Robotics là gì? Ngành robottics tại Việt Nam có vai trò như thế nào trong ngành công nghiệp tự động hóa nói riêng cũng như trong đời sống nói chung. Hãy cùng thảo luận qua bài viết sau
1. Robotics là gì?
[caption id="attachment_4211" align="aligncenter" width="600"] Robotics là gì?[/caption]Robotics là một thuật ngũ chuyên ngành tiếng Anh với nghĩa chỉ ngành kỹ thuật và khoa học kỹ thuật cơ khí liên ngành, ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử, công nghệ - thông tin,… Robotics bao gồm thiết kế, xây dựng, vận hành và sử dụng robot cũng như các hệ thống máy tính để nhận thức, kiểm soát, phản hồi cảm giác và xử lý thông tin của họ. Mục tiêu của chúng là thiết kế ra những cỗ máy thông minh có thể phục vụ cho đời sống hiện đại của con người.
Hiện nay, các nghiên cứu Robotics không chỉ đáp ứng riêng cho nhu cầu sản xuất, dân sinh mà còn là mối liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Robotics là sản phẩm của ngành cơ khí điện tử và công nghệ AI.
Mục tiêu ban đầu của Robotics là phát triển các loại máy móc để thay thế cho con người và tái tạo các hành động của con người. Nhưng ngày nay, chúng còn được sử dụng cho những tình huống và môi trường nguy hiểm hoặc nơi các quy trình sản xuất con người phải gặp nguy hiểm.
2. Ngành Robotics là gì?
Ngành Robotics là ngành thuộc lĩnh vực chế tạo robot, nằm trong ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Chúng liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu, thiết kế và vận hành các hệ thống hay dây chuyền tự động tại các nhà máy.
Các vai trò trong ngành Robotics là:
- Lập trình viên robot: Thiết kế, xây dựng, triển khai các quy trình kinh doanh tự động bằng công nghệ robot, giám sát quá trình sản xuất một robot.
- Kỹ sư hệ thống người máy: họ sẽ sử dụng thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính và sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính để thiết kế và phát triển hệ thống người máy. Đảm bảo hệ thống an toàn và tiết kiệm.
- Kỹ sư thiết kế robot: là các chuyên gia sử dụng phầm mềm thiết kế và các công cụ để thiết kế các khía cạnh khác nhau cho một hệ thống robot.
- Kỹ sư thiết kế sản phẩm tự động: là người chuyên thiết kế sản phẩm tự động và sản xuất chúng theo trường hợp sử dụng.
- Kỹ sư thử nghiệm người máy: chịu trách nhiệm thử nghiệm hệ thống tự động hóa được thiết kế và phát triển.
3. Đặc điểm cơ bản của Robotics
Robot được sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng chúng sẽ có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Robot đều có một số loại cấu trúc cơ khí có khung, hình dạng được thiết kế để đạt được một nhiệm vụ cụ thể.
- Robot có các bộ phận điện cung cấp năng lượng và điều khiển máy móc.
- Tất cả các robot có chứa một số cấp mã lập trình máy tính. Nhờ các tính năng này mà có thể quyết định khi nào hoặc làm thế nào để làm một việc làm, một thao tác hoặc một hành động nào đó.
Có 3 chương trình robot khác nhau như điều khiển từ xa, trí tuệ nhận tạo và hybrid.
4. Các loại robot thông dụng hiện nay
Để chia theo trạng thái của robot, chúng sẽ có những loại robot sau:
- Robot lập trình sẵn: là những robot được lập trình sẵn các nhiệm vụ và hoạt động nhất định. Chúng được con người kiểm soát và giám sát trong một môi trường cụ thể.
- Robot hình dạng con người: robot này thông minh, có thể thực hiện được các chức năng cao cấp hơn. Bắt trước các hành động của con người: chạy, nhảy, nói chuyện, khiêng, vác đồ vật,…
- Robot tự động: không phụ thuộc vào điều khiển của con người, hoạt động thực hiện các nhiệm vụ trong môi trường mở.
- Robot bán tự động: hay còn gọi là robot điều khiển từ xa thông qua một mạng không dây, điều khiển chúng trong một khoảng cách nhất định.
- Robot tăng cường: robot này được sử dụng để thay thế hoặc nâng cao những khả năng hoạt động đã mất của con người. Như tay, chân giả hay bộ xương robot,…
>> Tham khảo: Robot ASIMO là gì?
Trong công nghiệp thì robot có 5 loại chính như sau: Cartesian, SCARA, hình trụ, delta, cực, khớp nối theo chiều dọc.
- Cartesian: đây còn gọi là robot trực tuyến hoặc robot giàn, có 3 khớp tuyến tính sử dụng hệ tọa độ Cartesian ( X,Y,Z ). Hoặc cũng có thể là một cổ tay kèm theo để cho phép chuyển động quay.
- SCARA: Sử dụng trong các ứng dụng lắp ráp, cánh tay tuân thủ có chọn lọc này cho lắp ráp robotchủ yếu là hình trụ trong thiết kế. Gồm có hai khớp song song cung cấp sự tuân thủ trong một mặt phẳng đã chọn.
- Robot hình trụ: có ít nhất một khớp quay ở chân đế và ít nhất một khớp hình lăng trụ để kết nối các liên kết. Khớp quay sử dụng chuyển động quay dọc theo trục khớp, trong khi khớp hình lăng trụ di chuyển theo chuyển động thẳng.
- Delta: Robot giống như nhện này được chế tạo từ các hình bình hành ghép nối với nhau. Các hình bình hành di chuyển một EOAT duy nhất trong khu vực làm việc hình vòm. Được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và điện tử.
- Khớp nối: có các khớp xoay có thể bao gồm từ hai cấu trúc khớp đơn giản đến 10 khớp trở lên. Các liên kết trong cánh tay được kết nối bởi các khớp quay.
5. Ngành Robotics tại Việt Nam hiện nay
Theo như thống kê, hiện nay robot của Việt Nam tăng lên ngày càng nhiều. Xu hướng này ngày càng phát triển và không có trình trạng giảm bớt. Nhiều nhà máy tại Việt Nam cũng đang dịch chuyển dần sang tự động hóa thay cho các hoạt động sản xuất thủ công trước đây. Chính phủ cũng tập trung vào việc phát triển các sáng kiến và bành hành pháp luật để đẩy nhanh quá trình tự động hóa. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, ưu tiên robot công nghiệp và tự động hóa công nghệ cao.
Một số ứng dụng áp dụng của Robotics trong thực tiễn:
- Lĩnh vực sản xuất: sản xuất là lĩnh vực đầu tiên áp dụng robot phổ biến và lâu đời nhất. Nhất là trong lĩnh vực sản xuất xe hơi hoặc các thiết bị công nghiệp.
- Lĩnh vực vận chuyển: robot được sử dụng để chuyên chở, xử lý và theo dõi chất lượng vận hành. Tối ưu hóa thời gian cho con người.
- Chăm sóc nhà cửa: đơn giản hóa công việc nhà, một số công cụ robot như quét dọn, rửa chén,…
- Y tế: đây là một bước tiến lớn trong ngành y học, giúp con người phục hồi chấn thương trong trị liệu vật lý, đồng hành cùng các y bác sĩ trong phẫu thuật,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét