Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Deep learning là gì? Phân biệt Deep Learning và Machine Learning

Deep Learning là gì? Mọi người thường sẽ hay bị nhầm lẫn giữa Deep Learning và Machine Learning mà không hề biết Deep Learning thật ra chỉ là một tập con của Machine Learning. Vậy nên ở bài viết này IAS sẽ đem đến các thông tin tổng hợp về Deep Learning là gì? và cách phân biệt chúng nhé.

1. Deep learning là gì?

[caption id="attachment_5611" align="aligncenter" width="600"]Deep learning là gì? Deep learning là gì?[/caption] Deep Learning (học sâu) là tập hợp con của Machine Learning. Đây được xem là một thuật toán dựa trên các ý tưởng đến từ não bộ thông qua việc tiếp thu các tầng biểu đạt hay trừu tượng. Deep Learning có tác dụng hỗ trợ cho máy tính tự huấn luyện chính nó để có thể thực hiện mọi tác vụ tương tự con người. Giúp máy tính bắt chước con người cách học hỏi và suy nghĩ. Deep Learning có thể hỗ trợ cho việc dịch ngôn ngữ, phân loại hình ảnh, nhận dạng giọng,… Chúng có thể giải quyết mọi nhu cầu cần nhận dạng mẫu mà không cần đến sự can thiệp của con người. Trong thực tế, Deep Learning bao gồm nhiều lớp ẩn trong một mạng lưới thần kinh và thuộc lớp sau cùng. Việc đi qua nhiều số lượng lớp và mạng phức tạp được cho là độ sâu. Ngày nay, sự thay đổi lớn nhất trong học tập sâu là độ sâu của mạng lưới thần kinh đã phát triển từ một vài lớp đến hàng trăm trong số chúng. Độ sâu hơn có nghĩa là khả năng nhận dạng các mẫu lớn hơn, với nguồn thông tin lớn hơn giúp tăng khả năng tiếp nhận các đối tượng trở nên rộng hơn, chi tiết hơn.

2. Cách thức hoạt động của Deep Learning

Cách thức hoạt động của Deep Learning Mạng nơ-ron nhân tạo trong Deep Learning được xây dựng để mô phỏng khả năng tư duy của bộ não con người bao gồm nhiều lớp layer khác nhau. Trong mỗi layer là các nút mạng (node) được liên kết với những lớp liền kề khác. Mỗi liên kết giữa các node sẽ có một trọng số tương ứng, trọng số càng cao thì ảnh hưởng của kết nối này đến mạng nơ-ron càng lớn. Mỗi nơ-ron sẽ có một hàm kích hoạt, dữ liệu được người dùng đưa vào mạng nơ-ron sẽ đi qua tất cả layer và trả về kết quả ở layer cuối cùng. Gọi là output layer. Xuất pháp từ phương pháp của học máy, Deep Learning cho phép huấn luyện một AI có thể dự đoán được các đầu ra dựa vào một tập các đầu vào. Phương pháp có giám sát và không giám sát đều có thể sử dụng để huấn luyện. Ví dụ: Dự đoán hành động của con mèo khi gặp con chuột và tiến hành huấn luyện chúng bằng phương pháp học có giám sát. Cách thức để dự đoán hành động của con mèo tại các đầu vào sẽ được thực hiện như sau:
  • Bạn cần lựa chọn con mồi phù hợp.
  • Lúc này: các bộ phận trên cơ thể của con mèo như mắt, móng vuốt, tai,.. của con mèo sẽ trở nên rất nhanh nhạy.
  • Vị trí con chuột sẽ xuất hiện.
Xét về ví dụ trên đây ta có thể thấy, đối với những học máy thông thường bạn sẽ cần nhiều thời gian mới có thể thiết kế được các tính năng đại diện cho con mèo. Còn đối với Deep Learning, công việc cần làm là cung cấp một hệ thống số lượng hình ảnh, video con mèo bắt chuột thì hệ thống mới có thể tự học được các tính năng đại diện dành cho một con mèo.

3. Ưu nhược điểm của Deep Learning là gì?

Ưu nhược điểm của Deep Learning

3.1 Ưu điểm

  • Các thuật toán được sử dụng trong Deep Learning được tối ưu tốt hơn nhờ sự bùng nổ của mạng Internet, khả năng phát triển mạnh mẽ từ khả năng tính toán của các thiết bị máy tính.
  • Deep Learning có độ chính xác cao, đảm bảo cho các thiết bị điện tử tiêu dùng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu mong đợi của người dùng.
  • Cung cấp hệ thống gợi ý trên các nền tảng như: Facebook, amazon, netflix,… giúp tăng đáng kể tương tác của người dùng.
  • Khả năng nhận diện hình ảnh tốt, có thể hiểu được nội dung và ngữ cảnh trong đó.
  • Ưu tiên và chú trọng về độ an toàn đối với những mô hình xe “tự điều khiển”
  • GPU có hiệu suất cao và kiến thức song song nên rất hiệu quả cho Deep Learning. Khi kết hợp với điện toán đám mây hoặc các cụm, Deep Learning cho phép nhóm phát triển có thể giảm tối đa thời gian đào tạo đối với mạng lưới học tập chỉ với vài tuần hoặc vài giờ.

3.2 Nhược điểm

Deep Learning luôn đòi hỏi một nguồn khủng các dữ liệu đầu vào để máy tính học hỏi. Quy trình này mất nhiều thời gian và sức mạnh xử lý mà chỉ có các Server chuyên nghiệp mới có thể làm được. Trường hợp không đủ dữ liệu đầu vào để xử lý, mọi thứ sẽ không thể diễn ra đúng như dự định của máy tính đưa ra. Deep Learning chưa thể nhận biết được những thứ phức tạp. Bởi, kỹ thuật của Deep Learning hiện chưa đảm bảo tốt để trí tuệ nhân tạo có thể rút ra những kết luận một cách logic.

4. Ứng dụng

Chúng ta sẽ tìm hiểu về những ứng dụng thân thiện, gần gũi với con người nhất để dễ hình dung hơn nhé.
  • Phân tích cảm xúc

Phân tích cảm xúc Lĩnh vực phân tích cảm xúc của con người được thực hiện thông qua việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân tích văn bản, thống kê. Các công ty thường ứng dụng Deep Learning để hiểu và phán đoán cảm xúc của khách hàng dựa trên những đánh giá, bình luận, tweet,… từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp với từng nhóm đối tượng.
  • Mạng xã hội

Phổ biến nhất ở đây chắc phải kể đến Twitter. Twitter phân tích một lượng lớn dữ liệu thông qua mạng nơ-ron nhân tạo để tìm hiểu về các tuỳ chọn của người dùng. Instagram cũng sử dụng Deep Learning để tránh các hành vi bạo lực trên không gian mạng, chặn các bình luận vi phạm, không phù hợp,… Facebook cũng không nằm ngoài danh sách các mạng xã hội ứng dụng Deep Learning vào sản phẩm của mình. Các thuật toán mạng nơ-ron sâu được sử dụng để gợi ý trang, bạn bè, dịch vụ, nhân diện khuôn mặt,…
  • Xe tự lái

Xe tự lái Một trong những công nghệ mới và hấp dẫn nhất hiện nay là xe tự động lái, nó được xây dựng dựa trên các mạng nơ-ron cấp cao. Nói một cách đơn giản, các mô hình Deep Learning sẽ nhận diện các đối tượng ở môi trường xung quanh xe, tính toán khoảng cách giữa xe và các phương tiện khác, xác định vị trí làn đường, tín hiệu giao thông,… từ đó đưa ra được các quyết định tối ưu và nhanh chóng nhất. Một trong những hãng xe tiên phong trong việc sản xuất xe tự lái hiện nay là Tesla.
  • Trợ lý ảo

Trợ lý ảo Trợ lý ảo đang được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, trong đó phổ biến gồm có chatbot, giảng viên online, Google Assistant, Siri, Cortana,… Các trợ lý ảo được xây dựng dựa trên Deep Learning với các thuật toán nhận diện văn bản, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng giọng nói,…
  • Chăm sóc sức khỏe

Deep Learning cũng có đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực y tế, trong đó phổ biến gồm có các mô hình dự đoán tình trạng bệnh, chẩn đoán ung thư, phân tích kết quả MRI, X-ray,…

5. So sánh Deep Learning và Machine Learning

Deep Learning Machine Learning
Phụ thuộc dữ liệu Hiệu suất hiệu quả trên một tệp dữ liệu lớn. Hiệu suất hiệu quả trên một tệp dữ liệu nhỏ và vừa.
Phụ thuộc phần cứng Yêu cầu máy mạnh mẽ, tốt nhất là với GPU: DL thực hiện một lượng nhân ma trận đáng kể. Làm việc trên một máy cấp thấp.
Kỹ thuật tính năng Không cần hiểu tính năng tốt nhất đại diện cho dữ liệu Cần hiểu các tính năng đại diện cho dữ liệu
Thời gian thực hiện Lên đến hàng tuần. Mạng nơ-ron cần tính toán một khối lượng dữ liệu đáng kể Từ vài phút đến vài giờ
Giải thích Khó đến không thể Một số thuật toán dễ diễn giải (logistic, cây quyết định), một số thuật toán gần như không thể (SVM, XGBoost)
>>> Xem thêm: Machine learning và ứng dụng trong thực tế

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

Tổng quan về công nghệ Lora

Công nghệ Lora chắc hẳn không còn quá xa lạ gì đối với mọi người. Nó hay được nhắc đến trong các ứng dụng liên quan như IoT, smart city, smart factory,... Vậy hãy cùng đi sâu hơn để tìm hiểu về công nghệ Lora qua bài viết này nhé. 

1. Công nghệ Lora là gì?

Công nghệ Lora là gì? Lora (Long Range Radio) được nghiên cứu và phát triển bởi Cycleo và sau này được mua lại bởi công ty Semtech năm 2012. Đây là một công nghệ không dây dùng để truyền dữ liệu tầm xa, năng lượng thấp và an toàn cho các ứng dụng M2M và IoT. Lora là công nghệ điều chế RF cho mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN) có khả năng truyền dữ liệu lên đến 5km ở khu vực đô thị và 10-15km ở khu vực nông thôn. Đặc điểm của công nghệ Lora là yêu cầu điện năng cực thấp, cho phép tạo ra các thiết bị hoạt động bằng pin với thời gian lên tới 10 năm. Công nghệ Lora được sử dụng để kết nối không dây các cảm biến, gateway, máy móc, thiết bị, động vật, con người, … với đám mây.

2. Yếu tố cơ bản của công nghệ Lora

Yếu tố cơ bản của công nghệ Lora

a. Điểm cuối

Đây là yếu tố đầu tiên để cấu thành một mạng lưới Lora. Tại các điểm cuối quá trình điều khiển và cảm biến được thực hiện và được đặt rất xa.

b. Cổng Lora

Các cơ sở hạ tầng từ điểm cuối sẽ được truyền đến cổng Lora. Tại đây chúng sẽ được chuyển vào hệ thống backhaul. Cổng Lora có thể là: Ethernet, di động hoặc các liên kết viễn thông có hoặc không dây. Quá trình kết nối giữa cổng Lora và máy chủ được thực hiện bởi các kết nối IP thông thường. Những dữ liệu có thể kết nối với mạng viễn thông, dù là riêng tư hay công cộng. Phần lớn các cổng Lora đều được đặt ở trạm cơ sở di động nhất định. Vậy nên, người dùng có thể sử dụng thêm năng lượng trên mạng backhaul.

c. Máy chủ mạng Lora

Đây được xem là một phần chức năng của công nghệ Lora. Máy chủ mạng Lora hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ:
  • Loại bỏ các gói dữ liệu trùng lặp
  • Giúp dữ liệu điều chỉnh tốc độ hiệu quả
  • Ghi nhận lịch trình
  • Triển khai mạng Lora dễ dàng hơn

d. Máy tính điều khiển từ xa

Yếu tố này đảm nhiệm chức năng điều khiển hoạt động và thu thập dữ liệu từ điểm cuối. Các nút của máy tính đặt trong cấu trúc liên kết với cổng Lora để tạo thành cầu nối. Nhờ đó, những tin nhắn được chuyển tiếp giữa máy chủ mạng trung tâm và điểm cuối trong phần phụ trợ.

3. Nguyên lý hoạt động của Lora

Nguyên lý hoạt động của Lora Công nghệ Lora sử dụng kỹ thuật điều chế gọi là Chirp Spread Spectrum, kỹ thuật này sử dụng các dữ liệu được băm bằng các xung cao tần để tạo ra tín hiệu có dãy tần số cao hơn tần số của dữ liệu gốc. Sau đó tín hiệu cao tần sẽ tiếp tục được mã hóa theo các chuối chirp signal trước khi truyền ra anten để gửi đi. Nguyên lý này giúp giảm độ phức tạp và độ chính xác cần thiết của mạch nhận để có thể giải mã và điều chế lại dữ lieeuk. Lora không cần công suất phát lớn mà vẫn có thể truyền xa vì tín hiệu lora có thể được nhận ở khoảng cách xa ngay cả độ mạnh tín hiệu thấp hơn cả nhiễu môi trừng xung quanh. Băng tần làm việc của LoRa từ 430MHz đến 915MHz cho từng khu vực khác nhau trên thế giới:
  • 430MHz cho châu Á
  • 780MHz cho Trung Quốc
  • 433MHz hoặc 866MHz cho châu Âu
  • 915MHz cho USA
Chirp signal cho phép các tín hiệu Lora có thể hoạt động trong cùng 1 khu vực mà không gây nhiễu cho nhau. Cho phép nhiều thiết bị có thể trao đổi dữ liệu trên nhiều kênh đồng thời.

4. Ưu nhược điểm của công nghệ Lora

Ưu nhược điểm của công nghệ Lora

a. Ưu điểm

  • Có hai lớp bảo mật được mã hóa AES: một lớp dành cho mạng lớp còn lại phục vụ cho các ứng dụng
  • Số lượng tin nhắn trong một ngày không bị giới hạn
  • Chăm sóc hàng ngàn thiết bị đầu cuối chỉ bằng một gateway Lora đơn
  • Bảo trì tuổi thọ pin cho các thiết bị nhờ cảm biến công suất thấp
  • Có khả năng phủ sóng cực rộng, được tính bằng Km
  • Tần số hoạt động của công nghệ Lora là miễn phí, thậm chí người dùng không cần cấp chi phí trả trước

b. Hạn chế

  • Công nghệ Lora dụng tần số mở nên có thể bị nhiễu sóng hoặc dữ liệu được truyền có tốc độ thấp hơn khi được ứng dụng vào thực tế
  • Không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ứng dụng yêu cầu theo dõi theo thời gian thực
  • Tải trọng bị giới hạn ở 100 byte

5. Ứng dụng của công nghệ Lora trong nền sản xuất hiện đại

a. Ứng dụng Lora trong những nhà máy thông minh

Ứng dụng Lora trong những nhà máy thông minh Nhà máy thông minh đi liền với các máy móc, thiết bị cùng với khối lượng công việc khổng lồ. Việc kết nối chúng lại với nhau chỉ bằng LTE hoặc wifi là không đủ. Để các cảm biến có thể hoạt động ổn định, đảm bảo thì các thiết bị kết nối cần có độ tin cậy, an toàn và bền vững. Lora ra đời đã xóa bỏ đi các thách thức này, giúp nhà máy tiết kiệm đi các chi phí cao. Các phần mềm điển hình trong nhà máy thông minh như MES, ERP, IoT khi hoạt động trên Lora tạo ra một kết nối lý tưởng, giúp thu thập nguồn dữ liệu khổng lồ luôn biến động. Ngoài ra, các nhà máy không phải đầu từ vào các cơ sở hạ tầng dựa trên silo khác nhau để đạt được tiết kiệm đáng kể chi phí và cung cấp dịch vụ hiệu quả cùng một lúc.

b. Ứng dụng cho các thiết bị IoT

Các thiết bị IoT hiện nay sử dụng công nghệ Lora nhằm hỗ trợ liên lạc trong nhà máy với ít năng lượng được sử dụng và giảm dữ liệu bị truyền nhiều. Ưu điểm của công nghệ này là khoảng cách hoạt động xa và tiết kiệm được năng lượng. Tốc độ bit của công nghệ Lora thấp nhất, thích hợp để truyền tải các dữ liệu như tín hiệu điều khiển, dữ liệu cảm biến trong các ứng dụng IoT.

c. Ứng dụng Lora trong các thành phố thông minh

Ứng dụng Lora trong các thành phố thông minh Khu vực thành phố thông minh là nơi có dân cư đông đúc, việc mạng và tín hiệu khó khăn trong việc thâm nhập là một trở ngại lớn trong việc phát triển các thành phố được kết nối. Lúc này chỉ riêng kết nối LTE và Wifi sẽ là không đủ. Tuy nhiên, nơi nào có vấn đề, sẽ luôn có giải pháp. Nhờ kết nối LoRaWAN, các thành phố hiện có thể giải quyết những thách thức này. LoRaWAN lý tưởng cho các thành phố vì đây là một nền tảng dựa trên tiêu chuẩn mở, ngang, không yêu cầu thực hiện riêng lẻ nhiều công nghệ độc quyền. Đáp ứng tất cả các loại case studydọc, nước, năng lượng, chiếu sáng đường phố, mà không cần phải triển khai nhiều cơ sở hạ tầng dành riêng cho từng trường hợp. >>> Xem thêm: IoT là gì? tổng quan về IoT

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

IoRT là gì? IoRT thay đổi thế giới như thế nào?

IoRT là gì? IoRT đang không ngừng phát triển nhanh chóng, tạo ra một kỷ nguyên mới trong sản xuất, được ứng dụng phổ biến nhờ khả năng nhanh nhẹn và chính xác của chúng. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem IoRT là gì nhé. 

1. IoRT là gì?

[caption id="attachment_5561" align="aligncenter" width="600"]IoRT là gì? IoRT là gì?[/caption]

IoRT được viết tắt của từ Internet of Robotic Things. Đây là một ý tưởng khá mới được phân tích và tìm hiểu mới nhất thông qua một bài báo nghiên cứu và thanh tra cuart IEEE năm 2016, tiến hành bởi Partha Pratim Ray.

Nghiên cứu này mặc dù có 1 trong những nguyên lý cốt lõi mà bất kỳ kiến trúc IoRT nào cũng phải làm theo, đây là:

  • Có thể câu kết: Mọi kiến ​​trúc IoRT phải được tuân hành để hỗ trợ các dịch vụ web. Do đó, toàn diện và tổng thể các phần mềm và kiến thiết cầu kỳ nên được nêu ra trên web.
  • Nhận thức bối cảnh: Vì ta đang chạy với những robot, kiến ​​trúc IoRT cần có kiến ​​thức về bối cảnh cùng phía trên mặt.
  • Kiến trúc IoRT phải có công năng lan rộng ra, có thể liên hệ, năng động và tự thích ứng.

Vì IoT là máy móc hỗ trợ số một cho những hệ thống IoRT, nên mọi động thái của robot phải được hiểu theo những đối tượng IoT sẽ chuyên được dùng vấn đề đó.

2. Kiến trúc IoRT

Kiến trúc IoRT

Khái niệm ở trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về IoRT là gì? Ở phần này chúng ta sẽ đi sâu hơn về tìm hiểu kiến trúc IoRT:

a. Lớp vật lý (physical)

Bao gồm các robot, cảm biến và các cơ cấu chấp hành.
  • Robot là các đối tượng thông minh có thể chuyển động trong thế giới vật lý và tác động vào thế giới vật lý.
  • Cảm biến là những thiết bị theo dõi các thông số của môi trường và cảm nhận, theo dõi các sự kiện diễn ra trong môi trường, chẳng hạn như sự hiện diện và các hoạt động của robot, sự di chuyển của các đồ vật,…
  • Lớp vật lý còn bao gồm cả các thiết bị đơn giản như các công tắc bật tắt, núm điều chỉnh và các cơ cấu chấp hành khác, có thể thực hiện các tác vụ đơn giản.

b. Lớp mạng và điều khiển (Network & Control)

Bao gồm các thiết bị định tuyến, bộ điều khiển, kho lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay điện toán đám mây, các giao thức liên lạc và điều khiển,…

c. Lớp dịch vụ và ứng dụng (Service & Application)

Bao gồm các chương trình phần mềm nhằm giám sát, xử lý và điều khiển các thông số môi trường và các đối tượng của hệ thống IoRT (robot, cảm biến, các cơ cấu chấp hành) nhằm đạt được các mục tiêu của hệ thống.

Nhiều thuật toán, công nghệ hiện đại được áp dụng vào lớp này để xử lý dữ liệu tập hợp từ các cảm biến như Trí tuệ nhân tạo (AI) để khai thác và tối ưu hoạt động của các robot.

3. Tính năng và thành phần của IoRT

Tính năng và thành phần của IoRT

a. Nhận thức

Là thiết bị IoT và robot, thiết bị IoRT cảm nhận môi trường - cả vật lý và kỹ thuật số - thông qua phần mềm, cảm biến và công nghệ như RFID và GPS.

Các giải pháp được thúc đẩy bởi tính năng này của IoRT. Cảm biến cũng cần thiết để giao tiếp và cộng tác với con người cũng như với các thiết bị khác.

b. Tính toán

Các thiết bị IoRT thực hiện các phép tính thông minh bằng cách sử dụng cả điện toán đám mây cũng như điện toán biên. Đầu vào cảm giác được sử dụng như các biến trong tính toán và thiết bị có thể chủ động học hỏi từ dữ liệu.

IoRT có khả năng thực thi các tác vụ phức tạp với nhiều biến, đường dẫn và các quy trình hành động.

c. Kết nối, giao tiếp

Kết nối với các thiết bị khác trên mạng, với internet, cũng như thiết lập giao tiếp với các thiết bị khác là cốt lõi cho hoạt động của hệ thống IoRT.

Mạng truyền thông được thiết lập qua Internet, Bluetooth, wi-fi hoặc các hệ thống khác.

d. Hành động

Kích hoạt nghĩa là thực hiện hành động cần thiết để hoàn thành mục đích của thiết bị. Đây có thể là thao tác vật lý hoặc hành động mạng.

Với sự tích hợp của robot, IoT thực sự có thể trực tiếp thực hiện các hành động trong thế giới vật lý

e. Điều khiển

Kiểm soát tự động được trao cho các hệ thống IoRT, với sự tham gia tối thiểu của con người. Thông qua mạng truyền thông, các hệ thống dựa trên IoRT cũng có sẵn dữ liệu từ các thiết bị khác cho chúng.

Chúng có thể học hỏi từ dữ liệu, điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp và tính toán sự thay đổi của các biến số khác nhau mà không cần sự hỗ trợ của con người.

Quyền kiểm soát của con người có thể được đưa ra từ bất kỳ khoảng cách nào thông qua bất kỳ thiết bị nào có giao diện.

4. Ưu điểm của IoRT là gì? 

Ưu điểm của IoRT

a. IoT cho phép robot học

Hiệu quả của robot có thể được tăng lên theo thời gian bằng cách sử dụng các mô hình và chiến lược học má. Một robot có thể được lập trình để cải thiện hiệu suất của nó bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu mà chúng thu thập và phân tích.

Các thiết bị IoT có các cảm biến khác nhau có khả năng đăng ký thay đổi áp suất, chuyển động, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,... đến cả một phút thay đổi cũng có thể được ghi lại từ các cảm biến.

b. Robot cộng tác có thể giảm bớt nhiệm vụ

Cobots là robot cộng tác với con người trong các nhiệm vụ (được chia sẻ) của họ, mà không thay thế chúng hoàn toàn.

Các nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự chăm sóc, hoặc các nhiệm vụ mà robot chưa được thiết kế, có thể được xử lý bởi con người, trong khi các nhiệm vụ tốn nhiều lao động và lặp đi lặp lại có thể được tự động hóa.

c. Thiết bị IoT tạo ra nhiều dữ liệu

Cảm biến, bộ truyền động và hành động robot tạo ra rất nhiều dữ liệu và với sự tích hợp của các thuật toán Big Data, học máy và AI, chúng ta có thể đi sâu hơn vào việc đưa ra quyết định sáng suốt, dự đoán xu hướng, tiếp thị,…

d. IoT nâng tầm robot hiện đại

Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu không chỉ chuyển đổi lĩnh vực robot mà còn sử dụng IoT trong các lĩnh vực khác. IoRT sẽ thúc đẩy chăm sóc sức khỏe, thiết bị gia dụng và phương tiện chủ yếu thông qua các thiết bị thông minh và robot thông minh.

5. Ứng dụng IoRT

Ứng dụng IoRT

IoRT hiện đang phát triển với một tốc độ ổn định và có lợi nhuận tiềm năng. Nhu cầu chính xuất phát từ các hệ thống Industrial Internet of Things (IIoT) và bãi đậu xe thông minh, xe tự hành và các hình thức vận chuyển thông minh khác.

Ngoài ra IoRT cũng đang trở thành một môn học quan trọng trong quá trình phát triển của IoT, hỗ trợ Internet đại diện cho bước phát triển tiếp theo của công nghệ IoT.

Ngoài ra, nhiều khái niệm quen thuộc đang dần hình thành mối liên quan với IoT. Ví dụ, có Internet of Battlefield Things và thậm chí cả Internet of Prisons.

Điều này cho thấy IoT sẽ là xu hướng trong những năm tới và có ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống.

Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức về IoRT là gì? Khái niệm này tưởng chừng giống với IoT nhưng lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể tham khảo thêm về IoT tại:

>>> Xem thêm: IoT là gì? tổng quan về IoT

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

Robot cộng tác là gì? Tính năng và ứng dụng của Cobot

Robot cộng tác là gì vài năm trở lại đây trở nên rất phổ biến, đặc biệt đối với ngành công nghiệp sản xuất với mục đích tự động hóa nhà máy sản xuất. Với nhiều tính năng và ưu điểm nổi trội, robot cộng tác còn có thể phù hợp với các công ty quy mô vừa và nhỏ. Hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn về robot cộng tác nhé. 

1. Robot cộng tác là gì?

Robot cộng tác là gì?

Robot cộng tác hay còn được gọi là “cobots” là những robot được thiết kế để làm việc tay đôi với nhân viên trong cùng một không gian. Được thiết kế với ngoại hình giống một cánh tay robot thông thường.

Robot cộng tác đã được nghiên cứu và phát triển trở thành sản phẩm đáng chú ý từ thế kỷ trước. Đáp ứng được nhiều doanh nghiệp nhỏ với giá thành phải chăng. Với công nghệ phát triển, tính năng của các Cobot đã được hoàn thiện hơn rất nhiều.

Cobot sẽ tập trung nhiều hơn vào các công việc lặp đi lặp lại, chẳng hạn như kiểm tra và chọn, giúp người lao động tập trung hơn vào các công việc đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề.

Một trong những điểm khác biệt giữa Cobot và Robot truyền thống là tính an toàn, đây được xem là trợ thủ đáng tin cậy khi làm việc cùng con người trong các hoạt động sản xuất công nghiệp.

2. Ưu điểm của Robot cộng tác

Ưu điểm của Robot cộng tác

  • Dễ dàng lắp đặt và di chuyển trong nhà máy sản xuất

Cobot thường sẽ có kích thước nhỏ gọn và dễ dàng vận hành, không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm lập trình. Giúp cho việc đào tạo nhân viên sử dụng và lập trình dễ dàng hơn.

Một số doanh nghiệp còn có thể thiết lập và sử dụng thành thạo một Cobot chỉ trong vòng vài tuần.

  • Đa chức năng

Cobots có thể thiết kế để đảm nhận nhiều công việc khác nhau, có thể là đóng gói, ghi nhãn, kiểm tra hàng hóa,… Một số cobot còn có tính di động cao, dễ dàng di chuyển từ nơi này tới nơi khác.

  • Giúp người lao động tập trung vào làm nhiều công việc sáng tạo hơn

Với sự trợ giúp của Cobot, người lao động có thể giảm tải hoặc loại bỏ các công việc chân tay thường xuyên này. Giúp người lap động có thể làm nhiều công việc sáng tạo hơn, giảm bớt các ngày đau ốm tại nơi làm việc.

Theo như nghiên cứu của Cục thống kê lao động Hoa Kỳ thì có đến 39% trường hợp rối loạn cơ xương liên quan đến nơi làm việc tại châu Mỹ vào năm 2018.

3. Sự khác biệt giữa Cobot và Robot

Sự khác biệt giữa Cobot và Robot

Yếu tố so sánh Cobot Robot
Kích cỡ Nhỏ nhẹ, linh hoạt To lớn, cồng kềnh, nặng
Sự tương tác với con người Được chế tạo để hợp tác với con người nên tính tương tác cao, thân thiện với người dùng. Được lập trình để làm công việc chuyên biệt, thay thế con người nên ít tương tác với con người.
Tính linh hoạt Cấu trúc nhỏ gọn, di chuyển linh hoạt Cấu trúc cồng kềnh, hầu như chỉ cố định tại 1 vị trí
Kết cấu, lập trình Kết cấu đơn giản, dễ lập trình và thay đổi công việc Kết cấu phức tạp, lập trình bài bản với công việc cố định
Tính thân thiện Thân thiện với con người Để đảm bảo an toàn nên nó hoạt động tách biệt với con người

4. Những sự thật về cobot mà bạn chưa biết?

Những sự thật về cobot mà bạn chưa biết?

Với sự phổ biến của Cobot như hiện nay thì vẫn có những thông tin tràn lan sai lệch về chúng. Để làm rõ những thông tin đó, hay cùng theo dõi những nội dung sau

a. Cobot không thay thế người lao động

Trên thực tế thì cobot chỉ đảm nhận giúp người lao động những việc nặng nhọc và ảnh hướng đến sức khỏe. Để người lao động được phân công đảm nhận những phần công việc khác thú vị hơn.

Ngoài ra Cobot cũng giúp tăng năng suất lao động, mà đây là điều mà các doanh nghiệp đều mong muốn. Các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thêm để sản xuất tối đa, chứ không sa thải bớt.

Sẽ không có loại máy móc nào có thể thay thế được sự khéo léo, khả năng sáng tạo của con người.

b. Robot cộng tác chỉ thay thế các hoạt động phức tạp với quy mô lớn

Tự động hóa sản xuất có thể ứng dụng với tất các các quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp có thể ứng dụng robot hợp tác vào những quy trình lặp đi lặp lại, mang tính thủ công hoặc những công việc khó khăn với người lao động như:

  • Xếp hàng và đóng gòi
  • Vặn ốc vít, bôi keo, tán đinh hay hàn tự động…
  • Lắp ráp những chi tiết nhỏ…
  • Cobot không nguy hiểm

Cobot được sáng chế với tiêu chí “ an toàn là trên hết” để cùng làm việc với con người.

  • Thiết kế đặc biệt
  • Nhẹ nhàng, linh hoạt
  • Hạn chế rủi ro nguy hiểm với con người
  • Không cần rào chắn bao quanh như khi vận hành robot công nghiệp truyền thống.
  • Robot cộng tác vận hành đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng

Cobot có kích thước nhỏ nhẹ dễ dàng vận hành theo hướng dẫn. Khi bạn cần thay đổi vị trí làm việc hay cải tạo mặt bằng thì chúng dễ dàng di chuyển hơn các loại khác.

Cobot cũng không đòi hỏi nhiều các kiến thức và thời gian lập trình.

c. Giá robot cộng tác không hề đắt đỏ

Đối với các doanh nghiệp khi đầu tư cobot đều đã có những kế hoạch cho tương lai dài. Mà so với robot truyền thống thì giá thành của chúng cũng rẻ hơn nhiều. Mà thời gian hòa vốn cũng nhanh.

Ngoài ra, Robot cộng tác còn mang lại hiệu quả về chi phí đầu tư lắp đặt ở mức tối thiểu, cobots có thể triển khai tại nhiều vị trí trong dây chuyền sản xuất bởi chúng không đòi hỏi phải thay đổi quá nhiều về hệ thống cơ sở hạ tầng với thời gian hoạt động 24/24.

5. Ứng dụng của Robot cộng tác trong công nghiệp

a. Ứng dụng trong dây chuyền đóng gói và xếp dỡ hàng tự động

Ứng dụng trong dây chuyền đóng gói và xếp dỡ hàng tự động

Cobot cộng tác có thể nhặt và phân loại sản phẩm trên băng chuyền theo đúng quy trình, chính xác từng mã hàng với tốc độ nhanh nhất.

Cobot còn hỗ trợ xếp hàng lên pallet, đảm nhận được nhiều công việc cùng lúc nhờ vào cảm biến thông minh và tích hợp AI.

b. Ứng dụng trong dây chuyền lắp ráp tự động

Ứng dụng trong dây chuyền lắp ráp tự động

Cobot có thể lựa chọn linh kiện, chuyền cho người lắp ráp, thực hiện các công việc trơn tru và chính xác. Phần cánh tay được thiết kế tương tự như cánh tay con người, có thể linh hoạt gắp bỏ các linh kiện cho dù kích thước của chúng ra sao.

Cobot còn có khả năng phân biệt kích thước và màu sắc, một số cobot còn được nâng cấp tính năng đảo chiều trên tay gắp giúp việc lắp ráp linh kiện nhanh hơn.

c. Ứng dụng trong công đoạn đánh bóng linh kiện – sản phẩm

Ứng dụng trong công đoạn đánh bóng linh kiện – sản phẩm

Với khả năng linh hoạt, di chuyển nhanh, có thể tăng tốc hoặc giảm tốc theo cài đặt.

Có thể áp dụng vào công đoạn đánh bóng cho các dây chuyền như gỗ, nhựa công nghiệp, đánh bóng xe ô tô, kim loại cơ khí, sản phẩm gia dụng,…

d. Ứng dụng xử lý vật liệu

Đây được xem là một trong những công đoạn nguy hiểm trong sản xuất. Một số vật liệu như kim loại, nhựa,… có thể gây rủi ro cho người lao động.

Ngoài ra, nhiều công việc xử lý vật liệu lặp đi lặp lại có thể làm phát sinh chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại.

Vật liệu nặng có thể dễ dàng được nâng lên và vận chuyển qua các tầng nhà máy bằng các nền tảng robot di động. Trong khi đó, các nhiệm vụ chăm sóc máy móc, bao gồm cả những nhiệm vụ liên quan đến máy CNC hạng nặng, cũng nằm trong khả năng của robot cộng tác.

e. Ứng dụng cho hệ thống cấp phôi tự động cho máy gia công, máy CNC

Ứng dụng cho hệ thống cấp phôi tự động cho máy gia công, máy CNC

Cobot hỗ trợ con người thực hiện các công đoạn cấp phôi/ lắp vào chính xác vị trí bàn máy/mâm cặp. Ngoài ra cobot còn hỗ trợ lấy sản phẩm, phân loại, đưa lên khay thành phẩm.

f. Ứng dụng hàn

Ứng dụng hàn

Phần lớn các công ty hiện nay đang chuyển sang sử dụng robot cộng tác vào công đoạn hàn. Robot cộng tác có thể xử lý các ứng dụng hàn TIG, hàn laze, hàn MIG, hàn siêu âm, hàn plasma, hàn điểm cũng như hàn vảy mềm và hàn vảy cứng.

Với tính đa dụng và linh hoạt, robot cộng tác thích hợp cho nhiều nhiệm vụ, giúp tăng hiệu quả vận hành cho dây chuyền sản xuất, giúp doanh nghiệp của bạn nhận được nhiều đơn hàng hơn.

>>> Xem thêm: Robot công nghiệp là gì? phân loại robot

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

Quy trình quản lý kho bằng mã vạch

Quy trình quản lý kho bằng mã vạch hiện đang được áp dụng tại đa số các doanh nghiệp, cửa hàng. Cùng với sự tiện ích, dễ sử dụng quản lý kho bằng mã vạch đã giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc,... hiệu quả. Hãy cùng theo dõi để biết rõ hơn về nó nhé.

1. Mã vạch là gì?

Mã vạch là gì?

Mã vạch (Barcode) là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu của sản phẩm hàng hóa mã hóa bằng tổ hợp các khoảng trắng và vạch thắng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số.

Mọi thông tin của sản phẩm sẽ được thể hiện theo mã vạch sản phẩm như: nước đăng ký, tên doanh nghiệp, lô sản xuất hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, kích thước, thông số sản phẩm,…

Một mã vạch sản phẩm sẽ gồm 2 phần chính:

  • Mã số hàng hóa: Dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của tổ chức GS1. Người dùng có thể dễ dàng nhận diện mã số này.
  • Mã vạch: Tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch,…

2. Quản lý kho bằng mã vạch là gì?

Quản lý kho bằng mã vạch là gì?

Trước đây, hầu hết các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam chỉ chủ yếu quản lý tồn kho bằng sổ sách. Việc này rất là vất vả trong việc ghi chép và kiểm soát, vừa tiêu tốn thời gian mà dữ liệu có khi còn bị sai sót.

Hơn những thế, bạn cũng không thể đưa các hoạt động tại cửa hàng, doanh nghiệp đi theo một quy trình được. Lý do là vì không thể quản lý được số lượng hàng tồn kho, số lượng hàng bán ra, nhập vào, thống kê doanh thu,…

Để kiểm soát được tình trạng kho triệt để hơn, quản lý kho bằng mã vạch ra đời. Thông qua mã vạch được gắn trên mỗi hàng hóa sẽ đơn giản quá việc quản lý hàng hóa thông qua các con số, ký hiệu dành riêng cho từng mặt hàng sản phẩm mà tránh được sự nhầm lẫn.

Để quản lý kho bằng mã vạch sản phẩm, bạn cần có 1 phần mềm quản lý kho, các thiết bị đọc mã vạch. Mã vạch có thể sử dụng chính mã có sẵn trên sản phẩm hoặc tự in một mã khác để quản lý.

3. Tại sao nên sử dụng mã vạch quản lý kho?

Tại sao nên sử dụng mã vạch quản lý kho?
  • Kiểm tra hàng hóa chính xác hơn

Mã vạch ngày nay được sử dụng cho hầu hết các lĩnh vực và sản phẩm. Việc quản lý kho bằng mã vạch sẽ giúp nhà nước dễ dàng nắm bắt thông tin chính xác và nhanh chóng.

Chỉ với các thao tác đơn giản các thông tin liên quan sẽ được hiển thị đầy đủ, như màu sắc, kích thước, số lượng chi tiết, đơn vị vận chuyển, số lô, thời gian, ngày sản xuất,…

Nhờ đó, hệ thống sẽ cho phép đối chiếu số lượng hàng hóa thực tế và số trên hệ thống để chỉ đưa ra chênh lệch kịp thời xử lý.

  • Quản lý kho nhanh chóng, tiết kiệm thời gian

Giải pháp này giúp nhân viên kho nhanh chóng truy xuất được thông tin sản phẩm nhanh chóng. Ví dụ: kiểm tra sản phẩm còn bao nhiêu trong của hàng/kho trên cùng một hệ thống, nhân viên chỉ cần quét mã thông tin sẽ tự động trả về.

Ngoài ra, công nghệ mã vạch còn giúp nhân viên kho tiết kiệm thời gian tìm kiếm, kiểm kê hàng hóa trong quá trình xuất nhập kho. Bạn không cần phải theo dõi hàng hóa thường xuyên mà hệ thống sẽ tự động cập nhật và thể hiện sau khi quét mã vạch sản phẩm.

Đồng thời, nhờ áp dụng công nghệ quản lý kho bằng mã vạch hiện đại doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nguồn lực cũng như các khoản chi phí liên quan đến việc kiểm kê kho truyền thống.

  • Quản lý chuỗi cung ứng

Công nghệ quản lý kho bằng mã vạch không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm kê được hàng hóa mà còn chủ động được nguồn hàng trong kho. Nhà quản lý hay nhân viên không phải mất quá nhiều thời gian để kiểm tra và đặt hàng.

Theo đó, phần mềm cho biết số lượng từng mặt hàng còn lại trong kho, hàng nào còn nhiều, hàng nào sắp hết để có kế hoạch triển khai phù hợp.

Từ đó, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu của  khách hàng.

4. Quy trình quản lý kho bằng mã vạch hiệu quả

Trong quy trình quản lý kho bằng mã vạch, để đảm bảo xuất nhập hàng được hiệu quả, nhân viên kho cần nắm rõ quy trình quản lý sau:

  • Quy trình nhập kho

Quy trình nhập kho

Nhân viên kho dùng máy quét mã vạch “đọc” mã vạch trên lô hàng.

Các thông tin này sẽ được đưa vào phần mềm trên máy tính để tạo phiếu nhập kho cùng với các thông tin liên quan như: Tên sản phẩm, ngày giờ nhập, người nhập…

  • Quy trình xuất kho

Quy trình xuất kho

Tương tự như nhập kho, dùng máy quét để đọc mã vạch trên lô hàng xuất đi.

Nhân viên quản lý có thể truy xuất được thông tin lô hàng xuất cho ai, đi bao nhiêu đơn hàng trên hệ thống trong 1 ngày/tháng/năm.

  • Quy trình kiểm kho

Quy trình kiểm kho

Để hạn chế tình trạng sai sót, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển, bảo quản, nhân viên kho cần thực hiện công tác kiểm tra trực tiếp.

Dùng máy quét mã vạch đọc tất cả các lô hàng có trong kho và kết nối với dữ liệu trên máy tính. Sau đó đối chiếu số lượng, thông tin xuất - nhập của mỗi đợt, xem lượng hàng còn lại có trùng khớp với nhau hay không.

Nếu có sự thay đổi, nhanh chóng điều chỉnh thông tin, tìm ra nguyên nhân thiếu hụt/hư hỏng và báo cáo cấp trên để có hướng xử lý phù hợp.

Quản lý kho bằng mã vạch đã đem lại nhiều hiệu quả như thế nào?; Quy trình quản lý kho bằng mã vạch diễn ra làm sao? đã được tổng hợp qua bài viết này. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo bổ ích dành cho bạn.

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý kho là gì? phương pháp quản lý kho hiệu quả

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

Bảo trì thiết bị là gì? Khi nào cần bảo trì thiết bị

Bảo trì thiết bị là gì? Khi nào thì cần bảo trì thiết bị, máy móc? Việc làm này có thật sự cần thiết hay không? - Câu trả lời là có nhé. Còn chúng cần thiết như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Bảo trì thiết bị là gì?

Bảo trì thiết bị là gì?

Hoạt động bảo trì máy móc được xem như cách gọi chung bao gồm bảo trì và bảo dưỡng. Cả hai đều có chung khái niệm là chăm sóc liên quan đến kỹ thuật.

Bảo trì sẽ thực hiện trong giai đoạn máy móc, thiết bị đã hỏng hóc. Nhân viên sẽ có các hoạt động để khôi phục máy về một tình trạng nào đó. Đối với tình trạng hỏng quá nặng sẽ phải thay thế chi tiết bên trong.

Bảo dưỡng là nhiệm vụ chăm sóc định kỳ và thường xuyên để thiết bị không xảy ra tình trạng hỏng hóc. Hoạt động này giúp máy móc luôn duy trì sự ổn định vận hành ở trạng thái tốt nhất.

Mặc dù có sự khác nhau về hoạt động, nhưng chúng đều là phương pháp bảo vệ máy móc cơ bản được áp dụng tại các nhà máy.

2. Các phương pháp bảo trì thiết bị máy móc

Các phương pháp bảo trì thiết bị máy móc

Trong các ngành công nghiệp hiện nay đều có sự tham gia của máy móc, thiết bị. Muốn máy móc vận hành êm ái và hiệu quả thì chúng phải thường xuyên được chăm sóc.

Dưới đây là những phương pháp bảo trì mà bạn có thể xem xét

  • Bảo trì thiết bị trong thời gian nhất định

Đây là phương pháp được nhiều nhà máy, xí nghiệp áp dụng nhất. Bạn có thể chia theo tuần, theo tháng, theo quý,…

Đầu tiên cần kiểm tra máy móc, so sánh thông số ban đầu của nhà sản xuất với tình trạng hiện tại của máy.

Sau đó sẽ có những thay thế định kỳ với linh kiện cụ thể theo lịch trình từ trước. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thêm các phần mềm quản lý để tiện theo dõi, giám sát việc bảo trì. Đưa ra lịch nhắc cho từng thiết bị.

  • Sửa chữa, bảo trì khi máy móc có hư hỏng

Thường những nhà máy với quy mô nhỏ sẽ áp dụng phương pháp này khi máy móc xảy ra hư hỏng. Công việc bảo trì định kỳ của họ chỉ dừng ở thay dầu, tra mỡ,…

Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng vì nó gây hại cho máy móc và tốn kém cho các doanh nghiệp.

  • Dựa theo tình trạng máy để bảo dưỡng, bảo trì

Muốn biết được tình trạng máy thì cần phải thường xuyên kiểm tra, đây là hoạt động định kỳ của các công ty chuyên nghiệp áp dụng.

Việc thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc định kỳ mới chẩn đoán được chính xác vấn đề đang gặp phải. Xác định được thay thế linh kiện hay xử lý vấn đề nào thì mới có kế hoạch cụ thể dừng hay tiếp tục để máy hoạt động.

Đối với 3 phương pháp đã liệt kê trên thì phương pháp này được đánh giá hiệu quả nhất, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Đặc biệt đối với các máy móc cần hoạt động liên tục trong nhiều giờ.

3. Mục đích của bảo trì thiết bị

Mục đích của bảo trì thiết bị

Việc bảo trì thiết bị, máy móc phải đảm bảo được các mục đích như sau:

  • Xác định được khả năng bảo trì khoảng tối đa của từng lại thiết bị.
  • Thu thập dữ liệu máy móc từ khi bắt đầu đưa vào vận hành đến lúc hư hỏng.
  • Biết được thời gian cần thay thế linh kiện quan trọng trong máy.
  • Nắm chắc được thời gian bảo hành cũng như chi phí mỗi lần bảo hành.
  • Tìm hiểu về các loại phụ tùng phù hợp nhất.
  • Phân tích được các dạng tác động xấu ảnh hưởng máy móc. Từ đó bộ phận kỹ thuật sẽ nghiên cứu và đưa ra được giải pháp phù hợp.
  • Phân tích các hư hỏng sẽ xảy ra để đưa đến phương án hạn chế ở mức thấp nhất.
  • Nghiên cứu những hư hỏng máy móc không mong muốn sẽ xảy ra.
  • Dự đoán sự phân bố thời gian từ khi sử dụng đến lúc hư hỏng của từng loại máy móc.
  • Khám phá để xác định được phương án giảm hư hỏng số linh kiện còn lại trong thiết bị.
  • Nghiên cứu những phương án sửa chữa khác khi phương án đang sử dụng có không hiệu quả.

4. Vai trò của bảo trì thiết bị công nghiệp

Vai trò của bảo trì thiết bị công nghiệp
  • Tăng hiệu suất hoạt động của máy móc

Máy móc có vòng đời trải qua 5 giai đoạn: vận hành – hỏng hóc – sửa chữa – vận hành – loại bỏ, thay thế.

Thế nhưng khi bạn thực hiện tốt công tác bảo trì thiết bị thì hiệu suất làm việc của máy móc sẽ được nâng cao. Việc này giúp giảm tối đa thời gian chết do hỏng hóc, sửa chữa.

  • Kéo dài tuổi thọ máy móc

Bảo trì thiết bị thường xuyên giúp nâng cao tuổi thọ làm việc của máy, tăng thêm thời gian hoạt động trước khi bước qua giai đoạn loại bỏ/thay thế.

Các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành được phát hiện sớm và khắc phục. Từ đó, ngăn chặn các lỗi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền hoạt động.

  • Đảm bảo an toàn

Bảo trì thiết bị giúp sớm phát hiện và giải quyết vấn đề của máy móc trước khi gánh hậu quả đáng tiếc. Máy móc được vận hành theo đúng quy chuẩn, an toàn và chất lượng, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động có thể xảy ra.

5. Khi nào thì cần bảo trì thiết bị?

Khi nào thì cần bảo trì thiết bị?

Nhiều doanh nghiệp cũng đang thắc mắc về mốc thời gian cần thiết để bảo trì các thiết bị. Máy móc, thiết bị sau một thời gian vận hành cần phải được kiểm tra, tra dầu, bơm mỡ hoặc thay thế linh kiện để đảm bảo khả năng vận hành hiệu quả.

Tùy vào môi trường làm việc như khí hậu, thời tiết, môi trường,… hay thiết kế của thiết bị cũng như cách vận hành của nhà máy khác nhau. Từ đó sẽ có những thời điểm bảo trì khác nhau. Có khi là sau 12 tháng khi sử dụng, cũng có khi chỉ sau 5.000 giờ khi sử dụng.

Hoặc đối với các hệ thống máy móc hay robot khi mới lắp đặt thì thường có thời gian bảo dưỡng, bảo trì khá ngắn. Chẳng hạn được chia theo quý 3 tháng 1 lần. Khi nào hệ thống làm việc trơn tru hơn thì thời gian bảo dưỡng định kỳ sẽ được kéo giãn ra.

>>> Xem thêm: Quản lý bảo trì là gì? tại sao cần quản lý

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...