Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Hệ thống công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh

Hệ thống công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh hiện nay được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng phổ biến sẽ được giải đáp qua bài viết sau

Sản xuất thông minh là gì?

 

Sản xuất thông minh – Smart manufacturing đây là một xu hướng đang dẫn đầu trong ngành sản xuất hiện nay. Sản xuất thông minh là quá trình sản xuất sử dụng các ứng dụng và các thiết bị công nghệ hiện đại trong mọi công đoạn của quá trình. Chúng sẽ kết nối các máy móc, thiết bị, công đoạn sản xuất, các bộ phận sản xuất lại bằng những công nghệ số, thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Sản xuất thông minh là gì?

1. Các yếu tố chính của sản xuất thông minh.

Để phát triển một hệ thống sản xuất thông minh thì tất cả sẽ được tập trung vào 3 yếu tố chính:

  • Quản lý vòng đời sản phẩm: tích hợp thông tin trên chuỗi giá trị sản xuất thông qua giai đoạn lên ý tưởng thiết kế, phát triển sản phẩm, thực hiện sản xuất và cuối cùng là giai đoạn sử dụng, bao gồm cả những dịch vụ hỗ trợ đối với sản phẩm.
  • Quản lý hoạt động sản xuất: số hóa quá trình hoạt động sản xuất từ những dữ liệu thu thập được từ phát sinh sản xuất, tối ưu hóa kế hoạch, lịch trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản xuất,…
  • Tự động hóa: các hoạt động điều khiển, giản xuất dưới sự tham gia của con người đều được thay thế bằng công nghệ điều khiển tự động hóa.

2. Lợi ích của sản xuất thông minh đem lại cho các doanh nghiệp

Loại bỏ lãng phí: việc thiết lập và lập trình thiết bị giúp tạo ra dung sai nhỏ, loại bỏ những sản phẩm phải làm lại, giảm đi lượng phế liệu.

Hỗ trợ quản lý: các thiết bị, máy móc được kết nối thông qua một mạng lưới để tiết kiệm thời gian báo cáo tình trạng, quản lý dễ dàng.

Kiểm soát chi phí: việc loại bỏ bớt được những lãng phí là một trong những cách để kiểm soát được chi phí, các công việc được thực hiện với ít công nhân và ít máy móc hơn. Chi phí cho nhân công cũng được giảm bớt.

An toàn cho công nhân: con người sẽ không cần phải tác động trực tiếp vào trong sản xuất, những công nghiệp có tính chất nguy hiểm sẽ được các thiết bị tự động hóa xử lý.

Tối ưu năng suất: các thiết bị tự động hóa có thể hoạt động trong thời gian liên tục, không ngừng nghỉ. Đảm bảo quy trình làm việc, hoạt động sản xuất ổn định.

Hợp lý hóa quy trình sản xuất: giúp các doanh nghiệp sản xuất theo quy trình, tăng độ chính xác, dễ dàng kiểm soát các dữ liệu trên hệ thống máy móc điều khiển.

Hệ thống công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh

1. Các công nghệ trong sản xuất thông minh

IoT công nghiệp: là một tập hợp các công nghệ mang lại khả năng tự động hóa và giao tiếp hiện đại cho các nhà máy. Các nhà máy sản xuất sử dụng các cảm biến, bộ truyền động, máy tính, thuật toán để phân tích các dữ liệu đưa ra quyết định thực hiện các hành động tự chủ. Các thông tin được bảo mật an toàn.

Phân tích dữ liệu lớn: gồm các phần cứng, phần mềm, mạng được dùng để quản lý và sử dụng dữ liệu lớn được gọi là phân tích dữ liệu.

Điện toán biên: điện toán biên giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề thực tế hiện đại của các dữ liệu lớn. Thu thập chúng bằng cách đặt các chức năng phân tích dữ liệu và tự động hóa ở cùng một nơi dữ liệu được thu thập.

Machine learning, deep learning: Machine Learning là một tập con của AI nó có khả năng tự học hỏi dựa trên dữ liệu đưa vào mà không cần phải được lập trình cụ thể. Deep learning  là một danh mục phụ của học máy, còn được gọi là suy luận. Nó đại diện cho các mô hình được đào tạo bằng cách sử dụng các lớp quan hệ liên tiếp (sâu hơn) giữa dữ liệu gốc và thêm dữ liệu trung gian do máy tính tạo ra.

Thị giác máy công nghiệp: là sự kết hợp giữa camera, máy tính và các thuật toán để phân tích hình ảnh, video, tự động đưa ra các quyết định có liên quan.

2. Các thiết bị tự động hóa trong sản xuất thông minh

Dây chuyền sản xuất tự động hóa: là một tập hợp các loại máy móc tự động, máy móc bán tự động để thực hiện một hay nhiều hơn các hoạt động một cách tuần tự có sự vận hành và kiểm soát của con người. Một số loại dây chuyền sản xuất tự động cơ bản như

  • Dây chuyền lắp ráp tự động: dùng trong các ngành điện – điện tử, sản xuất ô tô, xe máy,…
  • Dây chuyền sơn hàn tự động: dùng trong các ngành nghề cơ khí chế tạo, mang lại hiệu quả cao trong việc sửa chữa và phục chế các kim loại hỏng.
  • Dây chuyền chiết rót tự động: dùng trong các ngành sản xuất thực phẩm, nước giải khát như nước ngọt, sữa, rượu, bia,…
  • Dây chuyền đóng gói tự động: giúp tăng năng suất và giảm thiểu những thiếu sót mà quy trình thủ công không thể hoàn thiện. Các công đoạn được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, tăng tính tự động hóa trong sản xuất của bạn.

Robot trong sản xuất: robot là một loại máy móc thực hiện công việc tự động bằng sự điều khiển được lập trình sẵn, hỗ trợ rất nhiều cho con người. Đặc biệt trong các môi trường khắc nghiệt, độc hại nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác và năng suất. Một số loại robot sản xuất hiện nay:

  • Robot bốc xếp hàng hóa: xếp các bao lên từ dây chuyền lên pallet, các thùng carton,…
  • Robot hàn cơ khí: hàn tích, hàn dây, hàn điểm, hàn laze,…
  • Robot gắp và sắp xếp sản phẩm: dùng để di chuyển các sản phẩm từ vị trí này qua vị trí khác,…
  • Robot đúc và rèn: có nhiệm vụ rót kim loại nóng chảy vào khuôn, cắp mép thừa, làm sạch vật đúc,…
  • Robot phay: dùng trong gia công thô, gia công tinh loại bỏ các vật liệu trong ngành cơ khí, gia công kim loại, chế tạo máy,…
  • Robot đánh bóng: dùng để đánh bóng, mài nhẵn các bề mặt chi tiết cho các bộ phận hay các sản phẩm,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...