jira là gì? Các thành phần cơ bản của Jira? Các chức năng chính của Jira? Các ưu nhược điểm của Jira là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Jira là gì?
Jira là một ứng dụng phần mềm được sử dụng để theo dõi và quản lý lỗi, vấn đề phát sinh trong dự án của một tổ chức. Phần mềm này được phát triển bởi công ty phần mềm Atlassian của Australia. Cách thức hoạt động của Jira là dựa vào trọng tâm là kết quả công việc. Người dùng có thể sử dụng dễ dàng phần mềm cũng như linh hoạt trong công việc.
[caption id="attachment_4605" align="aligncenter" width="600"] Jira là gì?[/caption]2. Các thành phần cơ bản của Jira
Roles: Xác lập các role của dự án, mục này xác nhận ai tham gia vào dự án, những người add vào role thì mới có thể tạo Resource Allocation và project team sau này. Nhiều người có thể vào 1 role.
Issue: là các tasks, các bugs, các features hay bất kỳ các type khác của project work
Project: Chức năng này dùng để phân quyền approve worklog cho thành viên của dự án. Ai là team lead của group nào thì sẽ được approve worklog cho member của group đó. Project management được quyền approve cho toàn bộ thành viên dự án.
Component: là sản phẩm của dự án, ở đây sẽ nhập tất cả sản phẩm của dự án lấy từ file kế hoạch doanh số. Nếu dự án làm theo Scrum thì sẽ là Product của Sprint tương ứng.
Workflow: Là một quản trị Jira, bạn có thể cấu hình gây nên quy trình làm việc, điều kiện, xác nhận, và sau chức năng. Trang này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và các bước cơ bản cho từng phần của công việc của bạn
Priority: Là mức độ ưu tiên của một defect. Có 4 mức, chọn theo datalist
Status: Đại diện cho các vị trí của vấn đề trong workflow
Resolution
3. Chức năng chính của Jira
Hỗ trợ quản lý và theo dõi tiến độ thực hiện dự án.
Hỗ trợ theo dõi các Tasks, Bugs, những cải tiến và các tính năng mới. Jira còn giúp bạn quản lý tốt mọi vấn đề nào xảy ra trong dự án.
Tạo lập và lưu trữ các bộ lọc có cấu hình cao xuyên suốt trong hệ thống. Bên cạnh đó, Jira còn giúp bạn chia sẻ bộ lọc đến người sử dụng khác, đăng ký và nhận kết quả thông qua hệ thống thư điện tử định kỳ.
Xây dựng quy trình làm việc tương thích với từng yêu cầu riêng của dự án.
Tạo bảng Dashboard giúp người dùng có một không gian riêng để theo dõi các thông tin liên quan đến cá nhân.
Hỗ trợ đa dạng các loại báo cáo thống kê cùng nhiều biểu đồ khác nhau, phù hợp với từng loại hình dự án và đối tượng người sử dụng.
Người dùng dễ dàng tích hợp với hệ thống các ứng dụng như Email, Excel, RSS,…
Hoạt động trên mọi nền tảng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu.
4. Ưu điểm và nhược điểm của Jira
Ưu điểm của Jira
Jira có chức năng phân quyền cực kỳ chi tiết, không chỉ phân quyền trong dự án chung, mà còn phân quyền đối với từng nhiệm vụ, giúp team công nghệ bảo vệ thông tin độc quyền của mình.
Dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác (như Email, Excel, RSS,…)
Hệ thống module và bộ công cụ phát triển bổ trợ cho phép tùy biến, mở rộng và tích hợp Jira vào trong hệ thống hiện tại
Jira được phát triển sử dụng chuẩn HTML và được thử nghiệm với tất cả các trình duyệt phổ biến hiện nay.
Có thể chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu
Mỗi màn hình trong Jira có một phiên bản có thể in đảm bảo việc luân chuyển bản cứng một cách dễ dàng
Có thể tích hợp trực tiếp với code trên môi trường phát triển, là một công cụ hoàn toàn phù hợp với các developer.
Nhược điểm của Jira
Chi phí cao, sau 7 ngày dùng thử thì doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì càng tốn nhiều chi phí: $10 mỗi tháng dành cho tối đa 10 tài khoản; từ 11-100 tài khoản là $7/tài khoản/tháng
Tốn nhiều thời gian và công sức để setup nên chỉ phát huy tối ưu hiệu quả với dự án lớn, không phù hợp với dự án vừa và nhỏ (dưới 3 tháng)
Ngôn ngữ tiếng Anh với nhiều thuật ngữ khó sử dụng
Quy trình làm việc phức tạp đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ lưỡng
Tóm lại, Jira là một phần mềm quản lý dự án khá đặc thù, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các team làm việc theo phương pháp Agile, đặc biệt là các team công nghệ hoặc phát triển phần mềm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét