Những điều cần biết về vòng đời sản phẩm sẽ được IAS tổng hợp qua bài viết sau. Chúng sẽ giúp ích nhiều cho vấn đề kinh doanh và quản lý các sản phẩm hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Vòng đời sản phẩm là gì?
Vòng đời sản phẩm hay còn gọi là Product Life Cycle là quy trình mà bạn quản lý sản phẩm của mình, từ lúc nó được hình thành và cho đến khi sản phẩm đó bị đào thải hay biến mất hoàn toàn khỏi thị trường kinh doanh.
Khái niệm vòng đời sản phẩm sẽ giúp cho những nhà tiếp thị (marketing) xác định được các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm bằng những chứng minh từ quá trình thay đổi doanh số cùng lợi nhuận.
Mỗi sản phẩm có vòng đời dài hay ngắn một phần còn phụ thuộc vào ngành nghề mà bạn kinh doanh, vào thị trường và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn.
Vòng đời sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển sản phẩm và khả năng thích ứng của sản phẩm trên thị trường.
Các nhà sản xuất cần biết chính xác sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sản phẩm để có những chiến lược phù hợp.
2. Các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm
Giai đoạn 1: Introduction Stage (Giới thiệu sản phẩm)
Giai đoạn này xảy ra khi ý tưởng của bạn đã được hiện thực hóa bằng một sản phẩm cụ thể. Introduction sẽ là giai đoạn mở đầu cho việc bạn tung sản phẩm của mình ra thị trường.
Một số đặc điểm nổi bật ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm này có thể kể đến như:
- Ngân sách lớn: mất nhiều chi phí về sản xuất, phân phối, marketing để tăng độ nhận biết tốt cho sản phẩm của bạn.
- Doanh thu: sản phẩm với doanh thu sẽ ít hơn so với chi phí đầu tư lúc ban đầu. Vì thế, nó dẫn đến không hoặc có rất ít lợi nhuận khiến bạn phải bù lỗ ở giai đoạn này.
- Thu hút chú ý: quảng bá thương hiệu để thu hút sự chú ý của người dùng, đặc biệt là phần lớn tệp khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến.
- Giá thành của sản phẩm: giá thành sẽ cao do đã tốn chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm trước đó. Tuy nhiên, giá cao thì khó dẫn người tiêu dùng đến giai đoạn mua hàng hơn.
Giai đoạn 2: Growth Stage (Phát triển sản phẩm)
Giai đoạn Growth thể hiện cho việc sản phẩm của bạn bắt đầu được sự quan tâm của người dùng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Bằng chứng thể hiện sự phát triển của sản phẩm rõ rệt là tăng trưởng doanh thu, kèm theo đó là bắt đầu có lợi nhuận.
Những đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn phát triển sản phẩm:
- Chi phí đầu tư: doanh số đã được cải thiện ở giai đoạn này nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc phải tăng số lượng sản phẩm.
- Giá thành của sản phẩm: do sản xuất sản phẩm hàng loạt nên giá thành sẽ giảm một cách đáng kể.
- Doanh thu: khách hàng ở giai đoạn phát triển thường sẽ tăng tần suất mua hàng. Điều này sẽ giúp doanh thu của bạn tăng nhanh chóng, bắt đầu hòa vốn và sinh lời.
- Đối thủ cạnh tranh: một khi thương hiệu của bạn càng lớn mạnh thì càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của bạn.
- Chiến thuật marketing: ngân sách marketing ở giai đoạn 2 sẽ được tập trung nhiều vào việc gia tăng brand equity – tài sản thương hiệu và brand preference – sự ưu tiên thương hiệu.
Giai đoạn 3: Maturity Stage (Trưởng thành)
Maturity là giai đoạn cho bạn biết rằng sản phẩm của mình đang có chỗ đứng nhất định, vững chắc đối với khách hàng. Tuy nhiên, cũng ở giai đoạn này, khi xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ khó khăn hơn trong việc giữ thị phần cho mình.
Vì thế, bạn cần có phương án phòng thủ bằng việc giảm giá, khuyến mãi hay tiến hành cải thiện sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới tiếp theo,…
Một số dấu hiệu của giai đoạn trưởng thành như:
- Chi phí đầu tư: thấp hơn so với 2 giai đoạn trước.
- Giá thành của sản phẩm: giá ở giai đoạn này có thể nói là tương đối ổn định.
- Doanh thu: doanh thu sản phẩm đạt mức đỉnh điểm, thu về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Nhưng sau đó sẽ bị giảm mạnh, bạn cần lưu ý để có phương án triển khai tiếp theo phù hợp nhất.
- Đối thủ cạnh tranh: nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường dẫn đến số lượng đối thủ tăng dần. Thế nên, bạn cần có biện pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, có thể là đa dạng tính năng sản phẩm hoặc khác biệt hóa thương hiệu,…
- Chiến lược marketing: giai đoạn này sẽ tập trung nhiều hơn cho các hoạt động bán hàng trực tiếp, khuyến mãi.
Giai đoạn 4: Decline Stage (Thoái trào)
Giai đoạn Decline sẽ chính thức đưa sản phẩm rời khỏi kệ bán hàng. Đây được xem là giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm. Bởi có thể thị hiếu khách hàng thay đổi, công nghệ lỗi thời,… Lúc này, bạn cần tạo ra một sản phẩm mới với tính năng đa dạng, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dùng.
Sau đây, mình chia sẻ đến bạn những dấu hiệu của giai đoạn thoái trào như sau:
- Chi phí đầu tư: ngân sách được đầu tư nhiều hơn để tìm cơ hội níu giữ khách hàng duy trì sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giá thành của sản phẩm: để kích thích nhu cầu mua hàng của người dùng, bạn buộc phải giảm giá thành sản phẩm.
- Doanh thu: bắt đầu giảm mạnh so với các giai đoạn trước đó một cách rõ rệt.
- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ càng ngày càng nhiều dẫn đến thị trường đạt sự bão hòa.
- Thu hẹp sự lựa chọn: doanh nghiệp không còn nhiều sự lựa chọn, một là rút sản phẩm khỏi thị trường và nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; hai là chờ đợi đối thủ tự động rút khỏi thị trường.
3. Cách kéo dài vòng đời sản phẩm
Khi từ giai đoạn chín muồi đến suy tàn, sản phẩm dần trở nên bão hòa trong thị trường, đồng thời phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Đây chính là lúc doanh nghiệp phải đau đầu nghĩ cách làm thế nào để kéo dài vòng đời sản phẩm.
Dưới đây là một số phương pháp, bạn có thể tham khảo:
Chiến lược khuyến mãi, giảm giá sản phẩm
Để áp dụng chiến lược này hiệu quả nhất, sản phẩm phải thường là những mặt hàng có vòng đời ngắn như điện thoại thông minh, các sản phẩm về thời trang, túi xách, giày dép,….
Yếu tố vùng miền, thời tiết cũng có ảnh hưởng nhất định đến vòng đời sản phẩm, từ đó quyết định chiến lược giảm giá hay không.
Ví dụ: miền Bắc có 4 mùa, các mặt hàng thời trang sẽ có vòng đời ngắn hơn ở miền Nam vì ở đây chỉ có 2 mùa.
Phát triển sản phẩm
Muốn phát triển tốt hay không đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, có sức sáng tạo, có sự khác biệt nhất định. Phát triển sản phẩm không chỉ thu hút được các khách hàng mới mà còn giữ chân rất nhiều khách hàng cũ, từ đó kéo dài vòng đời sản phẩm.
Quảng cáo
Thực tế hiện nay, cả thế giới đều đang áp dụng marketing 4.0, lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên công nghệ số.
Các khách hàng thời đại này rất thông minh và nhạy bén. Nếu doanh nghiệp có chiến lược marketing cho phù hợp sẽ vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, vừa đưa sản phẩm tới tay các khách hàng cũ, giữ chân được một lượng lớn khách hàng.
Ngoài các cách quảng cáo truyền thống như truyền hình, poster, bảng hiệu quảng cáo, thì mạng xã hội cũng là một kênh bán hàng vô cùng hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh bán hàng miễn phí, các mạng xã hội chủ yếu được sử dụng để quảng cáo hiện nay là Facebook, Instagram, Tiktok,….
Tìm kiếm thị trường
Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp duy trì mức độ tăng trưởng, kéo dài vòng đời sản phẩm ở các thị trường mới.
Đổi mới bao bì
Thay đổi bao bì cũng là một trong những cách marketing hiệu quả mà ít người biết đến. Khi khách hàng đã quá quen thuộc và chán với các bao bì cũ, doanh nghiệp nên đầu tư, thiết kế một loại bao bì mới phù hợp hơn.
Dù sản phẩm không thay đổi, nhưng nếu bao bì được xây dựng một cách đúng đắn, doanh nghiệp vẫn có thể kéo dài vòng đời sản phẩm.
>>> Xem thêm:
Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét