Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

Switch công nghiệp là gì? Phân loại và so sánh

Switch công nghiệp là gì? Phân loại  và so sánh Switch công nghiệp ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mua theo nhu cầu sử dụng và kinh tế của bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé

1. Switch công nghiệp là gì?

[caption id="attachment_5771" align="aligncenter" width="600"]Switch công nghiệp là gì? Switch công nghiệp là gì?[/caption]

Switch công nghiệp hay tiếng Anh còn gọi là Industrial Ethernet Switch – IE Switch, ngoài ra chúng còn được gọi với tên gọi khác là thiết bị chuyển mạch công nghiệp (bộ chia mạng).

Switch công nghiệp có thiết kế mạnh mẽ, vỏ kim loại rắn chắc có thể đáp ứng nhiệt độ từ 0 – 75°C, đôi khi lên tới 85°C. Bên cạnh đó còn có khả năng chống rung shock và cháy nổ cực tốt. Thích hợp phục vụ cho các hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.

Xét về cơ bản thì Switch công nghệ cũng không khác nhiều so với switch thông thường, cũng giống như so sánh sự khác biệt giữa PC và IPC vậy. Nhưng điều nổi bật của chúng chính là tính bảo mật cao, cũng như các yêu cầu về thời gian thực trong điều khiển công nghiệp.

2. Các loại Switch công nghiệp

Đối với mỗi môi trường công nghiệp, những nhu cầu về kết nối hay chia sẻ và trao đổi dữ liệu ít nhiều cũng có sự khác nhau. Vì điều này mà Switch công nghiệp có đa dạng về chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dùng.

Dựa theo những tính chất cơ bản thì ta có thể chia chúng thành 3 loại:

  • Phân theo số cổng
  • Phân theo nhu cầu sử dụng
  • Phân theo nhà sản xuất

Nắm chắc được những ưu điểm riêng của từng loại sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thiết bị chuyển mạch công nghiệp.

2.1 Phân loại theo số cổng

Phân loại theo số cổng

Số lượng cổng của Switch công nghiệp khá đa dạng để đáp ứng cho số lượng user tại các xí nghiệp và các nhà máy. Một số loại phải kể đến như: switch công nghệ 4 cổng, 8 cổng, 16 cổng, 24 cổng, 48 cổng.

Loại Switch công nghiệp phổ biến nhất là loại 8 port.

2.2 Phân loại theo nhu cầu sử dụng

Dựa theo nhu cầu sử dụng thì Switch công nghiệp được chia thành 2 loại: Switch công nghiệp không được quản lý và Switch công nghiệp được quản lý.

  • Switch công nghiệp không được quản lý: các thiết bị chuyển mạch cho phép bạn kết nối các thiết bị đơn giản mà không cần cấu hình. Cùng với tính năng “plug-and-play” nghĩa là chỉ cần cắm và chạy. Chúng có chi phí phải chăng phù hợp cho nhu cầu sử dụng nhanh chóng, đơn giản.
  • Switch công nghiệp được quản lý: là thiết bị chuyển mạch làm việc với hiệu suất và độ bảo mật cao, cho phép người dùng theo dõi, giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống mạng. Mục đích là để cung cấp bảo mật cao hơn, linh hoạt và hoạt động tốt hơn so với Switch không được quản lý.
[caption id="attachment_5774" align="aligncenter" width="600"]Phân loại theo nhu cầu sử dụng Switch công nghiệp không được quản lý[/caption]

2.3 Phân loại theo nhà sản xuất

Một số thương hiệu hàng đầu được kể đến như: Cisco, PLANET, 3Onedata, D-Link, Siemens, Allied Telesis,…

Phân loại theo nhà sản xuất

3. Ưu điểm của Switch công nghiệp

Ưu điểm của Switch công nghiệp

Phù hợp với môi trường có dải nhiệt độ rộng

Switch công nghiệp sử dụng vỏ kim loại để tản nhiệt có thể chịu được sự thay đổi về nhiệt độ hay các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Với cấu tạo này chúng có thể hoạt động tốt trong môi trường có dải nhiệt độ từ -40 độ đến 85 độ.

Hiệu suất siêu chống nhiễu

Mức độ nhiễu cao sẽ gây ảnh hưởng đến các kết nối mạng, mà Switch công nghiệp có thể giải quyết được vấn đề chống nhiễu mạnh.

Ngoài ra chúng có thể chống sét, chống thấm nước, chống ăn mòn, chống giật, chống tĩnh điện...

Thiết kế nguồn điện dự phòng

Switch công nghiệp có thiết kế với nguồn dự phòng kép để tránh sự cố mất điện, hoạt động hiệu quả và tin cậy.

Thiết kế của Switch công nghiệp cho phép chúng cung cấp nhiều mô đun media có thể thay thế nóng và các đơn vị nguồn để cung cấp tính linh hoạt và tính sẵn sàng cao hơn.

Mạng ring nhanh, dự phòng nhanh

Switch công nghiệp có khả năng hình thành mạng dự phòng nhanh chóng, đáng tin cậy với thời gian tự phục hồi siêu nhanh dưới 50 mili giây.

Chúng có thể cung cấp khả năng khôi phục nhanh hơn từ một đường dẫn dữ liệu bị lỗi

Độ bền cao

Switch công nghiệp với kết cấu bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn trong công nghiệp có vòng đời hoạt động trong 10 năm hoặc hơn.

4. Sự khác nhau giữa Switch công nghiệp và Switch thường

Sự khác nhau giữa Switch công nghiệp và Switch thường
So sánh Switch công nghiệp Switch thường
Môi trường hoạt động Switch công nghiệp có thiết kế mạnh mẽ chống lại bụi bẩn, tiếng ồn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, sấm chớp,… Switch công nghiệp có thể hoạt động trong môi trường nhà xưởng, xí nghiệp, những nơi có môi trường sử dụng khắc nghiệt. Các thiết bị Switch thông thường được sử dụng phổ biến trong hệ thống mạng tại các văn phòng hay doanh nghiệp, nơi có môi trường làm việc dễ chịu.
Nhiệt độ làm việc Có thể hoạt động trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt, với dải nhiệt độ lớn trong khoảng từ -40 đến 85°C Switch thông thường chỉ hoạt động được trong môi trường nhiệt độ từ 0 đến 60°C.
Tuổi thọ của sản phẩm Các thiết bị switch công nghiệp có tuổi thọ lên tới 10 năm. Các thiết bị chuyển mạch thông thường chỉ có thể hoạt động bình thường từ 1,5 đến 3 năm trước khi bị lỗi.
Khả năng làm mát Switch công nghiệp, vì thường xuyên hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao nên các thiết bị chuyển mạch này hỗ trợ làm mát nhanh chóng bằng cách tản nhiệt thông qua thân vỏ. Các thiết bị Switch truyền thống thường được trang bị quạt tản nhiệt để hỗ trợ làm mát cho thiết bị
Bài viết trên đã tổng hợp lại những kiến thức cơ bản về Switch công nghiệp là gì? Cũng như sự khác nhau giữa chúng với switch thường để bạn dễ dàng so sánh và lựa chọn mua. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

>>> Xem thêm: Switch là gì? Tìm hiểu về switch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...