Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

Cân xe tải là gì? Vai trò cân xe tải trong sản xuất

Cân xe tải là gì? Vai trò của cân xe tải trong sản xuất vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các doanh nghiệp đang tìm kiếm các phương pháp sản xuất tối ưu để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem cân xe tải là gì? và chúng đem lại những gì qua bài viết sau.

1. Cân xe tải là gì?

Cân xe tải là gì? Cân xe tải, cân ô tô điện tử là thiết bị để đo trọng lượng của phương tiện vận tải, cân xe tải hoạt động bằng cách cân toàn bộ trọng tải của xe tải bao gồm cả hàng hóa và sau đó trừ đi trọng lượng của xe để tính ra trọng lượng hàng hóa mà phương tiện đó chuyên chở. Cấu tạo của cân xe tải bao gồm 3 bộ phận chính:
  • Móng cân: được xây dựng từ sắt thép, xi măng, gạch…
  • Mặt bàn cân ô tô cân xe tải : được làm từ thép, hoặc bê tông cốt thép để chịu lực
  • Thiết bị điện cho trạm cân ô tô: Cảm biến lực, hộp cộng tín hiệu,đầu hiển thị, bảng led, và thiết bị phụ trợ khác.

2. Phân loại cân xe tải

Khi lắp đặt hệ thống cân xe tải cần xem xét đến 2 điều kiện chính, thứ nhất về mặt bằng và địa hình, thứ hai là kinh tế khi lắp đặt trạm cân xe tải. Dựa vào những điều kiện này cân xe tải được phân thành 2 loại chính:

a. Trạm cân xe tải điện tử kiểu chìm

Trạm cân xe tải điện tử kiểu chìm

Ưu điểm

  • Nằm chìm hoàn hoàn dưới đất, chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân xe điện tử.
  • Thẩm mỹ, hài hòa với khung cảnh chung của nhà máy.
  • Chịu ảnh hưởng của thời tiết của môi trường (gió, mua, nhiệt độ,…) ít hơn cân nổi.

Nhược điểm

  • Chi phí hầm cân cao
  • Thoát nước kém, dễ bị ngập cân (do có hầm cân)
  • Khó vệ sinh, lắp đặt hiệu chỉnh và sửa chữa. Lâu ngày không vệ sinh dẫn đến rác bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến tải trọng của cân.

b. Trạm cân xe tải điện tử kiểu nổi

Trạm cân xe tải điện tử kiểu nổi

Ưu điểm

  • Dễ dàng vệ sinh, lắp đặt và hiệu chỉnh
  • Thích hợp được với thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam, trong trường hợp thiết bị chính của cân bị ngâm nước trong thời gian không quá 120 giờ, cân vẫn đảm bảo hoạt động tốt.
  • Thoát nước tốt
  • Chi phí móng cân thấp

Nhược điểm

  • Chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống
  • Tính thẩm mỹ kém hơn.

3. Vai trò cân xe tải trong sản xuất

Vai trò cân xe tải trong sản xuất

a. Sự chính xác

Các loại cân cơ học truyền thống chỉ mang lại kết quả mang tính chất tương đối, một số còn có mức sai số lớn. Ngòai ra, quá trình cân đo bằng cân cơ tốn nhiều thời gian, đi kèm với nhiều bất tiện khi khối lượng hàng hóa lớn. Cân xe tải điện tử lại khác, chúng giải quyết được hầu hết các nhược điểm của cân cơ học. Các loại cân điện tử hiện này hầu hết đều đạt cấp chính xác theo 3 tiêu chuẩn Việt Nam TCVN hoặc Class 3 theo tiêu chuẩn quốc tế OIML. Loại cân này còn được kết nối với các phần mềm quản lý trạm cân tự động nên sẽ giúp quá trình cân đo nhanh chóng, chính xác, dễ dàng hơn gấp nhiều lần.

b. Giảm tình trạng xe quá tải

Cân điện tử giúp xác định khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp chính xác, nhanh chóng, tránh tình trạng trì trệ do xe chở quá tải. Doanh nghiệp tránh được tình trạng xe chở quá tải, nhất là khi sắp có quy định mới về tăng mức phạt xe chở quá tải của Bộ Giao thông Vận tải.

c. Nhanh chóng, hiệu quả

Đầu cân điện tử được kết nối với máy tính, máy in với chương trình quản lý cho phép người dùng lưu trữ, in ấn kết quả cân, giúp việc truy xuất, xử lý dữ liệu trong quá trình xuất nhập hàng hóa diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Các thông tin về số liệu hàng hóa, xe,… được truy xuất và kiểm tra dễ dàng qua máy tính hoặc phiếu nhập/xuất hàng in ra. Cân xe tải tích hợp thêm phần mềm quản lý trạm cân, các dữ liệu được bảo mật tuyệt đối và có thể truy cập cứ thời gian và địa điểm nào. Thuận lợi quản lý từ xa dễ dàng.

d. Tiết kiệm được nhiều chi phí

Việc lắp đặt trạm cân ô tô nhanh chóng và dễ dàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình cân hàng hóa diễn ra nhanh chóng và chính xác giúp quá trình nhập xuất hàng hóa của doanh nghiệp cũng diễn ra nhanh chóng và nhịp nhàng. Đặc biệt, việc trang bị cân điện tử và phần mềm quản lý trạm cân tự động sẽ giúp doanh nghiệp giảm tối đa số lượng nhân sự, tinh giản bộ máy doanh nghiệp.

e. Hiệu quả kinh tế cao

Cân xe tải điện tử hoạt động ổn định, giúp hàng hóa không bị tắc nghẽn, hiệu quả hoạt động sản xuất được nâng cao hơn. Hệ thống cân ô tô điện tử giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực, từ đó giúp giảm chi phí quản lý cho doanh nghiệp. Đặc biệt, khi doanh nghiệp làm ăn với các đối tác, việc giao hàng đúng tải trọng, đúng khối lượng sẽ góp phần nâng cao uy tín cho doanh nghiệp và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Để hệ thống cân xe tải được vận hành hiệu quả và trơn tru hơn thì luôn có một phần mềm quản lý đi kèm với chúng. Phần mềm sẽ quản lý,lưu trữ dữ liệu để thuận tiện cho quá trình. Thông tin cập nhật cũng sẽ chính xác hơn. Bạn có thể tham khảo thêm về phần mềm hỗ trợ cân xe tải dưới đây: >>> Xem thêm: Phần mềm quản lý cân hàng xá

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

SOP là gì? Quy trình của SOP trong các lĩnh vực

SOP là gì? SOP là khái niệm còn tương đối xa lạ đối với một số người, tuy nhiên SOP lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp, khách sạn hay nhà hàng. Vậy SOP là gì? thì hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn nhé.

1. SOP là gì?

[caption id="attachment_5698" align="aligncenter" width="600"]SOP là gì? SOP là gì?[/caption] SOP được viết tắt từ 3 chữ trong tiếng Anh là Standard Operating Procedure, đây là hệ thống quy trình hoạt động tiêu chuẩn gồm nhiều bước. Hệ thống này giúp hỗ trợ người dùng biết được tiến độ công việc, từ đó cải thiện và nâng cao năng suất. Thông qua quy trình SOP, công việc sẽ được vận hành hoàn hảo và đúng tiến độ thời gian. Giúp nhân viên nắm bắt được khối lượng công việc và làm quen với môi trường mới. Quy trình SOP được coi là một quy trình không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Với những ưu điểm vượt trội, SOP giúp người dùng đạt được những mục đích mà người dùng hướng đến:
  • Giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng với công việc và môi trường mới.
  • Nhằm tiết kiệm thời gian và cải thiện hiệu suất làm việc.
  • Ngăn chặn tối đa việc lãng phí tài nguyên, nhất là tài nguyên con người.
  • Chất lượng công việc ổn định và hiệu suất tăng.

2. Quy trình SOP trong các lĩnh vực

Sop áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhằm mục đích giúp cho quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng. Ví dụ SOP được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, y tế, khách sạn, nhà hàng, hàng không, kỹ thuật, giáo dục, công nghiệp, … và cả quân sự.

2.1 SOP trong sản xuất

SOP trong sản xuất SOP chủ yếu là đảm bảo quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ cho khách hàng được diễn ra theo quy trình chuẩn mực, đảm bảo chất lượng cao và hạn chế những sai sót xảy ra nếu có. Mặt khác, người lao động sẽ dần làm việc theo quy chuẩn chung và năng suất lao động sẽ tăng lên đáng kể. Một vài lợi ích của việc sử dụng SOP trong sản xuất bao gồm:
  • Tiết kiệm thời gian, cải thiện hiệu suất
  • Ngăn ngừa lãng phí tài nguyên
  • Được giới thiệu thêm nguồn khách hàng mới.
  • Duy trì hoặc cải thiện vị thế của bạn trên thị trường.
  • Cải thiện độ an toàn.
  • Giảm rủi ro nợ.
  • Góp phần xây dựng thương hiệu tích cực cho sản phẩm của bạn.

2.2 SOP trong khách sạn

SOP trong khách sạn SOP trong khách sạn được sử dụng để tạo ra quy trình chuẩn riêng cho mỗi bộ phận như: lễ tân, nhà hàng, buồng phòng,… để hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc và duy trì chất lượng công việc với hiệu quả cao nhất. Quy trình chuẩn SOP khách sạn tại mỗi vị trí, mỗi khách sạn là khác nhau. Phải căn cứ vào từng điều kiện, từng vị trí để đưa ra quy trình cho phù hợp, khoa học. Lợi ích của quy trình SOP trong ngành khách sạn:
  • SOP chính là bí kíp giúp nhân viên hiểu rõ hơn vị trí công việc của mình trong khách sạn.
  • Tiết kiệm khá nhiều thời gian mà còn tăng hiệu suất làm việc.
  • SOP chính là mấu chốt để đánh giá khả năng hoàn thành công việc của nhân viên. Giúp nhân viên tự giác và phấn đấu hơn trong công việc.
  • Góp cho những người làm quản lý có thể theo dõi được chi tiết các công việc trong khách sạn.
  • Vừa là nơi thu thập các ý kiến đóng góp để đưa ra các chính sách phúc lợi hợp lý cho nhân viên.
  • Sop có thể giúp quản lý nhìn ra được điểm mạnh yếu của từng nhân viên và đưa ra giải pháp đào tạo phù hợp.
  • SOP khách sạn là cơ sở để hướng dẫn, đào tạo nhân viên và đặc biệt là nhân viên mới.

2.3 SOP trong nhà thuốc

SOP trong nhà thuốc Đối với nhà thuốc, SOP được thể hiện dưới dạng văn bản trình bày rõ ràng các trình tự, thao tác mà nhân viên của nhà thuốc sẽ phải thực hiện khi có khách hàng đến mua. Quy trình này được thông qua tất cả nhân viên để có thể hoàn thiện và chuẩn nhất. Sau đó được phê duyệt thì mới bắt đầu có hiệu lực. Vai trò của hệ thống quy trình thao tác chuẩn SOP trong nhà thuốc như sau:
  • Định hướng, hướng dẫn công việc: Giúp cho mọi nhân viên y tế đều có các thao tác đạt chuẩn đảm bảo chất lượng dược phẩm tốt nhất.
  • Đây là tiêu chuẩn, cơ sở đánh giá trình độ, năng lực của nhân viên thông qua mức độ hoàn thành công việc.
  • Hệ thống quy trình thao tác chuẩn có vai trò là công cụ đối chiếu giúp mọi nhân viên nhớ được các thao tác một cách dễ dàng, quá trình đào tạo nhân viên mới sẽ tiết kiệm tối đa thời gian.
  • Căn cứ, cơ sở để kiểm tra các thông tin về chất lượng dược phẩm hoặc thẩm định hệ thống nhà thuốc.
  • Hồ sơ hiệu năng: Tạo nền tảng để sửa đổi, bổ sung hoặc có các cải tiến điều kiện kinh doanh hay quy trình;
  • Tài liệu kinh doanh: Đây là tài liệu quan trọng để đối chiếu khi quá trình phân phối, nhập thuốc có vấn đề như khiếu nại, thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

2.4 SOP trong logistics

SOP trong logistics Logistics thuộc chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho và bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ. SOP trong Logistics là việc vô cùng quan trọng và cần thiết bởi vì phải xây dựng được một chiến lược – quy trình thao tác chuẩn SOP thì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hiệu quả. Quy trình thao tác chuẩn SOP trong Logistics bao gồm:
  • Dịch vụ khách hàng.
  • Dự báo nhu cầu.
  • Thông tin trong phân phối.
  • Kiểm soát lưu kho.
  • Vận chuyển nguyên vật liệu.
  • Quản lý quá trình đặt hàng.
  • Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho.
  • Thu gom hàng hóa.
  • Đóng gói, xếp dỡ hàng.
  • Phân loại hàng hóa

3. Cách xây dựng một quy trình thao tác chuẩn SOP

Cách xây dựng một quy trình thao tác chuẩn SOP Dưới đây là 5 bước để xây dựng một quy trình thao tác chuẩn SOP hiệu quả, nâng cao hiệu quả công việc.
  • Bước 1: Lập tất cả các quy trình hoạt động của doanh nghiệp thành 1 danh sách cụ thể.
  • Bước 2: Lập một kế hoạch cụ thể cho SOP của doanh nghiệp.
  • Bước 3: Trao đổi với nhân viên, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của kế hoạch trên.
  • Bước 4: Xem xét lại quá trình và ghi lại những hoạt động của SOP.
  • Bước 5: Hãy thường xuyên cập nhật quá trình hoạt động chuẩn SOP.
Dù ở lĩnh vực nào thì bạn cũng hãy nên xây dựng cho doanh nghiệp của mình một quy trình SOP phù hợp. Khi bạn tối ưu sẽ đem lại những kết quả tốt nhất.

4. Hướng dẫn vận hành quy trình chuẩn SOP

Hướng dẫn vận hành quy trình chuẩn SOP

4.1 Đối với cấp quản lý

Nhà quản lý là người trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt quy trình SOP đến nhân viên cấp dưới. Do đó, người quản lý cần cần nắm được các quy trình công việc, kiểm soát công việc chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót trong quá trình thực hiện. Đồng thời, người quản lý cần phải biết cách lắng nghe ý kiến nhân viên về các vấn đề phát sinh hoặc không phù hợp để không ngừng hoàn thiện và cải tiến quy trình SOP.

4.2 Đối với nhân viên

Nhân viên là đối tườn trực tiếp thực hiện công việc và chịu trách nhiệm làm theo quy trình SOP chuẩn dưới sự hướng dẫn của cấp trên. Vì vậy, nhân viên phải có ý thức tự giác hoàn thành tốt công việc và không làm sai nghiệp vụ của mình. Đồng thời nhân viên có thể góp ý, đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. >>> Xem thêm: Truy xuất nguồn gốc là gì? Lợi ích và quy trình

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

CQ là gì? Phân biệt giữa CQ và CO

CQ là gì? CQ hay CO đều là những giấy tờ vô cùng cần thiết đối với những ai làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhưng trên thực tế hai loại giấy tờ này hoàn toàn không giống nhau. Vậy ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem CQ là gì? và sự khác nhau giữa CQ và CO nhé. 

1. CQ là gì?

CQ là gì?

Certificates of quaity (CQ hay C/Q) là giấy chứng thực chất lượng sản phẩm ưa thích với tiêu chuẩn của nước gia công hoặc quốc tế. Mục tiêu của loại giấy này là để chứng minh sản phẩm gia công ưa thích với tiêu chuẩn đã công bố tất nhiên sản phẩm đó.

Hầu hết những cơ quan chứng thực sản phẩm (hoặc những chứng thực sản phẩm) đều sẽ được xác nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/ IEC Information 65:1996.

Trong xuất nhập khẩu, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá được phân loại dựa trên 2 hình thức:

  • Chứng nhận tự nguyện: Đây là chứng nhận được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hay cá nhân.
  • Chứng nhận bắt buộc: Chứng nhận này được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

2. Nội dung chính trong CQ là gì?

Tuỳ vào từng loại hàng hoá cũng như các lĩnh vực khác nhau, mà CQ cũng có những nội dung khác nhau. Nhưng chúng vẫn thể hiện được các nội dung cơ bản cần có như:

  • Thông tin nhà sản xuất: Tên và địa chỉ cụ thể của công ty sản xuất
  • Thông tin bên mua hàng: Tên và địa chỉ của cá nhân, đơn vị hay công ty
  • Số lượng hàng hoá: Mô tả tổng quát về hàng hoá, mã số, số lượng và cân nặng ( tổng đơn )
  • Địa điểm và thời gian xuất/nhập hàng: Địa chỉ cảng đi và cảng đến – Thời gian
  • Xác nhận của nhà sản xuất: Bao gồm dấu + logo của nhà sản xuất, cùng chữ ký + đóng dấu của thủ trưởng đơn vị phụ trách.

3. Vai trò của CQ

Vai trò của CQ

CQ sẽ có những vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu như sau:

  • CQ giúp chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.
  • Chứng chỉ chất lượng CQ rất quan trọng cho cả nhà sản xuất và cả khách hàng của họ. Giúp xác nhận chất lượng của hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không.
  • Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan. (trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký).
  • Doanh nghiệp khi sản xuất ra hàng hóa chỉ có quyền công bố các tiêu chuẩn chất lượng, cũng như cấp phép các giấy tờ xuất xưởng chứng nhận như hàng chuẩn v.v... Nhưng cấp CQ là cơ quan độc lập có chức năng cấp giấy tờ đó.

Cần phải có một bên độc lập kiểm định chất lượng hàng hóa. Bởi vì nó là thước đo chuẩn cho các mặt hàng cùng mẫu mã, chức năng của các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau.

Từ đó, người tiêu dùng có quyền so sánh và lựa chọn các tiêu chí sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nhưng về phía nhà sản xuất, thì nên khuyên khích họ hoàn thành thủ tục đó, về lâu dài rất có lợi cho doanh nghiệp.

4. Sự khác nhau giữa CO và CQ là gì?

Sự khác nhau giữa CO và CQ là gì?

Cả CO và CQ đều là hai loại giấy tờ quan trọng được sử dụng đa số trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu để làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa và một số công việc liên quan.

Bạn cần phải hiểu rõ và phân biệt 2 loại giấy tờ này để tránh gặp những trường hợp sai sót. Dưới đây là các đặc điểm giúp bạn dễ dàng phân biệt hơn:

CO CQ
Định nghĩa ·         CO (Certificate of Origin) – Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa ·         CQ (Certificate of Quality) – Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Vai trò ·         Chứng minh nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa và phù hợp với những quy định về luật pháp hiện hành. ·         Đáp ứng yêu cầu hợp pháp về thuế quan.   ·         Chứng minh sản phẩm, hàng hoá đạt chất lượng và phù hợp với những tiêu chuẩn đã được công bố ( có kèm hàng hoá )
Cơ quan cấp phát Cả 2 chứng từ này đều được cấp phát bởi cơ quan có thẩm quyền là Bộ công thương. Tuy nhiên, với một số trường hợp có thể uỷ quyền cho các cơ quan hoặc tổ chức khác.

5. Thủ tục xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

Thủ tục xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

Bước 1: Cơ quan cấp CQ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp CQ của doanh nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ.

Qúa 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

Bước 2: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Sau khi có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trong đó:

  • Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở.
  • Thẩm định tiêu chí theo quy định.

Bước 3: cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Nếu kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: CO là gì? Tại sao cần CO khi xuất hàng hóa?

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Tổng quan về kho tự động AS/RS

Kho tự động AS/RS đang được đánh giá cao trong những phương thức về tự động hóa, được ứng dụng nhiều trong các hoạt động logistic, vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thì ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu tổng quan về kho tự động AS/RS. 

1. Kho tự động AS/RS là gì?

Kho tự động AS/RS là gì?

Kho tự động AS/RS là sự kết hợp của kho tự động pallet cùng hệ thống lưu trữ và truy hồi tự động. AS/RS được viết tắt từ Automated Storage & Retrieval System, dịch ra có nghĩa à “Hệ thống lấy cất hàng hóa tự động”.

Loại kho này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất đồ uống, thực phẩm đôn lạnh, cơ khí, điện tử, logistic,… bởi khả năng lưu trữ hàng hóa tận dụng được tối đa chiều cao nhà xưởng lên đến 40m.

Kho tự động AS/RS là một phần quan trọng đối với nhà máy thông minh, giúp quá trình sản xuất được diễn ra tự động, linh hoạt, tiết kiệm thời gian. Đặc biệt, an toàn cho người sử dụng trong việc vận chuyển, đưa hàng hóa nặng lên trên cao và xuất hàng xuống mặt đất.

2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kho tự động AS/RS

Giá đỡ
  • Các giá đỡ pallet, giá đỡ ổ đĩa được trang bị phù hợp với khả năng tải hàng hóa với công suất tốt.
  • Theo đó, các băng tải sẽ thực hiện hoạt động bốc xếp theo chỉ dẫn từ máy tính trung tâm.
Stacker
  • Các ổ đĩa có nhiệm vụ chuyển đổi tần số vector và điều khiển vị trí bộ mã hóa cùng với đó là các thiết bị an toàn cơ và điện tử để đảm bảo sử dụng hệ thống AS/RS trở nên an toàn.
Hệ thống truyền tải
  • Hệ thống truyền tải được trang bị ở gần khu vực kho có nhiệm vụ hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa thông qua các xe nâng, băng tải hoặc băng tải xích và kết hợp với thang máy.
Hệ thống điều khiển
  • Hệ thống điều khiển cho phép kết nối dữ liệu thực tế của khu vực kho vận và gửi thông tin về hệ thống phần mềm WMS thông qua các bộ điều khiển và băng tải ngoại tuyến.
Hệ thống WMS
  • Một hệ thống quản lý kho thông minh cần có cấu trúc mạng sao, máy chủ mạng, máy chủ RF, máy tính để quản lý và giám sát, trạm gốc RF và thiết bị đầu cuối RF cho kho hàng vào/ra.

3. Nguyên lý hoạt động của kho tự động AS/RS

Nguyên lý hoạt động của kho tự động AS/RS

Nơi lưu trữ hàng hóa được kết cấu vững chắc nhiều tầng, thành nhiều ô nhỏ, mỗi ô được gán một một ID lưu trữ thông tin, trạng thái của hàng (có hoặc trống) cập nhật theo thời gian thực.

Khi pallet được nhập kho, hệ thống sẽ quản lí toàn bộ thông tin của pallet hàng thông qua mã định danh. Hệ thống sẽ tự động tính toán và đưa ra vị trí lưu kho phù hợp dựa theo các tiêu chí như: kích thước, trọng lượng, khu vực phân loại,…

Đồng thời, hệ thống sẽ tính toán đường đi gần nhất của vị trí hàng hóa tới nơi lưu kho để tiết kiệm thời gian và năng lượng.

Khi nhập kho hệ thống cũng tự định vị pallet hàng đó thông qua mã này và lấy hàng ra một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, việc xuất hàng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào quy mô của kho, khả năng hệ thống, thiết bị handling, loading/unloading (cần trục, băng tải công nghiệp, robot, hàng rào bảo vệ, shuttle,…)

Ngoài các khả năng xuất, nhập hàng hóa sao cho tối ưu và tự động hóa, hệ thống kho tự động AS/RS còn có các tính năng quản lý hạn sử dụng của sản phẩm và đưa ra các thông báo cho người quản lý, xử lý các kế hoạch xuất hàng.

4. Phân loại kho tự động AS/RS

4.1 AS / RS dựa trên xe trung chuyển shuttle

AS / RS dựa trên xe trung chuyển shuttle

Các pallet được truyền theo đường băng tải con lăn, cần trục hoặc cánh tay robot công nghiệp sau đó cung cấp hàng xuất/nhập kho.

Chúng có thể di chuyển tiến hoặc lùi như con thoi hoặc “bot” chạy trên đường ray giữa một cấu trúc giá đỡ. Xe trung chuyển có thể xoay 90 độ một cách linh hoạt giúp đưa các pallet vào vị trí lưu kho.

Khi một sản phẩm được yêu cầu, xe trung chuyển shuttle sẽ di chuyển đến vị trí của sản phẩm và lấy thùng carton/pallet có chứa mặt hàng yêu cầu. Sau đó trực tiếp đến băng tải.

4.2 AS / RS dựa trên băng chuyền

AS / RS dựa trên băng chuyền

Hệ thống kho tự động AS / RS dựa trên băng chuyền bao gồm các thùng sản phẩm hoặc hàng tồn kho quay liên tục dọc theo một đường.

Khi người vận hành yêu cầu một mặt hàng cụ thể, hệ thống sẽ tự động xoay để tiếp cận thùng phù hợp để có thể chọn mặt hàng đó. Một đèn tích hợp sẽ cho người chọn biết băng chuyền, giá và mặt hàng cần chọn.

AS / RS dựa trên băng chuyền có thể bao gồm băng chuyền ngang hoặc băng chuyền dọc. Băng chuyền ngang thường được sử dụng cho các mặt hàng và bộ phận nhỏ, cũng như tài liệu hoặc nguyên liệu thô.

5. Lợi ích của kho tự động AS/RS

Lợi ích của kho AS/RS

5.1 Cải thiện hiệu quả vận hành và khả năng lưu trữ

Hệ thống giúp cải thiện không gian sàn bằng cách tận dụng tối đa chiều cao của kho xưởng so với kho truyền thống trước đó.

Ở kho truyền thống chỉ có thể triển khai kho với chiều cao từ 2.5 – 3m cùng với sự hỗ trợ của thang leo trèo. Vừa mất thời gian vừa không đảm bảo.

Tuy nhiên với giải pháp kho tự động AS/RS, chung kệ được bố trí và mang lại hiệu quả tối ưu hoá không gian chứa hàng lên tới 70%.

5.2 Hoàn toàn tự động và chính xác

Hàng hóa được lưu trữ và kiểm soát truy xuất thông qua các phần mềm cho định danh và quản lý theo mã tùy chọn.

Mỗi sản phẩm được xây dựng các địa chỉ IP riêng giúp hệ thống có thể nhận dạng và xác định vị trí của sản phẩm một cách chính xác.

Nhân viên kho cũng dễ dàng hơn trong việc theo dõi quản lý kho hàng thông qua phần mềm. Có thể theo dõi từ xa thông qua các thiết bị thông minh cầm tay có kết nối internet.

Theo đó, hệ thống sẽ tự động truy xuất và thực hiện việc xuất hàng tự động và chính xác nhờ các hệ thống: băng tải tự động, robot cấp hàng, hệ thống cẩu trục.

5.3 Giảm thiểu tối đa nhân công và sai sot, rủi ro trong hoạt động kho

Việc lưu trữ, kiểm kê hàng hóa tồn kho sẽ được thực hiện hoàn toàn thông qua phần mềm quản lí kho thông minh (WMS).

Điều này giúp giảm sức người một cách đáng kể trong nhiệm vụ xếp hàng, đẩy hàng, leo chèo, kiểm kê, khênh vác…từ đó giảm thiểu các rủi ro về tai nạn lao động khi sử dụng nhân công truyền thống.

Ngoài ra, việc ứng dụng phần mềm công nghệ tiên tiến trong việc quản trị khu vực nhà kho cũng giúp giảm thiểu sai sót trong kiểm đếm, thống kê tồn kho…

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý kho là gì? phương pháp quản lý kho hiệu quả

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...