Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Switch là gì? Tìm hiểu về switch

Switch là gì? Tìm hiểu về switch để hiểu được tầm quan trọng của chúng trong các hệ thống mạng hiện nay

Switch là gì?

[caption id="attachment_4047" align="aligncenter" width="600"]Switch là gì? Switch là gì?[/caption]

Switch hay còn gọi là bộ chuyển mạch hay thiết bị chuyển mạch, đây là thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng dạng sao. Switch sẽ đóng vai trò là thiết bị trung tâm, các máy tính sẽ đều được nối về đây từ đó tạo nên các đường nối định tuyến nối tạm trung chuyển dữ liệu đi. Ngoài ra, Switch còn hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền.

Switch làm việc như một Bridge nhiều cổng nhận tín hiệu vật lý dựa trên các thuật toán đã được cài đặt sẵn, chuyển đổi thành dữ liệu từ một cổng và kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng. Hoặc bạn cũng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn thì Switch có vai trò như một cảnh sát giao thông trong phân luồng dữ liệu của mạng cục bộ vậy.

Một switch chia mạng có khả năng nối thẳng đến các máy tính nguồn, đích, các thiết bị nối – chuyển khác dùng chung một giao thức hoặc một kiến trúc. Trong thực tế, một bộ chuyển mạch ngoài khả năng trung chuyển dữ liệu cho một cặp mối nối, chúng còn có thể tạo ra đường nối cho nhiều cặp và vận chuyển đồng thời các dữ liệu này đi.

Cấu tạo và phân loại Switch

Cấu tạo Switch được chia thành 2 phần là phần cứng và phần mềm

  • Phần mềm: là những thuật toán được cài đặt sẵn và hệ điều hành QoS.
  • Phần cứng: gồm có vỏ thiết bị thường được làm từ nhựa hoặc làm từ sắt, nguồn điện cung cấp cho Switch. Linh kiện mạch bên trong Switch bao gồm CPU, bộ nhớ, bo mạch chủ, bus truyền thống và các công kết nối ngoại vi ( 4 port, 8 port, 16 port, 24 port,…)

Để phân loại các Switch người ta dựa trên 6 yếu tố để phân chia thành 4 loại theo tính năng, chức năng, số cổng sở hữu, vị trí hoạt động, công nghệ sử dụng,…

Phân loại theo tính năng:

  • Switch có thể quản lý: dòng Switch này trước khi hoạt động, người dùng được cho phép vào cấu hình để thiết bị linh hoạt, hoạt động và bảo mật tốt hơn. Các thông số có thể tùy chỉnh để phù hợp với hệ thống mạng. Switch sử dụng cho mạng có dây để kết nối với Ethernet từ một số thiết bị với nhau, cho phép thiết bị nói chuyện với người khác.
  • Switch không thể quản lý: dòng switch này không thể cấu hình được dùng cho những kết nối cơ bản, hệ thống mạng gia đình, hệ thống mạng nhỏ không cần nhiều cổng.

Phân loại theo chức năng:

  • Workgroup Switch: loại switch này có chức năng kết nối các máy tính tạo thành mạng ngang hàng, không cần có bộ nhớ lớn hay tốc độ xử lý cao.
  • Segment Switch: được dùng kết nối các Hub hoặc các Workgroup Switch lại với nhau, tạo thành liên kết ở tầng mạng thứ 2 của hệ thống, cần tốc độ xử lý cao.
  • Backbone Switch: dùng để kết nối các Segment Switch lại với nhau cần đến bộ nhớ và tốc độ xử lý rất lớn để chứa đủ địa chỉ cho tất cả máy tính trong hệ thống.

Phân loại theo số cổng sở hữu:

Đối với khách hàng không am hiểu nhiều về switch thì đây là cách để khách hàng dễ dàng lựa chọn nhất, đó là dựa vào số cổng. 6 loại cổng điển hình như:

  • Dòng Switch 4 port
  • Dòng Switch 8 port
  • Dòng Switch 12 port
  • Dòng Switch 16 port
  • Dòng Switch 24 port
  • Dòng Switch 48 port

Phân loại theo vị trí hoạt động:

  • Dùng trong công nghiệp
  • Dòng core
  • Dòng Access

Phân loại theo công nghệ sử dụng:

Một vài công nghệ nổi bật phải kể đến như Switch dòng Ethernet trị số 10/100, switch trị số 10/100/1000, switch ethernet số POE, switch dòng cổng quang.

Các chức năng chính của Switch

Switch với nhiều tính năng ưu việt, đã khẳng định được sự quan trọng về vai trò và chức năng trong hệ thống mạng

  • Bộ chuyển mạch Switch giúp hoạt động hệ thống song song giữa cơ chế đọc nghe và nghe đọc.
  • Không làm ảnh hưởng đến các thiết bị vận hành, có thể diễn ra đồng thời và song song.
  • Việc kiểm tra lỗi trên frame đơn giản và hiệu quả hơn.
  • Tạo điều kiện để điều khiển mở rộng hệ thống mạng, thành một cơ chế toàn thể với tính năng đặc biệt.

Một số lợi thế mà switch mang lại

  • Cho phép kết nối nhiều thiết bị.
  • Giữ lưu lượng truy cập giữa hai thiết bị không bị cản trở bởi các thiết bị trong cùng hệ thống mạng.
  • Cho phép kiểm soát các cá nhân truy cập vào các phần khác nhau của mạng, theo dõi các thiết bị được kết nối.
  • Liên lạc với các thiết bị khác trong cùng hệ thống mạng nhanh hơn internet

>>> Tham khảo: RFID là gì? Nguyên lý và ứng dụng trong sản xuất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...