – đẩy dữ liệu vào database.
  • Data base – cơ sở dữ liệu: thông thường hệ thống Data Warehouse sẽ sử dụng relational database management systems (RDBMS) để làm database. Hoặc một số những lựa chọn khác như PostgreSQL, Oracle Database, IBM DB2 hybrid storage systems như Google Bigquery, Amazon Redshift.
  • Dashboards/Visualization Tools: Miễn phí, open source: Metabase, Redash, Jupyter, Grafana… Miễn phí, close source: Google Data Studio, Có phí: Tableau, Power BI, Sisense, Looker (mới bị Google mua lại)…

Data mining – Khai phá dữ liệu:

Data mining đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và quản lý dữ liệu, là lĩnh vực công nghệ đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với khả năng tập hơn, sắp xếp, phân tích các dữ liệu chính xác nhất Một vài kỹ thuật khai phá và phân tích được sử dụng nhiều trong data mining như phân loại – classification, phân nhóm – clustering, phát hiện luật kết hợp – association rule, dự đoán – predcition,…

Business Analyst – Phân tích kinh doanh:

Đây là mối nối quan trọng đứng giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp các ban lãnh đạo đưa ra được những quyết định chiến lược đối với hoạt động của doanh nghiệp. Business Analyst sẽ gồm có 3 chuyên môn chính là:
  • Management Analyst: chuyên gia tư vấn quản lý là người đề xuất các cải cách để cải thiện hiệu quả cho doanh nghiệp.
  • Systems Analyst: chuyên viên phân tích hệ thống là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng technical.
  • Data analyst: chuyên gia phân tích dữ liệu sau đó trình bày dưới dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu,…

3. Các công cụ hỗ trợ BI

Business Intelligence hỗ trợ hầu hết cho các doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng ưa chuộng nhất là lĩnh vực F&B, hàng hóa tiêu dùng,… Tuy nhiên chúng không hoàn toàn chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp mà còn có thể sử dụng cho cả giáo dục, chăm sóc sức khỏe, chính phủ,… Để BI hoạt động hiệu quả nhất, các doanh nghiệp cần phải có.
  • Kho dữ liệu (Data warehouse).
  • Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource Planning - ERP)
  • Công nghệ truy vấn và lập báo cáo (Query and report writing technologies)
  • Công cụ khai thác và phân tích dữ liệu (Data mining and analytics tools)
  • Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision support systems)
  • Quản lý quan hệ khách hàng (Customer relation management)

4. Lợi ích Business Intelligence – BI mang lại cho các doanh nghiệp

BI giúp doanh nghiệ kiểm soát thông tin chính xác, đưa ra các phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu, dự đoán được xu hướng và hành vi của khách hàng. Hướng đến những khách hàng tiềm năng để đưa chiến lược phù hợp. Một vài lợi ích dễ nhận thấy nhận của BI cho một doanh nghiệp như sau:
  • Giúp doanh nghiệp sử dụng dữ liệu, thông tin hiệu quả, liên tục thay đổi môi trường, nắm bắt cơ hội kinh doanh tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
  • Đưa ra những quyết định nhanh chóng, chính xác trên cơ sở rõ ràng.
  • Nắm bắt được khả năng, vị thế trong kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp.
  • Phân tích, dự đoán hành vi khách hàng, xác định được mục tiêu và chiến lược trong Marketing.
  • Hỗ trợ công tắc điều hành tiết kiệm chi phí và thời gian.
  • Hỗ trợ nhà quản trị đánh giá, cải tiến, tối ưu hóa quy trình hoạt động.
>>> Tham khảo: Các bước lập lịch trình sản xuất trong doanh nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...