Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

LBS là gì? Pound là gì? Cách chuyển đổi

LBS là gì? Pound là gì? Cách chuyển đổi LBS sang đơn vị khác có mấy cách? Cùng tìm hiểu thêm về LBS qua bài viết này nhé.

1. LBS là gì? Pound là gì?

LBS hay con có tên gọi khác là Pound, chúng còn có một số ký hiệu viết tắt khác như lb, lbm, lbs,… Đây là một đơn vị đo khối lượng truyền thống của Đế quốc Anh, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khối lượng của đơn vị pound. Hiện nay giá trị được quốc tế công nhận chính xác là: 1 pound = 0,45359237 kg.

Pound được bắt nguồn từ đơn vị libra của La Mã, được người Đức phỏng theo tiếng Latin Libra Pondo một khối lượng pound”. Pound trong hệ metric đôi khi được dùng tại một số nước châu Âu với giá trị bằng 1/2 kg.

[caption id="attachment_4560" align="aligncenter" width="600"]LBS là gì? Pound là gì? LBS là gì? Pound là gì?[/caption]

2. Nguồn gốc và lịch sử hình thành

LBS có nguồn gốc từ Châu Âu, vì Châu Âu là nơi phát triển nền kinh tế buôn bán, giao thương từ rất sớm. Cũng chính vì thế mà họ đòi hỏi phải có một thang đó khối lượng đủ tiêu chuẩn, để tính toán được tỷ giá của các nông phẩm, nhu yếu phẩm cho thị trường mua bán cân bằng, người bán và người mua đều có lợi.

LBS được ra đời vào năm 1958, được công nhận sau khi đã thông nhất sử dụng chúng làm đơn vị tính khối lượng hàng hóa. Lúc bấy giờ 1 LBS sẽ có giá trị bằng 16 Ounce và bằng 0,45359237. Bên cạnh đó thì theo hệ thống đo lường cổ của người anh thì 1 Lbs bằng 12 Ounce hay ozt. 1 ounce bằng 31.1034768 gam hay 1.09714 Ounce.

Bên cạnh đó, sở dĩ họ đặt tên cho thang đo khối lượng LBS là pound bởi vì LBS trong tiếng Latin có ý nghĩa chính của libra là sự cân bằng hoặc thang đo.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành

3. Cách chuyển đổi LBS qua các đơn vị kg

Chuyển đổi theo công thức

LBS được sử dụng phổ biến nhất ở hai quốc gia Anh và Mỹ để đo lường các thông số trọng lượng của sản phẩm. Để có thể thống nhất và giao thương được với nhiều quốc gia hơn trên thế giới đòi hỏi phải có một hệ thống chuyển đổi thang đo cơ bản. Đơn vị được đổi phổ biến nhất là Kg, dưới đây là cách đổi từ LBS sang Kg đơn giản nhất, bạn có thể tham khảo:

Kg = Lbs/2.2046

Theo như tỷ lệ trên thì kg bằng Lbs chia cho 2.2046 tương đương với 1 Lbs = 0,45359237 kg. Đổi ngược lại từ Kg sang Lbs thì:

Lbs = Kg x 2.2046

Chuyển đổi theo bảng đơn vị

Đối với cách đổi này bạn không cần phải nhớ công thức, vì kết quả đã cho sẵn ứng với từng dòng và số lượng. Tuy nhiên cách chuyển đổi này cũng khá là phức tạp vì bạn phải mang theo bảng hoặc có sẵn bảng bên người thì mới có thể chuyển đổi.

Chuyển đổi theo bảng đơn vị

Cách chuyển đổi thông qua tra cứu Google

Cách chuyển đổi thông qua tra cứu Google

Đối với cách tìm kiếm này bạn có thể tra cứu mọi lúc mọi nơi, chỉ cần thiết bị của bạn có thể tra cứu internet. Sau đây là các bước tra cứu:

Bước 1: Vào trình duyệt Google

Bước 2:  Tìm kiếm trên thanh tìm kiếm với cú pháp “ giá trị khối lượng + LBS/Pound + to + Kg”.

Bước 3: Sau khi Enter kết quả bạn cần tìm sẽ hiện lên trang đầu tìm kiếm.

Chuyển đổi thông qua app

Đây là một cách được xem là tối ưu nhất, vì đối với thời đại internet như hiện nay thì mọi người ai ai cũng có cho mình Smartphone. Bạn chỉ cần cài ứng dụng này trên điện thoại của mình là có thể tra cứu mọi lúc mọi nơi. Vừa tiện lợi, vừa nhanh chóng.

>>> Tham khảo: Cân điện tử là gì? Nguyên lý hoạt động

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Cân điện tử là gì? Nguyên lý hoạt động

Cân điện tử là gì? Nguyên lý hoạt động của cân điện tử là gì? Cân điện tử gồm những loại nào đang được dùng phổ biến hiện nay, hãy cùng IAS đi tìm hiểu về chúng qua bài viết này nhé

1. Cân điện tử là gì?

Cân điện tử ( Electronic scales) hay còn gọi là cân kỹ thuật số. Đây là loại cân được thiết kế sử dụng mạch điện tử kết hợp cùng với cảm biến lực hay còn gọi là cảm biến từ loadcell. Hai yếu tố này kết hợp sẽ biến tín hiệu điện thu được tạo thành các con số thể hiện trọng lượng của vật đo.

Cân điện tử cho ra kết quả chính xác và nhanh chóng hơn rất nhiều lần so với các loại cân sử dụng lò xo và cân quả tạ. Nhờ sử dụng loadcell cảm biến từ nên các kết quả thu được đều được đảm bảo độ chính xác cao. Ngày nay, cân điện tử được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong đời sống của con người.

[caption id="attachment_4546" align="aligncenter" width="600"]Cân điện tử là gì? Cân điện tử là gì?[/caption]

2. Cấu tạo cân điện tử

Mặc dù các dòng cân điện tử hiện nay khá đa dạng nhưng nhìn chung về thiết kế thì chúng gần như tương tự nhau. Chúng đều sẽ có khung vỏ cân, màn hình và bàn phím, đĩa cân, cảm biến lực, mạch khuếch đại tín hiệu, mạch chuyển đổi tín hiệu và bộ vi xử lý.

Cấu tạo cân điện tử

Khung vỏ cân

Đây là một bộ phận thiết yếu cơ bản của cân điện tử, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong cũng như tạo hình cho thiết bị cân điện tử. Thông thường lớp khung vỏ thường được làm bằng nhựa hoặc thép không gỉ có khả năng chịu nhiệt tốt.

Phần cơ khí này bao gồm: khung, mặt bàn, sàn hay đĩa cân và các thiết kế cơ khí khác như giá đỡ, khung vỏ bảo vệ,... tùy thuộc vào loại cân, môi trường sử dụng và ứng dụng.

Đầu hiển thị cân

Trong hệ thống cân điện tử thiết bị đầu hiển thị cân chính là bộ điều khiển trung tâm, là bộ phận xử lý tín hiệu điện tử sẽ có nhiệm vụ quy đổi những tín hiệu nhận được từ cảm biến lực (Loadcell) thành kết quả. Sau đó hiển thị để người sử dụng có thể quan sát được kết quả.

Đầu cân sẽ gồm có màn hình hiển thị có thể kết nối với máy tính, máy in và các phần mềm, ứng dụng. Đồng thời thực hiện nhiều ứng dụng khác nhau như đếm số lượng, tính tỷ trọng, cân động vật, kiểm tra trọng lượng. Thêm vào đó, một số đầu hiển thị cân còn tích hợp tính năng điều khiển, giúp quá trình tích hợp tự động hóa thuận tiện hơn rất nhiều.

Trên màn hình còn có các tổ hợp phím chức năng để điều chỉnh các chức năng cân, chọn chế độ, chọn đơn vị. Các phím bấm phổ biến như: ZERO/TARE, UNIT, PRINT, …

Bộ phận cảm biến lực

Là thiết bị cảm biến lực, là nơi tiếp nhận tác động của vật thể lực và truyền tín hiệu cho kết quả khi cân. Mạch khuếch đại còn được biết đến bộ phận tiếp nhận và khuếch những tín hiệu điện được chuyển từ loadcell đến. Mạch chuyển đổi tín hiệu và bộ vi xử lý là nơi xử lý các tín hiệu điện này từ mạch Analog sang mạch digital hay còn mạch A/D. Sau đó, bộ vi xử lý đưa ra các kết quả đo đến màn hình hiển thị.

Tùy theo mỗi loại cân điện tử sẽ có một dạng thiết kế loadcell khác nhau hoặc cũng có thể dựa vào trọng tải hoặc mục đích sử dụng. Một số hình dạng thường thấy là dạng thanh, dạng nén, dạng uốn cho đến bi,…

Loadcell được gắn cố định một, một đầu còn lại được gắn với mặt bàn cân hay còn gọi là đĩa cân. Loadcell có điện trở ra vào thay đổi khi bị nén hoặc kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định.

3. Nguyên lý hoạt động của cân điện tử

Cân điện tử hoạt động dựa vào cảm biến lực, trọng lực của vật khi tác động lên cảm biến lực sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện và truyền đến bộ chỉ thị cân hay còn được gọi là đầu hiển thị. Tại đây bộ vi xử lý sẽ tiếp nhận và quy đổi những tín hiệu nhận được thành kết quả hiển thị trên màn hình.

Khi đặt một vật thể trên mặt đĩa cân, cảm biến lực - loadcell sẽ bị uốn cong do trọng lượng của vật đè xuống. Khi thanh kim loại bị uốn sẽ khiến cho điện trở bị kéo dãn và xuất hiện sự thay đổi của điện trở. Mức độ điện trở bị thay đổi sẽ được bộ vi xử lý tiếp nhận để phân tích và đưa ra kết quả cân trọng lượng chính xác.

Nguyên lý hoạt động của cân điện tử

4. Phân loại cân điện tử và ứng dụng của từng loại cân

Cân Chống Nước, Cân Thủy Sản: là loại cân điện tử chuyên dụng thường được dùng trong ngành thủy sản, hải sản, nhà máy xí nghiệp chế biến rau củ quả, gia cầm, gia súc đông lạnh, …

Phân loại cân điện tử

Cân Đếm: là loại cân điện tử có chức năng đếm số lượng, cân trọng lượng, cộng dồn số lượng, trừ bì. Cân đếm được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất chi tiết nhựa và sản xuất bánh kẹo, linh kiện, phụ kiện cơ khí…

Phân loại cân điện tử

Cân Kỹ Thuật: là dòng cân có độ chính xác từ 0,1g đến 0,01g. Cân kỹ thuật còn được gọi là chính xác từ 1 đến 2 số lẻ. Thường được dùng trong các phân xưởng, nhà máy sản xuất sản phẩm linh phụ kiện, thiết bị có trọng lượng rất nhỏ.

Phân loại cân điện tử

Cân Phân Tích: là dòng cân điện tử có độ chính xác từ 0,001g (1mg) trở lên. Cân phân tích còn được gọi với tên khác là cân 3 số lẻ hoặc 4 sổ lẻ. Được dùng trong các phòng thí nghiệm, các bệnh viện, viện nghiên cứu,…

Phân loại cân điện tử

Cân Sàn: là loại cân điện tử được thiết kế chuyên dụng trong các ngành công nghiệp có khả năng chịu được trọng tải lớn từ 1 đến 20 tấn. Cân sàn công nghiệp thường sử dụng tại các nhà máy chế biến, xưởng sản xuất, kho hàng, vận tải,…

Phân loại cân điện tử

Cân Phân Tích Ẩm: thường được sử dụng tại phòng thí nghiệm sinh hóa, dược phẩm, hóa chất, phòng kỹ thuật, phòng lab, hoặc trong các ngành công nghiệp thực phẩm, nước giải khát…

Phân loại cân điện tử

Cân Tính Tiền, Cân Siêu Thị: là loại cân điện tử chuyên dụng phục vụ việc bán hàng. Cân có thể in hóa đơn, tính tiền, tính giá trị hàng hóa dựa vào trọng lượng và giá quy đổi của mẫu vật.

Phân loại cân điện tử

Cân Treo, Cân Móc Cẩu: là loại cân điện tử thường dùng để móc treo (cẩu) hàng hóa, nguyên vật liệu. Cân treo có 2 loại chủ yếu là cân treo cố định và cân treo móc xoay.

Phân loại cân điện tử

>>> Tham khảo: Cân đóng bao là gì? 

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Quản lý sản xuất là gì? Hệ thống quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là gì? Hệ thống quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý hiệu quả hiện nay bao gồm những phương pháp nào, hãy cùng qua bài viết này để tìm hiểu về chúng.

1. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch. [caption id="attachment_4528" align="aligncenter" width="600"]Quản lý sản xuất là gì? Quản lý sản xuất là gì?[/caption] Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm 4 công đoạn chính:
  • Đánh giá năng lực sản xuất: giúp doanh nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào để có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp.
  • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất để đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
  • Quản lý giai đoạn sản xuất: cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.

2. Hệ thống quản lý sản xuất là gì?

Hệ thống quản lý sản xuất là gì?   Hệ thống quản lý sản xuất hiện đại là sự kết hợp của một hoặc nhiều phần mềm quản lý các công đoạn và toàn bộ dây chuyền. Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ thống quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính sau:
  • Bộ phận quản lý: gồm có ban giám đốc,  trưởng phòng - phó phòng sản xuất. Là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng, tham gia trực tiếp vào việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm bảo kế hoạch mục tiêu; Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty.
  • Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Tại bộ phận này nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.
  • Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.
  • Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.
  • Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.

3. Quản lý sản xuất có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?

Quản lý sản xuất có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Quản lý sản xuất có mối quan hệ mật thiết với thành công của doanh nghiệp. Được thực hiện hiệu quả, nó có thể mang lại nhiều thành tựu to lớn, giúp doanh nghiệp có được vị thế trước đối thủ cạnh tranh và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
  • Giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đã đề ra: giúp công ty đạt được mục tiêu bán hàng và kinh doanh đã đề ra bằng cách sản xuất sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh thu và lợi nhuận tăng đều khi đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
  • Nâng cao uy tín kinh doanh: những sản phẩm chất lượng luôn được phân phối liên tục giúp khách hàng của bạn luôn hài lòng sẽ củng cố và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
  • Giảm chi phí sản xuất: bảo đảm nguồn lực của doanh nghiệp được sử dụng một cách thận trọng. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất và cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng, các sản phẩm lỗi thời, không còn phù hợp sẽ được thay thế.

4. Các phương pháp quản lý hiệu quả

Thông thường sẽ có 3 phương pháp sau: Tổ chức dây chuyền: Tính liên tục là đặc điểm cơ bản của sản xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết ở đây là phải chia nhỏ quy trình sản xuất thành từng bước theo một trình tự hợp lý nhất, liên quan chặt chẽ đến thời gian sản xuất. Mỗi bộ phận làm việc được phân công chuyên trách một bước nhất định. Do đó, bộ phận làm việc được trang bị máy móc,dụng cụ và thiết bị chuyên dùng sẽ hoạt động theo một chế độ phù hợp và có trình độ tổ chức lao động cao. Sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương thức này là không thiết kế các quy trình công nghệ, bố trí dụng cụ, máy móc để sản xuất từng chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào những chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Những chi tiết trong cùng một nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy. Sản xuất đơn chiếc: Tổ chức sản xuất, chế biến hàng hóa, sản phẩm từng chiếc một hay theo từng đơn hàng nhỏ. Với phương pháp này người ta không thiết kế quy trình công nghệ một cách chi tiết cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung. >>> Tham khảo: Hệ thống sản xuất là gì? các loại hệ thống sản xuất      

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Hệ thống công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh

Hệ thống công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh hiện nay được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng phổ biến sẽ được giải đáp qua bài viết sau

Sản xuất thông minh là gì?

 

Sản xuất thông minh – Smart manufacturing đây là một xu hướng đang dẫn đầu trong ngành sản xuất hiện nay. Sản xuất thông minh là quá trình sản xuất sử dụng các ứng dụng và các thiết bị công nghệ hiện đại trong mọi công đoạn của quá trình. Chúng sẽ kết nối các máy móc, thiết bị, công đoạn sản xuất, các bộ phận sản xuất lại bằng những công nghệ số, thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Sản xuất thông minh là gì?

1. Các yếu tố chính của sản xuất thông minh.

Để phát triển một hệ thống sản xuất thông minh thì tất cả sẽ được tập trung vào 3 yếu tố chính:

  • Quản lý vòng đời sản phẩm: tích hợp thông tin trên chuỗi giá trị sản xuất thông qua giai đoạn lên ý tưởng thiết kế, phát triển sản phẩm, thực hiện sản xuất và cuối cùng là giai đoạn sử dụng, bao gồm cả những dịch vụ hỗ trợ đối với sản phẩm.
  • Quản lý hoạt động sản xuất: số hóa quá trình hoạt động sản xuất từ những dữ liệu thu thập được từ phát sinh sản xuất, tối ưu hóa kế hoạch, lịch trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản xuất,…
  • Tự động hóa: các hoạt động điều khiển, giản xuất dưới sự tham gia của con người đều được thay thế bằng công nghệ điều khiển tự động hóa.

2. Lợi ích của sản xuất thông minh đem lại cho các doanh nghiệp

Loại bỏ lãng phí: việc thiết lập và lập trình thiết bị giúp tạo ra dung sai nhỏ, loại bỏ những sản phẩm phải làm lại, giảm đi lượng phế liệu.

Hỗ trợ quản lý: các thiết bị, máy móc được kết nối thông qua một mạng lưới để tiết kiệm thời gian báo cáo tình trạng, quản lý dễ dàng.

Kiểm soát chi phí: việc loại bỏ bớt được những lãng phí là một trong những cách để kiểm soát được chi phí, các công việc được thực hiện với ít công nhân và ít máy móc hơn. Chi phí cho nhân công cũng được giảm bớt.

An toàn cho công nhân: con người sẽ không cần phải tác động trực tiếp vào trong sản xuất, những công nghiệp có tính chất nguy hiểm sẽ được các thiết bị tự động hóa xử lý.

Tối ưu năng suất: các thiết bị tự động hóa có thể hoạt động trong thời gian liên tục, không ngừng nghỉ. Đảm bảo quy trình làm việc, hoạt động sản xuất ổn định.

Hợp lý hóa quy trình sản xuất: giúp các doanh nghiệp sản xuất theo quy trình, tăng độ chính xác, dễ dàng kiểm soát các dữ liệu trên hệ thống máy móc điều khiển.

Hệ thống công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh

1. Các công nghệ trong sản xuất thông minh

IoT công nghiệp: là một tập hợp các công nghệ mang lại khả năng tự động hóa và giao tiếp hiện đại cho các nhà máy. Các nhà máy sản xuất sử dụng các cảm biến, bộ truyền động, máy tính, thuật toán để phân tích các dữ liệu đưa ra quyết định thực hiện các hành động tự chủ. Các thông tin được bảo mật an toàn.

Phân tích dữ liệu lớn: gồm các phần cứng, phần mềm, mạng được dùng để quản lý và sử dụng dữ liệu lớn được gọi là phân tích dữ liệu.

Điện toán biên: điện toán biên giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề thực tế hiện đại của các dữ liệu lớn. Thu thập chúng bằng cách đặt các chức năng phân tích dữ liệu và tự động hóa ở cùng một nơi dữ liệu được thu thập.

Machine learning, deep learning: Machine Learning là một tập con của AI nó có khả năng tự học hỏi dựa trên dữ liệu đưa vào mà không cần phải được lập trình cụ thể. Deep learning  là một danh mục phụ của học máy, còn được gọi là suy luận. Nó đại diện cho các mô hình được đào tạo bằng cách sử dụng các lớp quan hệ liên tiếp (sâu hơn) giữa dữ liệu gốc và thêm dữ liệu trung gian do máy tính tạo ra.

Thị giác máy công nghiệp: là sự kết hợp giữa camera, máy tính và các thuật toán để phân tích hình ảnh, video, tự động đưa ra các quyết định có liên quan.

2. Các thiết bị tự động hóa trong sản xuất thông minh

Dây chuyền sản xuất tự động hóa: là một tập hợp các loại máy móc tự động, máy móc bán tự động để thực hiện một hay nhiều hơn các hoạt động một cách tuần tự có sự vận hành và kiểm soát của con người. Một số loại dây chuyền sản xuất tự động cơ bản như

  • Dây chuyền lắp ráp tự động: dùng trong các ngành điện – điện tử, sản xuất ô tô, xe máy,…
  • Dây chuyền sơn hàn tự động: dùng trong các ngành nghề cơ khí chế tạo, mang lại hiệu quả cao trong việc sửa chữa và phục chế các kim loại hỏng.
  • Dây chuyền chiết rót tự động: dùng trong các ngành sản xuất thực phẩm, nước giải khát như nước ngọt, sữa, rượu, bia,…
  • Dây chuyền đóng gói tự động: giúp tăng năng suất và giảm thiểu những thiếu sót mà quy trình thủ công không thể hoàn thiện. Các công đoạn được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, tăng tính tự động hóa trong sản xuất của bạn.

Robot trong sản xuất: robot là một loại máy móc thực hiện công việc tự động bằng sự điều khiển được lập trình sẵn, hỗ trợ rất nhiều cho con người. Đặc biệt trong các môi trường khắc nghiệt, độc hại nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác và năng suất. Một số loại robot sản xuất hiện nay:

  • Robot bốc xếp hàng hóa: xếp các bao lên từ dây chuyền lên pallet, các thùng carton,…
  • Robot hàn cơ khí: hàn tích, hàn dây, hàn điểm, hàn laze,…
  • Robot gắp và sắp xếp sản phẩm: dùng để di chuyển các sản phẩm từ vị trí này qua vị trí khác,…
  • Robot đúc và rèn: có nhiệm vụ rót kim loại nóng chảy vào khuôn, cắp mép thừa, làm sạch vật đúc,…
  • Robot phay: dùng trong gia công thô, gia công tinh loại bỏ các vật liệu trong ngành cơ khí, gia công kim loại, chế tạo máy,…
  • Robot đánh bóng: dùng để đánh bóng, mài nhẵn các bề mặt chi tiết cho các bộ phận hay các sản phẩm,…

Hệ thống sản xuất là gì? các loại hệ thống sản xuất

Hệ thống sản xuất là gì? các loại hệ thống sản xuất hiện nay bao gồm những gì? Những yêu cầu cần thiết nào trong các hệ thống sản xuất hiện nay? để tìm hiểu được những thắc mắc trên thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

1. Hệ thống sản xuất là gì?

Hệ thống sản xuất trong tiếng Anh được gọi là production system bao gồm các phương pháp, thủ tục, sự sắp xếp của các chức năng cần thiết để tập hợp các yếu tố đầu vào và cung cấp các thành phẩm đầu ra để bán ra thị trường. Hay nói chung hơn thì hệ thống sản xuất là một tập hợp các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất, sự phân bố về không gian và mối quan hệ giữa sản xuất – kỹ thuật với nhau. Hệ thống sản xuất sử dụng các nguyên vật liệu, kinh phí, cơ sở hạ tầng và lao động để tạo ra số lượng hàng hóa yêu nhu cầu. Hệ thống sản xuất là bộ phận quan trọng nhất và không thể thiếu đối với một doanh nghiệp sản xuất. Để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng kịp thời, đúng lúc và thường xuyên. Xây dựng một hệ thống trơn tru và linh hoạt hơn. Hệ thống sản xuất là gì?

2. Các loại hệ thống sản xuất

2.1 Phân loại theo số lượng và tính chất lặp lại

Sản xuất đơn chiếc

Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm đa dạng nhưng sản lượng lại sản xuất rất nhỏ. Chỉ từ một chiếc đến vài chiếc, quá trình sản xuất không lặp lại thường chỉ được tiến hành một lần. [caption id="attachment_4519" align="aligncenter" width="600"]Phân loại theo số lượng và tính chất lặp lại Sản xuất đơn chiếc[/caption]

Sản xuất hàng khối

Loại hình sản xuất này đối lập hoàn toàn với loại hình sản xuất đơn chiếc, số chủng loại sản phẩm rất ít nhưng sản lượng lại lớn và đều đặn. Qúa trình sản xuất ổn định, ít có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm, kỹ thuật gia công,… Một số ví dụ cho sản phẩm loại hình này như: sản xuất thép, điện, giấy, xi măng,… [caption id="attachment_4520" align="aligncenter" width="600"]Phân loại theo số lượng và tính chất lặp lại Sản xuất hàng khối[/caption]

Sản xuất hàng loạt

Đây là loại hình sản xuất nằm giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối, áp dụng cho các doanh nghiệp có số chủng loại sant phẩm được sản xuất ra tương đối nhiều, nhưng khối lượng sản xuất hàng năm của mỗi sản phẩm chưa đủ lớn để có thể hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Loại hình sản xuất này rất phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí dụng cụ, máy công cụ, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất... [caption id="attachment_4521" align="aligncenter" width="600"]Phân loại theo số lượng và tính chất lặp lại Sản xuất hàng loạt[/caption]

2.2 Phân loại theo hình thức sản xuất

Phân loại theo hình thức sản xuất

Sản xuất liên tục

Sản xuất liên tục là quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó. Các thiết bị sản xuất được lắp đặt theo dây chuyền tạo cho dòng sản phẩm di chuyển có tính chất thẳng dòng. Loại hình sản xuất này không có tính linh hoạt do các thiết bị máy móc và các tổ hợp sản xuất chỉ được trang bị để sản xuất một loại sản phẩm.

Sản xuất gián đoạn

Là hình thức tổ chức sản xuất xử lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ cho mỗi loại sản phẩm, nhưng số loại sản phẩm lại đa dạng. Qúa trình sản xuất sử dụng các thiết bị vạn năng, các thiết bị được lắp đặt theo các bộ phận chuyển môn hóa chức năng, là nơi tập hợp các thiết bị có cùng chức năng, nhiệm vụ,…

Sản xuất theo dự án

Là loại hình sản xuất mà các sản phẩm là độc nhất, ví dụ như sản xuất một bộ phim, viết một cuốn sách, đóng một con tàu,… quá trình sản xuất là duy nhất và không lặp lại. Các công việc được phối hợp làm giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo thời gian kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn.

3. Yêu cầu của hệ thống sản xuất

Yêu cầu của hệ thống sản xuất Đảm bảo tính chuyên môn hóa cao nhất có thể. Đảm bảo tính linh hoạt cần thiết Đảm bảo tính cân đối cần thiết ngay từ khâu thiết kế:
  • Cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất với các nguồn lực đầu vào
  • Cân đối giữa bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất
  • Cân đối giữa sản xuất chính, sản xuất phụ, sản xuất phù trợ.
  • Cân đối giữa các bộ phận cấu thành của sản xuất chính, sản xuất phụ và sản xuất phù trợ.
Tạo điều kiện gắn trực tiếp hoạt động quản trị và hoạt động sản xuất:
  • Tính toán, bố trí các bộ phận sản xuất phù hợp với công nghệ chế tạo trong một giới hạn không gian cần thiết.
  • Tạo điều kiện cho các hoạt động quản trị diễn ra thuận lợi nhất.
  • Đảm bảo sự quan sát, kiểm tra trực tiếp, thường xuyên hoạt động của dây chuyền.
>>> Tham khảo: Quản lý sản xuất là gì? Hệ thống quản lý sản xuất            

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu về tủ điện trong công nghiệp thông qua bài viết sau đây, để hiểu thêm lý do tại sao chúng lại trở nên quan trọng trong công nghiệp.

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là tủ điện được sử dụng chủ yếu dành cho công nghiệp. Là nơi chứa các thiết bị điện như mạch điều khiển, cầu dao, công tắc, đầu nối, máy biến áp,… với vai trò điều khiển hệ thống cung cấp điện cho một hệ phụ tải nhất định. Tủ điện thường được sử dụng trong các loại công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng, nhà cao tầng,… và phải đảm bảo các tiêu chí về độ ổn định, độ bền bỉ, sự liên tục.

Tủ điện công nghiệp có thể là hình vuông hoặc hình chữ nhật, có thể được làm từ tấm kim loại hoặc composit với kích thước và độ dày của từng loại sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào lĩnh vực sử dụng cũng như thiết kế.

Tủ điện công nghiệp là gì?

Chức năng chính của tủ điện công nghiệp:

  • Điều khiển được mọi hệ thống điện từ của thiết bị cho đến toàn bộ hệ thống.
  • Bảo vệ các thiết bị điện có bên trong tủ điện, giúp các thiết bị gia tăng tuổi thọ. Mang lại sự an toàn cho người sử dụng điện.
  • Tủ điện công nghiệp giúp đảm bảo tính liên tục cấp nguồn cho hệ thống điện, hệ thống máy luôn được hoạt động, tránh rủi ro cho người và máy.

Phân loại tủ điện công nghiệp

Các tủ điện công nghiệp thông thường sẽ có cấu trúc lớn hơn và hệ thống mạch điều khiển phức tạp hơn so với các loại tủ điện dân dụng. Để có thể đáp ứng được điện và công suất lớn cho hệ thống điện.

Bên cạnh đó chúng cũng được chia thành nhiều loại để dễ dàng phân biệt và lựa chọn theo mục đích sử dụng:

  • Phân loại theo điện thế: tủ điện cao thế, tủ điện trung thế và tủ điện hạ thế
  • Phân loại theo chức năng: tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, tủ điện động lực,…
  • Phân loại theo lĩnh vực ứng dụng: tủ điện công nghiệp và tủ điện dân dụng.

1. Phân loại tủ điện theo cấu tạo

Tủ điện công nghiệp dạng kín: gồm vỏ điện cơ bản, các thành phần bên trong vỏ và các bộ phận được gắn trực tiếp vào thành hoặc bảng liên kết với vỏ. Các tủ điều khiển sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những sự cố gây nguy hiểm cho cả người và thiết bị.

Tủ điện công nghiệp dạng hở: được thiết kế theo tiêu chuẩn UL listed bao gồm các dây bên trong, các thiết bị đầu cuối cho các nhiệm vụ đi dây hiện trường và các thành phần hỗ trợ các việc gắn thiết bị trên một bảng phụ, không cần thêm một vỏ bọc kín hoàn toàn.

Tủ điện công nghiệp dạng khung ráp: được thiết kế theo tiêu chuẩn UL 508A. Vỏ tủ này thường có những khoảng trống cho các thanh đấu đây, tiếp điểm, rơ le, đèn báo,…

2. Dưới đây là một số loại tủ điện công nghiệp phổ biến hiện nay

Tủ điện phân phối: Vỏ tủ điện phân phối được làm từ thép mã kẽm, sơn bên ngoài một lớp sơn tĩnh điện chống gỉ. Thiết kế theo tiêu chuẩn IEC60439 với các mô đun xếp cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối gồm có ngăn phân phối, ngăn phân đoạn và ngăn lộ.

Tủ điện điều khiển trung tâm: được chế tạo từ thép mạ điện và bên ngoài sơn lớp tĩnh điện. Tủ điều khiển trung tâm có cơ chế vận hành tại chỗ, điều khiển từ xa trong trường hợp muốn đảo chiều động cơ.

Tủ điện công nghiệp tụ bù:  giúp các nhà máy, xí nghiệp giảm tổn thất điện năng và các chi phí không cần thiết. Tủ có thể nâng cao năng suất hoạt động và cải thiện chế độ làm việc của các thiết bị điện.

Tủ điện công nghiệp ATS: tủ điện này giúp chuyển đổi sang nguồn dự phòng nhằm cấp điện trở cho nguồn tải để có thể hoạt động được. Cung cấp điện cho tải trong trường hợp nguồn điện lưới gặp sự cố.

Tủ bơm phòng cháy chữa cháy: được làm từ tủ tôn có độ dày tấm ton khoảng 2mm, có khả năng khởi động, báo động, cung cấp điện có các động cơ bơm nước chữa cháy nên được coi là một loại tủ điện rất quan trọng.

Các tiêu chuẩn trong thiết kế tủ điện công nghiệp

Tiêu chuẩn NEC: Tiêu chuẩn NEC hoặc NFPA 70, là tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi để lắp đặt an toàn thiết bị điện và hệ thống dây điện. Quy định rằng các bảng điều khiển công nghiệp phải được đánh giá và đánh dấu Đánh giá dòng điện ngắn mạch (SCCR), được thiết lập bằng cách đánh giá từng bộ cấp nguồn riêng lẻ cũng như tất cả các mạch nhánh. Giá trị kA nhỏ nhất được sử dụng làm giá trị kA cho toàn bộ bảng điều khiển. Giá trị kA phải lớn hơn giá trị kA của nguồn đến để có thể lắp đặt bảng điều khiển.

Tiêu chuẩn NFPA 79: Phạm vi của tiêu chuẩn này bao gồm các yếu tố điện và điện tử của tất cả các máy móc hoạt động ở mức 600V trở xuống, bao gồm máy ép phun, máy lắp ráp, máy công cụ và máy xử lý vật liệu, cùng với các máy khác, cũng như máy kiểm tra và thử nghiệm.

Tiêu chuẩn UL 508 và UL 60947-4-1: UL 508 là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất được công nhận trong nhiều năm, nhưng tiêu chuẩn này gần đây đã bị loại bỏ và được thay thế bằng UL 60947-4-1.

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2022

Diode là gì? cấu tạo và phân loại

Diode là gì? cấu tạo và nguyên lý hoạt động của diode là gì? phân loại các diode và ứng dụng của chúng trong đời sống hiện nay

Diode là gì?

Diode là gì? Diode là một linh kiện bán dẫn thụ động và phí tuyến, chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều duy nhất và không chạy ngược lại. Sử dụng các tính chất của các chất bán dẫn. Theo phiên âm tiếng Việt thì chúng còn gọi là đi - ốt. Điốt bán dẫn thường đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là anode và cathode.

Ký hiệu diode là gì?

[caption id="attachment_4462" align="aligncenter" width="600"]Diode là gì? Một vài ký hiệu diode thường gặp[/caption]

Hình dạng diode:

[caption id="attachment_4463" align="aligncenter" width="600"]Diode là gì? Diode là gì?[/caption]

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Diode

Ở phần đầu ta đã tìm hiểu về khái niệm diode là gì? Sau đây chúng ta sẽ đi sâu hơn để tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng.

1. Cấu tạo của diode là gì? 

Diode là một linh kiện bán dẫn được cấu tạo thành từ 3 hợp chất là Silic, Photpho, Bori. 3 nguyên tố này được pha tạp với nhau tạo hai lớp bán dẫn đặt tên là loại P và loại N được tiếp xúc với nhau. Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống, tạo thành một lớp lon trung hòa về điện, tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.

Cực của diode đấu với lớp P được gọi là Anot (ký hiệu A), cực còn lại đấu với lớp N được gọi là Catot (ký hiệu K). Dòng điện chỉ được phép chạy từ A sang K.

[caption id="attachment_4464" align="aligncenter" width="600"]Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Diode Cấu tạo của diode là gì?[/caption]

2. Nguyên lý hoạt động của diode

Khối bán dẫn P chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương, khi được ghép với khối bán dẫn N các lỗ trống sẽ chuyển động khuếch tán qua khối N. Lúc này khối P cũng sẽ nhận lại các điện tử mang điện tích âm từ khối N chuyển sang.

Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút, khi chúng tiến lại gần nhau kết hợp lại tạo thành các nguyên tử trung hòa. Qúa trình này giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng hình thành điện áp tiếp xúc. Sự tích điện âm ở khối P và điện dương ở khối N hình thành một điện áp tiếp xúc. Từ điện áp tiếp xúc sản sinh ra điện trường có hướng từ khối N đến khối P, lúc này P – N đều ở trạng thí cân bằng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Diode

Trái ngược lại ở vùng biến giới ở hai mặt tiếp giáp rất hiếm các hạt dẫn điện tự do nên được gọi là cùng nghèo. Khả năng dẫn điện kém, trừ khi điện áp tiếp xúc được cân bằng bởi điện áp bên ngoài. Điện áp ngoài cùng chiều điện áp tiếp xúc ngăn dòng điện. Đây chính là cốt lõi hoạt động của diode.

Nói cách khác thì diode chỉ cho phép dòng điện qua nó khi đặt điện áp theo một hướng nhất định.

  • Nếu đặt điện áp bên ngoài ngược với điện áp tiếp xúc, sự khuếch tán của các điện tử và lỗ trống không bị ngăn trở bởi điện áp tiếp xúc nữa và vùng tiếp giáp dẫn điện tốt.
  • Nếu đặt điện áp bên ngoài cùng chiều với điện áp tiếp xúc, sự khuếch tán của điện tử và lỗ trống bị ngăn lại và vùng nghèo càng trở nên nghèo hạt điện tự do.

Phân loại diode

1. Diode tín hiệu

Một diode tín hiệu là một chất bán dẫn phi tuyến tính nhỏ thường được sử dụng trong các mạch điện tử, nơi tần số cao và dòng nhỏ, trong mạch vô tuyến truyền hình, máy phát thanh, các mạch logic số,…

Diode tín hiệu còn có tên gọi cũ là diode tiếp xúc hoặc diode thụ động thủy tinh. Đặc điểm nổi bật của loại diode này là:

  • Điện áp nghịch đảo cực đại (PIV): lượng điện áp tối đa có thể được áp dụng cho diode theo hướng ngược lại.
  • Điện cực phân tán (PD ): là lượng điện năng tối đa sẽ bị tiêu tán tại diode tín hiệu tiếp giáp PN trong quá trình dẫn dòng điện. công suất dư thừa sẽ bị tiêu tan dưới dạng nhiệt.
  • Chuyển tiếp dòng điện (IF ): là lượng cực dương tối đa mà 1 diode tín hiệu có thể xử lý mà không làm hỏng thiết bị.
  • Nhiệt độ hoạt động (T): nhiệt độ tối đa của thiết bị tại đó đạt được dòng chuyển tiếp tối đa.

Phân loại diode

2. Diode chỉnh lưu

Diode chỉnh lưu là loại diode chỉ cho phép dòng điện đi theo một hướng duy nhất, vai trò chủ yếu của chúng là chuyển đổi dòng điện xoay chiều về dòng điện một chiều. Trên thực tế thì diode chỉnh lưu được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như trong cách mạch điện tử của tivi, máy tính, tủ lạnh,… hay trên các thiết bị đèn của xe máy, ô tô,…

Diode chỉnh lưu chủ yếu cấu thành từ Si, có hai đặc tính kỹ thuật cơ bản là dòng điện thuận tối đa và điện áp ngược tối đa. Từng loại diode chỉnh lưu khác nhau sẽ có khả năng chịu đựng dòng điện khác nhau. Có loại chỉ chịu được khoảng vài trăm mA nhưng cũng có loại chịu được đến vài trăm A.

Ngoài ra, Diode chỉnh lưu thường hoạt động ở dải tần thấp, chịu được dòng điện lớn và có áp ngược chịu đựng dưới 1000V.

Phân loại diode

3. Diode xung

Diode xung là loại diode hoạt động với tần số cao lên đến vài chục kHz, không một diode thông thường nào có thể thay thế được chúng. Nhưng ngược lại thì diode xung có thể thay thế cho các diode thông thường.

Diode xung mang hình dáng giống như một diode thông thường nhưng trên thân có ghi thêm vài đường vòng nét đứt để dễ phân biệt hơn. Với từng tần số hoạt động khác nhau mà màu sắc cũng sẽ khác. Một vài màu hay thường thấy là trắng, hồng, xanh, vàng,…

Diode xung được dùng để chỉnh lưu điên áp xung thành điện áp DC trong các mạch nguồn xung và trong các thiết bị điện tử cao tần.

Phân loại diode

4. Diode biến dung

Diode biến dung có tên đầy đủ là diode biến đổi điện dung, còn có tên gọi khác là diode tham số, varicap, varactor,… Đây là một loại diode bán dẫn được chế tạo hoạt động như một tụ điện có điện dùng thay đổi được bằng cách thay đổi điện áp tác dụng vào nó. Đặc biệt, trị số của diode biến dung chỉ lên đến vài chục pF nên chỉ ứng dụng được với mạch điều chỉnh tần số cao (Từ 50MHz trở lên).

Diode biến dung được ứng dụng để làm máy thu hình, máy thu sóng FM, trong các mạch điều chỉnh tần số có cộng hưởng bằng điện áp và các thiết bị truyền thông khác. Các diode biến dung giúp giải quyết bài toán:

  • Kích thước nhỏ, trị số nhỏ và ổn định, phù hợp với kích thước và không gian của mạch dao động.
  • Khả năng phản hồi thông qua điện áp điều khiển để tinh chỉnh giữ cho tần số ổn định.

Phân loại diode

5. Diode phát quang

Diode phát quang hay còn gọi là LED – Light Emitting Diode là loại diode có khả năng phát ra ánh sáng hoặc phát ra tia hồng ngoại, tia tử ngoại. Chúng được phát sáng khi có dòng điện tác động lên chúng. Chúng hoạt động với nhiều vai trò khác nhau trong tất cả các loại thiết bị.

Ngày nay, diode phát quang được dùng chủ yếu cho hai lĩnh vực chính là:

  • Chiếu sáng dân dụng: được sử dụng chiếu sáng cho nội thất, nhà cửa, sân vườn,…
  • Chiếu sáng công nghiệp: chiếu sáng cho nhà xưởng, doanh nghiệp,…

Ngoài ra diode phát quang còn được ứng dụng cho các đồng hồ kỹ thuật số để phát sáng các con số, truyền thông tin điều khiển từ xa, chiếu sáng các thiết bị điện tử. Hay được kết hợp để tạo thành các hình ảnh trên màn hình tivi, chiếu sáng biển quảng cáo, đèn giao thông,…

Phân loại diode

6. Diode thu quang

Diode thu quang hay còn gọi là Photodiode là loại diode sử dụng hiệu ứng quang điện để chuyển đổi photon thành điện tích. Các photon có thể là vùng ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, tia gamma,…

Chúng được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị đo đạc, truyền dẫn thông tin, giám sát và điều khiển, đặc biệt trong các kỹ thuật điện tử. Chúng đóng vai trò là cảm biến một trạng thái nào đó. Ví dụ như giấy trong khay máy in hết hay đang còn,…

Chúng hoạt động với 4 chế độ:

  • Chế độ quang điện: làm việc không đạt thiên áp, dòng quang điện được ánh sáng tạo ra và dùng làm nguồn cấp điện. Điển hình là pin mặt trời.
  • Chế độ quang dẫn: làm việc có đặt thiên áp ngược, làm mở rộng vùng nghèo, tăng dòng dò, tăng tiếng ồn và giảm điện dung tiếp giáp nhưng không tác động đến dòng quang điện.
  • Chế độ tuyết lở: làm việc với thiên áp ngược đủ lớn, khi photon tạo cặp điện tử-lỗ trống xảy ra thì sự tăng tốc do điện trường đủ mạnh sẽ kích thích vụ tạo cặp khác theo dạng sự cố sạt lở tuyết.
  • Phototransistor là transis đóng vỏ có cửa trong suất để photon xâm nhập, về công nghệ chế tọa thì các biện áp hạn chế dòng rò và nhiễu được áp dụng.

Phân loại diode

7. Diode zenzer

Diode zenzer hay còn gọi là diode ổn áp là một loại diode bán dẫn làm việc ở chế độ phân cực ngược trên cùng điện áp đánh thủng. Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho transistor hoạt động. Trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành Diode cầu.

Thông thường diode Zener công suất nhỏ được dùng để cấp điện áp mốc (ổn áp) hoặc hạn chế mức điện áp cho mạch điện.

Diode Zener công suất lớn được dùng trong mạch ổn áp kiểu song song, tuy nhiên vì tổn hao điện và mức nhiệt phát ra nhiều trên diode và điện trở chặn, nên mạch này ít được sử dụng.

Cặp diode Zener đấu đối nhau sẽ tạo ra mạch cắt đỉnh tín hiệu xoay chiều, dùng khi cần tạo dạng (Waveform clipper) hoặc hạn chế mức điện áp, như ở ngõ vào các khuếch đại.

Phân loại diode

Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức về diode là gì? Hy vọng mang đến hữu ích cho bạn.

>>> Tham khảo: Sensor là gì? Tổng quan về các loại cảm biến thông dụng

 

Máy tính nhúng công nghiệp là gì? đặc điểm và các ứng dụng

Máy tính nhúng công nghiệp là gì? đặc điểm và các ứng dụng của máy tính nhúng công nghiệp trong đời sống hiện nay sẽ được tổng hợp qua bài viết sau đây.

1. Máy tính nhúng công nghiệp là gì?

Máy tính nhúng là một thiết bị hay một hệ thống được thiết kế với mục đích phục cụ một yêu cầu, một bài toán, một chức năng nhất định nào đó. Máy tính nhúng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp, quan trắc, truyền tin và tự động hóa điều khiển.

Máy tính nhúng được vận hành trên hệ thống nhúng, được thiết kế với phần cứng và hệ điều hành được thiết kế cho nhiều người dùng và ứng dụng khác nhau. Một hệ thống nhúng không thể sử dụng cho một mục đích khác với mục đích ban đầu được thiết kế. Người sử dụng không thể sửa đổi hoặc cài đặt thêm phần mềm ứng dụng cho hệ thống máy tính nhúng, điều này chỉ có thể thực hiện bởi nhà sản xuất. Chính vì sự đa dạng của hệ thống nhúng mà máy tính nhúng cũng đa dạng về chủng loại, hình dáng.

[caption id="attachment_4454" align="aligncenter" width="600"]Máy tính nhúng công nghiệp là gì? Máy tính nhúng công nghiệp[/caption]

2. Đặc điểm của máy tính nhúng công nghiệp

Tính năng linh hoạt có khả năng kết nối với nhiều giao thức

Giao thức Serial gồm có RS-232, RS-422, RS-485 là các giao thức tiêu chuẩn sử dụng cho các úng dụng trong ngành công nghiệp, sản xuất.

Bus Serial đa năng hay còn gọi là USB, bên cạnh accs giao thức kể trên thì USB cũng đang dần xâm nhập vào thị trường, mà được sử dụng.

Kết nối mạng như Ethernet, CAN được được phổ biến trong hệ thống công nghiệp.

IO rời rạc: các hệ thống điều khiển diện rộng ứng dụng rộng rãi công nghệ General Purpose Input/Output (GPIO).

Giao thức truyền thông không dây được sử dụng trong các hệ thống khó kết nối dây để truyền dữ liệu qua mạng.

Chuyển từ Analog sang Digital và ngược lại.

Hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt

Máy tính nhúng công nghiệp có khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao. Chúng có một vỏ bọc kim loại chắc chắn và nhỏ gọn. Với thiết kế sử dụng ít cáp, không sử dụng các bộ phận chuyển động như ổ cứng và quạt làm mát. Trang bị thêm khả năng chống rung, sốc tăng thêm độ ổn định cho hệ thống.

Thiết kế với dải nhiệt độ rộng

Do tính năng của chúng là hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, nên nhân tố dải nhiệt độ rộng vô cùng quan trọng đối với máy tính nhúng công nghiệp. Nhiệt độ có thể dao động từ - 35 độ C đến 70 độ C, đây cũng được xem là một ưu điểm lớn của chúng.

Bảo vệ cách ly

Công cụ cách li này hoạt động bằng cách chuyển đổi tín hiệu điện sang ánh sáng, tín hiệu mà được truyền qua một khe hở nhỏ trong các thiết bị điện tử. Khi tín hiệu ánh sáng đến mặt bên kia của khe hở, nó được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện. Khe hở được tạo ra trong mạch điện tử thường được đặt giữa bộ truyền và bộ nhận.

Thân thiện với người dùng

Máy tính nhúng được có thể kết nối được với nhiều thiết bị không thường xuyên sử dụng thông qua giao thức truyền thông, có thể truy cập từ xa. Sử dụng các máy tính với hệ điều hành, drivers, các hệ thống file và các ứng dụng thông thường như Open VPN hay IPsec VPN được cài sẵn.

3. Sự khác nhau giữa máy tính thông thường và máy tính nhúng công nghiệp

Máy tính thông thường Máy tính nhúng
Hoạt động được cùng lúc với nhiều chức năng khác nhau. Khi chạy các phần mềm ứng dụng vẫn có thể làm việc ở các tác vụ khác nhau. Đủ thông minh để hỗ trợ các thiết bị bên ngoài và thiết bị ngoại vi. Được update với công nghệ và thiết bị mới nhất. Chỉ hoạt động với một nhiệm vụ cụ thể. Được thiết kế với một tiêu chí và ràng buộc, được lập trình cho một chức năng cụ thể. Không đòi hỏi nhiều năng lực và khả năng tính toán. Chỉ có thể hỗ trợ bởi một thiết bị giới hạn.

4. Ứng dụng của máy tính nhúng công nghiệp

Giải pháp giao thông thông minh ITS

Các hệ thống thống giao thông thông minh ngày nay được tích hợp các thiết bị và phần mềm điện tử phổ biến, giảm tắc nghẽn giao thông, hạn hế tiêu thụ năng lượng và cung cấp trải nghiệm vận chuyển.

Các sản phẩm máy tính nhúng thuộc dòng tBOX của Axiomtek luôn được đánh giá cao và là lựa chọn hàng đầu dành cho các giải pháp ITS. Bằng sự ổn định, tính linh hoạt, độ tin cậy thì dòng tBOX của Axiomtek được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất cho các ứng dụng vận tải, giao thông đường bộ, đường sắt cũng như đường biển hiện nay.

Giải pháp cổng IoT

Máy tính nhúng được xem là một giải giáp cổng IoT. Bảo trì dự doán đưa ra các rủi ro cơ bản cho nhà sản xuất giải quyết. việc này vô cùng cần thiết đối với hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp. Máy tính nhúng vận hành các cong cụ phân tích đám mây kết hợp với các mô hình toán học giúp doanh nghiệp theo dõi tình trạng may móc thiết bị. Tránh được các trường hợp ngừng hoạt động bất ngờ và đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời.

Đơn giản hóa việc thiết kế các hệ thống robot

Máy tính nhúng là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đơn giản hóa quá trình thiết kế robot. Robotics ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho các quy trình sản xuất có năng suất cao hơn, ít tốn công hơn. Bên cạnh đó, trong môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm, các doanh nghiệp thường có xu hướng sử dụng robot để làm việc thay thế con người. Điều này vừa đảm bảo an toàn, lại nâng cao hiệu suất làm việc.

>>> Tham khảo: Robotics là gì? Ngành robotics tại Việt Nam

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2022

4M trong sản xuất là gì? 4M trong sản xuất bao gồm những yếu tố nào?

 

4M trong sản xuất là gì? 4M trong sản xuất bao gồm những yếu tố nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm các thông tin về 4M và các phương pháp kiểm soát chúng nha.

1. Các yếu tố 4M trong sản xuất

4M là tên gọi tắt của một kỹ thuật quản trị trong sản xuất bao gồm 4 yếu tố là con người, máy móc, vật liệu, phương pháp. Cụ thể:

MAN – con người

Là lực lượng lao động mà doanh nghiệp sỡ hữu bao gồm các cán bộ lãnh đạo cao cấp, cán bộ công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm qua các hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hay những công đoạn cần đến sự khéo léo, tinh tế mà máy móc thiết bị không làm được.

4M trong sản xuất là gì?

Machines – Máy móc

Là các loại máy móc, thiết bị, công nghệ tác động lớn trong việc nâng cao những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và đặc biệt nâng cao năng suất lao động.

4M trong sản xuất là gì?

Materials – Vật liệu

Bao gồm vật tư, nguyên vật liệu, hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Nguồn vật tư, nguyên liệu được cung cấp đúng số lượng, đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm.

4M trong sản xuất là gì?

Methods – Giải pháp

Bao gồm phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, Với công nghệ thích hợp, trình độ tổ chức quản lý sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xét đến các yếu tố trên thì yếu tố con người vẫn được xem là quan trọng nhất và không thể thay thế. Những yếu tố còn lại vẫn sẽ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan như thông tin (information), môi trường (environment), đo lường (measure), hệ thống (system)…

4M trong sản xuất là gì?

2. Hoạch định 4M trong sản xuất

4M trong sản xuất là gì?

Bước đầu hoạch định 4M ta xác định được các yếu tố, tiếp theo đi sâu vào các yếu tố bằng những câu hỏi xác định cho mỗi vấn đề.

MAN – con người

Nhưng tiêu chí tuyển dụng nhân viên cho từng bộ phận là gì?

Các đãi ngộ, chính sách để thu hút giữ chân nhân viên?

Các yếu tố giúp nhân viên làm việc hiệu quả, năng suất và lâu dài?

Machines – Máy móc

Doanh nghiệp cần phải trang bị những loại máy móc thiết bị nào để phù hợp cho mô hình sản xuất của mình?

Phải bố trí và sử dụng thiết bị ra sao để chúng có thể hoạt động được tối đa công suất?

Phải lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc như nào để đảm bảo không xảy ra gián đoạn?

Materials – Vật liệu

Các nguyên vật liệu cần cho công đoạn sản xuất?

Số lượng cần dùng để sản xuất? Số lượng cần dự trữ? Thời gian cần đến các nguyên vật liệu?

Qúa trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sản phẩm gồm có chất lượng nguyên liệu, tiến độ cung cấp, khả năng sử dụng, vật liệu tồn kho,… Vậy cụ thể tình trạng của chúng ra sao?

Methods – Giải pháp

Hệ thống quy trình sản xuất?

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản xuất được đặt ra?

Những phương pháp định mức, gia công sản phẩm?

3. Phương pháp kiểm soát 4M trong sản xuất

Việc giám sát, kiểm soát và phân tích 4M có hiệu quả trong việc kiểm tra nhà máy, giảm thiểu hàng phế phẩm, nâng cao năng suất lao động. Cụ thể:

Nguyên vật liệu: nguyên vật liệu sẽ thường chiếm đến 50% tổng số chi phí trong sản xuất. Nên cần bảo quản và sử dụng nguyên liệu đúng theo các tiêu chuẩn, định mức đã được đề ra theo quy định.

Giám sát và kiểm soát quá trình: từ những công đoạn giao nhận – bốc xếp vận chuyển – gia công chế biến đến tồn trữ. Mỗi bước bị bỏ qua đều sẽ trở thành thiếu xót.

Nguyên vật liệu đầu vào: trước khi đưa vào sản xuất cần kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào bằng các bước sử dụng phương tiện, thời gian vận chuyển, bốc dỡ,… tình trạng xử lý nguyên liệu có hợp lý không, lãng phí không? Lượng hàng tồn kho có thích hợp để nhập thêm hay không?,….

4M trong sản xuất là gì?

Máy móc thiết bị: việc kiểm tra máy móc thiết bị giúp cho quá trình vận hành máy móc thiết bị sẽ không bị hư hỏng. Làm ảnh hưởng và gián đoán quá trình sản xuất dẫn đến chậm tiến độ. Bạn có thể kiểm tra máy móc bằng cách xem bảng chỉ dẫn để tìm hiểu về cách vận hành, xem xét mức độ phù hợp của máy so với quy trình, bố trí máy móc theo khoa học,…

Nguồn nhân lực: cần xác định các yếu tố như mục tiêu công việc, tiêu chuẩn đặt ra, mức độ đạt được và không đạt được. Xác định kỹ năng nắm bắt công việc, tinh thần trách nhiệm công việc,…. Không những thế, đánh giá điều này cũng cần thể hiện ở việc trình độ nhận thức trong công việc như thế nào, có ý muốn cải tiến, tinh thần tiết kiệm không, tình trạng sức khỏe có tốt không, có chịu được áp lực công việc không, ý thức về các vấn đề tiềm ẩn có tốt không?…

Các phương pháp: ưu tiên các phương pháp về quản trị, quản trị nói chung về quản trị con người và quản trị máy móc. Giúp các hoạt động đi theo hướng khoa học giúp doanh nghiệp xác định được đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn, đặt quan tâm hàng đầu cho chất lượng sản phẩm. Tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ giữa các khâu sản xuất.

Bài viết trên là tổng hợp các thông tin cơ bản nhất về 4M trong sản xuất, hy vọng sẽ đem lại hữu ích cho bạn.

>>> Tham khảo: Quy trình 5S là gì? các bước thực hiện 5S

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...