Giải pháp nhà máy thông minh đang là xu hướng dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất vì những lợi ích của chúng đã đem lại. Vậy để xây dựng một giải pháp nhà máy thông minh cần những gì, hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.
Nhà máy thông minh là gì?
Nhà máy thông minh có tên tiếng anh là smart factory, là tầm nhìn về môi trường sản xuất mà trong đó các cơ sở sản xuất và hệ thống hậu cần được tổ chức nhưng không cần có sự can thiệp của con người. Cụ thể:
- Smart factory là thuật ngữ dùng để mô tả cơ bản nhất về một môi trường sử dụng các máy móc, thiết bị tham gia cải thiện quy trình thông qua tự động hóa, tối ưu hóa.
- Giải pháp nhà máy thông minh là số hóa mô hình sản xuất và kết nối cao dựa vào sản xuất thông minh – smart manufacturing. Ứng dụng công nghệ làm cho quá trình sản xuất trở nên thông minh, năng động hơn.
- Đây là một bước tiến vượt bậc khi chuyển đổi hình thức sản xuất truyền thống qua sản xuất tự động hóa, kết nối và sử dụng dữ liệu trong các giai đoạn từ sản xuất đến kinh doanh. Mang lại hiệu quả linh hoạt hơn, giảm thời gian chết, có khả năng dự báo và điều chỉnh.
- Chúng có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để có thể kiểm soát từ quá trình sản xuất đến bảo trì, theo dõi kho, số hóa mọi hoạt động sản xuất,…
Smart factory kết nối giữa các phần mềm ứng dụng và hệ thống máy móc, thiết bị qua kết nối internet. Các dữ liệu được tổng hợp và sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI dể phân tích, sau cùng đưa ra các quyết định trong việc quản lý và điều hành. Ngoài ra còn một số các công nghệ 4.0 khác như big data, điện toán đám mây,…
>>> Tham khảo: Những đặc điểm, lợi ích mà nhà máy thông minh mang lạiGiải pháp nhà máy thông minh là gì?
Giải pháp nhà máy thông minh là sự phối hợp giữ các giải pháp công nghệ, các nền tảng công nghệ thông tin cùng các công nghệ vận hành. Chúng đi đôi với nhau, cân bằng, không thể thiếu giữa 1 trong 2.
1. Công nghệ thông tin ( Information Technology)
MES – Hệ thống thực thi điều hành sản xuất
MES là hệ thống trung gian giữa hệ thống ERP và hệ thống SCADA, đây là một hệ thống điều khiển để quản lý và giám sát công việc trong quá trình sản xuất tại nhà máy thông qua việc lấy dữ liệu trực tiếp từ máy móc và các thiết bị IIoT.
MES theo dõi tất cả thông tin sản xuất trong thời gian thực, nhận dữ liệu từ các robot theo định thời, màn hình máy và nhân viên. Hệ thống MES hỗ trợ đội ngũ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý công nhân vận hành máy,… đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động trong sản xuất, nhằm cải thiện sản lượng sản xuất.
ERP – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Hệ thống ERP bao gồm các giải pháp giúp quản lý quy trình kinh doanh và các chiến lược, tích hợp tất cả các khía cạnh mà doanh nghiệp cần vào trong một tổ chức mà các cá nhân có thể truy cập. Hỗ trợ các nhà lãnh đạo và quản lý sẽ hiểu rõ hơn các hoạt động trong doanh nghiệp trên toàn bộ nhà máy.
Trong giải pháp nhà máy thông minh, hoạt động của ERP không chỉ dừng ở khu vực phân xưởng mà còn mở rộng ra khối văn phòng với phòng ban chức năng như mua hàng, bán hàng, tài chính kế toán, kế hoạch sản xuất.
BI – Hệ thống báo cáo quản trị thông minh
Đây là một công cụ, một quy trình tích hợp công nghệ, được các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu từ các nguồn khác nhau và khai thác chúng một cách hiệu quả. Hỗ trợ doanh nghiệp truy cập các thông tin quan trọng trong doanh nghiệp, đưa ra các quyết định nhanh chóng. BI cung cấp một cái nhìn toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ đến hiện tại và đưa ra những dự đoán cho tương lai.
2. Công nghệ vận hành (Operational Technology)
Công nghệ vận hành OT là cách gọi chung các của các hệ thống phần mềm và phần cứng nhằm quản lý, giám sát các thiết bị, máy móc, quy trình hoạt động và các phân đoạn trong sản xuất. Chúng đều nằm trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp.
Một phần mềm nổi tiếng thuộc lĩnh vực này là phần mềm SCADA: cho phép thu thập, phân tích dữ liệu trong thời gian thực dùng để giám sát, điều khiển các thiết bị trong nhà máy hay các thiết bị như PLC, cảm biến, xử lý dữ liệu,…
>>> Tham khảo: MES - SCADA: Hệ thống cho nhà máyXây dựng giải pháp nhà máy thông minh cần gì?
1. Điều kiện để xây dựng giải pháp nhà máy thông minh
Đây là hai điều kiện cơ bản nhất cần phải có thể có thể tạo dựng một giải pháp nhà máy thông minh hoàn thiện.
Cập nhật và ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất: đây là điều kiện đầu tiên và không thể thiếu đối với một giải pháp nhà máy thông minh. Trước tiên, các doanh nghiệp phải nắm bắt, cập nhật các thành tựu của cuộc công nghiệp 4.0 từ các loại máy móc, các hệ thống mạng vật lý, mạng internet, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, big data,…
Mỗi một lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng, nên để chọn được những công nghệ phù hợp cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin tự động hóa liên quan đến ứng dụng đó.
Chuyển đổi mạnh mẽ về con người: trình độ nguồn nhân lực vô cùng quan trọng đối với mô hình này. Muốn xây dựng được một mô hình hoàn thiện thì con người đòi hỏi phải có trình độ về công nghệ, tự động hóa để đảm nhận được những công việc phức tạp. Với giải pháp nhà máy thông minh, con người sẽ không can thiệp đến các công đoạn vận dụng sức lao động thay vào đó con người sẽ can thiệt vào công đoạn quản lý.
2. Nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp nhà máy thông minh
Tài chính: xây dựng mô hình nhà máy thông minh là một bước đi đường dài doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Các kế hoạch, chiến lược sẽ liên tục được thay đổi. Để lộ trình thực hiện thuận lợi, các doanh nghiệp phải cần chủ động về tài chính và xây dựng một kế hoạch tài chính chi tiết. Cần có ngân sách dự phòng trước những thách thức và rủi ro có thể xảy ra.
Sự đồng bộ hóa giữa máy móc và con người: giữa con người và máy móc cần có sự đồng bộ hóa, giúp việc xây dựng nhà máy thông minh được thuận lợi nhất. Ngược lại, nếu con người không có đủ trình độ; kiến thức về công nghệ tự động hóa thì sẽ không điều khiển được máy móc hoạt động tối ưu. Chính vì thế, việc nâng cao trình độ của con người là vô cùng quan trọng.
Công nghệ sản xuất thông minh: để xây dựng một mô hình nhà máy thông minh hoàn thiện cần phải có rất nhiều công nghệ thông minh xây dựng thành một hệ sinh thái. Công nghệ sản xuất thông minh giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất; từ đó tăng lợi nhuận cho nhà máy; nâng cao sức cạnh tranh và vị thế trên thị trường. Một vài yếu tố cơ bản của công nghệ sản xuất thông minh như: Internet công nghiệp; robot công nghiệp; an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo,…
Nguồn cung ứng các thiết bị tự động hóa: doanh nghiệp tìm được một nhà cung cấp các thiết bị máy móc tự động hóa uy tín; thì việc xây dựng Smart Factory sẽ thuận lợi hơn, mọi chi phí sẽ được tối ưu nhất.
3. Các bước xây dựng giải pháp nhà máy thông minh
Định vị và định hướng mô hình sản xuất:
Bước đầu tiên khi xây dựng giải pháp nhà máy thông minh là nhận định được mức độ hiện có của doanh nghiệp, tìm ra những điểm thiếu xót và xem xét đến vấn đề tính thông minh phù hợp với quy mô của doanh nghiệp hay không.
Phân tích kỹ lưỡng các yếu tố cơ hội và thách thức trong quy trình chuyển đổi này. Đồng thời phải có được tiềm lực và quyết tâm nhất định.
Xác định phương thức cải tiến:
Các công nghệ, công cụ sản xuất để được sử dụng và phát huy hiệu quả hết các tính năng thì phải được đặt ra những phương thức cải tiến cụ thể.
Để ví dụ trực quan hơn thì hiện nay công nghệ thông tin, định vị, internet,… chúng hiện rất phổ biến. Tuy nhiên nếu chỉ đứng riêng lẻ như vậy, chúng không thể nào tự biến mình thành các ứng dụng như Grab, Baemin,… Các nhà phát triển hay các doanh nghiệp phải đưa ra được những phương thức cải tiến dựa trên những thành tựu công nghệ để tạo ra được những mô hình, ứng dụng để đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của bản thân cũng như xã hội.
Tương tự như trên, trong công nghiệp sản xuất cũng vậy. Để xây dựng được giải pháp nhà máy thông minh, doanh nghiệp nhận diện được các vấn đề trong sản xuất sau đó đưa ra được các phương thức cải tiến. Công nghệ chỉ là những công cụ hỗ trợ cho các phương thức cải tiến thực hiện thuận lợi hơn.
Đơn vị cung cấp giải pháp nhà máy thông minh:
Tìm được đơn vị cung cấp giải pháp nhà máy thông minh uy tín là việc vô cùng quan trọng. Giúp cho mô hình được xây dựng thuận lợi, chi phí được tối ưu.
Trên đây là các khái niệm xung quanh về giải pháp nhà máy thông minh, hy vọng giúp ích cho các bạn để áp dụng vô thực tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét