Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Phương pháp phân tích ABC và XYZ trong quản lý hàng tồn kho

Mức độ hàng tồn kho trong kinh doanh, trong các doanh nghiệp thường được xác định thông qua kỹ thuật phân tích ABC với sự kết hợp của phân tích XYZ. Hãy cùng tìm hiểu xem hai phương pháp này là gì và khi kết hợp với nhau chúng sẽ đem lại những hiệu quả gì nhé. 

1. Phương pháp ABC trong quản lý hàng tồn kho

Phương pháp phân tích ABC là gì?

Kỹ thuật phân tích ABC hay còn gọi là mô hình ABC, được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Pareto – 20% hàng hóa đem lại 80% doanh số. Có nghĩa là nếu bạn có thể kiểm soát được tốt 20% hàng hóa thì bạn sẽ kiểm soát được 80% của toàn bộ hệ thống.

Ở phân tích ABC, nó phân loại hàng hóa theo thứ tự giảm dần dựa theo giá trị đóng góp cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Nhóm A: nhóm có giá trị đóng góp lớn nhất, chiếm từ 70-80% so với tổng giá trị hàng hóa dự trữ trong kho. Nhóm hàng này cần được chọn lọc, chính xác về số lượng, thời gian đặt hàng để mua liên tục.
  • Nhóm B: là nhóm hàng hóa trung gian, có giá trị hàng năm ở mức trung bình chỉ đem lại 15% chỉ tiêu bán hàng.
  • Nhóm C: là nhóm có những mặt hàng giá trị thấp, chỉ chiếm 5% trong tổng giá trị hàng dự trữ.

Để tính được giá trị của những nhóm hàng này thì cách tốt nhất là dựa theo chỉ tiêu lợi nhuận.

Phương pháp ABC là gì?

Lợi ích của phân tích ABC trong quản lý hàng tồn kho

Phân tích ABC đã đóng góp không nhỏ cho doanh nghiệp khi kiểm soát tốt hơn chi phí vốn lưu động, giảm được số hàng hóa lỗi thời. Cụ thể thì ABC đã đem lại những lợi ích như:

  • Tối ưu hóa không gian tồn kho bằng cách ưu tiên không gian để dự trữ những lượng hàng hóa quan trọng, kiểm soát được mức tồn kho ít ở những mặt hàng nhóm B, nhóm C.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và vận hành kho hàng, việc quản lý kho cũng trở nên linh hoạt hơn.
  • Giảm đi các chi phí không cần thiết, tập trung các nỗ lực và nguồn lực vô những nhóm hàng phân chia theo cấp độ. Giảm dự trữ an toàn cho các mặt hàng nhóm B và nhóm C.
  • Dịch vụ công ty hiệu quả hơn, tập trung hơn vào các hàng hóa ưu tiên, thời gian chuẩn bị nhanh hơn, hàng hóa chuyển đến khách hàng nhanh chóng và ít sự cố hơn.
Lợi ích của phân tích ABC trong quản lý hàng tồn kho

2. Phương pháp XYZ trong quản lý hàng tồn kho

Phương pháp phân tích XYZ được sử dụng để đánh giá mức độ ổn định của hàng hóa bán ra, cụ thể là nhu cầu của khách hàng hoặc doanh số bán ra.

Phương pháp này được áp dụng dựa trên hệ số biến thiên trên doanh số (mức độ sai lệch trung bình về doanh số với chỉ tiêu bán hàng) và phân loại hàng hóa như sau:

  • Nhóm X: là nhóm hàng hóa có nhu cầu ổn định, hệ số biến thiên thường dưới 15%. Từ đó bộ phận mua hàng sẽ dựa theo đó để mua đúng số lượng, không tạo ra lượng hàng hóa dư thừa trong kho.
  • Nhóm Y: là nhóm hàng hóa theo mùa, có nhiều xu hướng khác nhau, với độ biến thiên từ 15 – 50%.
  • Nhóm Z: là nhóm hàng có độ biến thiên trên 50%, không thể dự báo được bất kỳ điều gì.

Mô hình XYZ được xem là một kỹ thuật quan trọng trong quản lý hàng hóa để tránh thất thoát. Hàng hóa bán được nhiều trong kỳ trước ổn định thì sẽ dễ dự báo hơn trong những kỳ sau.

Phương pháp XYZ trong quản lý hàng tồn kho

3. Kết hợp phương pháp phân tích ABC và XYZ trong quản lý hàng tồn kho

Việc kết hợp phương pháp phân tích ABC và XYZ  là sự bổ sung cần thiết cho nhau trong quản lý hàng tồn kho. Vừa cân bằng được số hàng hóa bán chạy để dự trữ, vừa kiểm soát được mức độ biến thiên của kênh tiêu thụ để hạn chế những mặt hàng khó bán.

  • Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý hàng tồn kho.
  • Nâng cao các mặt hàng có mức độ lợi nhuận mà không vi phạm các nguyên tắc trong chính sách quản lý danh điểm hàng hóa trong cửa hàng.
  • Tìm ra các loại hàng hóa chủ đạo, đồng thời tìm ra nguyên nhân làm hàng hóa tồn kho
  • Phân bổ lại chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên trong việc quản lý hàng hóa, phụ thuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm sẵn có.
Kết hợp phương pháp phân tích ABC và XYZ trong quản lý hàng tồn kho

Cách kết hợp phân loại ABC và XYZ tạo ra 9 nhóm giá trị được mô tả như sau:

AX Giá trị sử dụng cao, mức độ dự báo đáng tin cậy do ổn định về nhu cầu tiêu dùng. AY Giá trị sử dụng cao, có mức độ dự báo trung bình do không ổn định về nhu cầu tiêu dùng. AZ Giá trị sử dụng cao, khả năng dự báo có độ tin cậy thấp do nhu cầu tiêu dùng bất thường.
BX Giá trị sử dụng trung bình, mức độ dự báo đáng tin cậy do ổn định về nhu cầu tiêu dùng. BY Giá trị sử dụng trung bình, mức độ dự báo có độ tin cậy trung bình do không ổn định về nhu cầu tiêu dùng. BZ Giá trị sử dụng trung bình, khả năng dự báo có độ tin cậy thấp do nhu cầu tiêu dùng bất thường.
CX Giá trị sử dụng thấp, mức độ dự báo đáng tin cậy do ổn định về nhu cầu tiêu dùng. CY Giá trị sử dụng thấp, mức độ dự báo có độ tin cậy trung bình do không ổn định về nhu cầu tiêu dùng. CZ Giá trị sử dụng thấp, khả năng dự báo có độ tin cậy thấp do nhu cầu tiêu dùng bất thường.

>>> Xem thêm: Hàng tồn kho là gì? Phân loại hàng tồn kho

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

6 lợi ích hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp

6 lợi ích hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp được xem như một làn gió mới thay đổi hình thức quản lý truyền thống trước đây. Cụ thể thì hệ thống này đã mang lại lợi ích gì thì hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

1. Hệ thống ERP cung cấp quản lý thông tin và định hướng công việc

Hệ thống ERP là nơi vận hành của hầu hết các hoạt động thuộc những bộ phận chính của doanh nghiệp. Hay nói một cách cụ thể hơn thì ERP chính là trục chính cho phép cung cấp thông tin đồng thời định hướng, phối hợp công việc giữa bộ phận cũng như từng thành viên. Dựa vào luồng thông tin được xuyên suốt, việc xử lý dữ liệu nhanh chóng hơn giữa các đơn vị trong doanh nghiệp sẽ giúp tăng độ chính xác cũng như giảm thiểu tối đa thời gian truyền tải thông tin.

Như vậy hệ thống ERP hỗ trợ toàn diện quá trình tra cứu, tham khảo dữ liệu thông tin các hoạt động tại doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, việc xây dựng cũng như phát triển hệ thống quản lý dữ liệu bao quát cho các thị trường, chi nhánh mới hay sản phẩm và khách hàng mới với ERP sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động cũng như năng lực sản xuất.

Hệ thống ERP cung cấp quản lý thông tin và định hướng công việc

2. Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí

Lợi ích của hệ thống ERP là loại bỏ những yếu tố trung gian khiến cho luồng thông tin không được xuyên suốt trong quá trình phối hợp giữa nhiều bên trong một doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao hiệu quả công việc và cắt giảm được những chi phí không cần thiết. Cụ thể chi phí này sẽ được cắt giảm trong các khâu như:

  • Tối ưu hóa hiệu quả làm việc của nhân viên
  • Cắt giảm chi phí đào tạo và huấn luyện lại nhân viên cũ cũng như
  • Hạn chế các khoản chi phí bị thất thoát trong quá trình kinh doanh
  • Cắt giảm chi phí thông qua việc lên kế hoạch và tính toán các khoản chi phí từ quá trình sản xuất
  • Cung cấp dữ liệu chính xác, thời gian giải quyết thông tin, sự cố nhanh hơn.
  • Vận hành tốt các vấn đề về tài chính đặc biệt là quản lý dòng tiền
  • Tăng độ tin tưởng của khách hàng đồng thời giảm chi phí mở rộng thị trường, marketing
  • Giá vốn hàng bán được tính toán chính xác nhờ đó mang đến lợi ích cao hơn
Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí

3. Lợi ích hệ thống ERP: Tăng chất lượng thành phẩm

Không chỉ có lợi ích thiết thực trong cung cấp thông tin, quản lý hay giảm chi phí mà hệ thống ERP còn hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân là bởi các hoạt động như xây dựng, đánh giá, kiểm tra, giám sát cho đến quản lý chất lượng đều nằm trong sự quản lý của ERP. Cụ thể:

ERP ghi nhận thông tin gần như ngay lập tức. Các thông tin đó liên quan đến hàng nhập gồm thời gian, chất lượng, số lượng, hàng bị trả lại, nguyên nhân trả hàng, vv. Từ đó lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa.

ERP có nhiệm vụ tạo, lập và lưu trữ các tài liệu. Việc này hỗ trợ đắc lực doanh nghiệp trong mọi công đoạn sản xuất.

ERP có khả năng thu thập số liệu từ máy móc, thiết bị sản xuất nhanh chóng; sau đó hệ thống sẽ đưa ra đánh giá chất lượng chính xác nhất

ERP tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát chất lượng sau đó ghi nhận lại thông tin để hỗ trợ cho doanh nghiệp

Lợi ích của hệ thống ERP: Tăng chất lượng thành phẩm

4. Chuẩn xác trong quá trình vận chuyển – Nghiệp vụ Logistics

Triển khai hệ thống ERP Oracle quản lý vận tải (OTM) tại Dragon Logistics

Hệ thống ERP quản lý vận tải Oracle – Oracle Transportation Management (Nguồn Internet)

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất đều cung cấp thêm dịch vụ vận chuyển. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi quy trình vận chuyển được coi như thước đo đánh giá sự chuyên nghiệp của đơn vị bán hàng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp phải lên kế hoạch khá chi tiết và tỉ mỉ về đơn hàng sao cho sản phẩm đáp ứng chính xác kế hoạch giao hàng nhưng vẫn phù hợp với kế hoạch sản xuất.

Dựa vào việc nắm bắt được toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất và cung ứng, ERP sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch chi tiết về thời gian, chất lượng sản xuất và kế hoạch cung ứng sản phẩm. Quá trình này sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố như hiệu suất dây chuyền, yêu cầu của đối tác, quản lý nguồn cung nguyên liệu, khả năng vận chuyển …

Như vậy một hệ thống ERP đem đến giải pháp toàn diện cho quá trình vận chuyển – nghiệp vụ Logistics tại doanh nghiệp bao gồm:

  • Có báo cáo chi tiết thông tin về đơn hàng kèm dự báo nhu cầu sản xuất – kinh doanh
  • Báo cáo tình hình của các đơn hàng hiện có
  • Cung cấp số liệu hàng tồn kho
  • Quản lý tình trạng giao hàng, đặt hàng với các đối tác
  • Quản lý khả năng sản xuất của doanh nghiệp
Chuẩn xác trong quá trình vận chuyển – Nghiệp vụ Logistics

5. Hệ thống ERP giúp đẩy mạnh hiệu suất công việc

Tất cả các nhà quản trị doanh nghiệp đều mong muốn nâng cao năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Điều này khiến doanh nghiệp buộc phải cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết, nâng cao năng suất sản xuất từ đó tăng biên lợi nhuận. Triển khai hệ thống ERP là một trong những giải pháp then chốt cho bài toán này bởi:

  • ERP giúp xây dựng môi trường làm việc tốt hơn thông qua cộng tác, chia sẻ nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Truy xuất, tìm kiếm dữ liệu nhanh hơn từ đó giúp đẩy mạnh hiệu quả làm việc.
  • Tất cả các dữ liệu, thông số của doanh nghiệp đều được tích hợp, tổng hợp trên hệ thống ERP; nhờ đó cấp quản lý sẽ nhanh chóng nắm tình hình hoạt động và ra quyết định
Hệ thống ERP giúp đẩy mạnh hiệu suất công việc

6. Doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu hiệu quả hơn

Không chỉ đem lại thông tin, ERP còn là công cụ hiệu quả để lưu trữ, phân tích dữ liệu. Lợi ích từ hoạt động này có thể kể đến như:

Lưu lại toàn bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp chi tiết nhất

Truy xuất lịch sử hoạt động nhanh chóng

Phối hợp, phân tích và khai thác thông tin từ dữ liệu đã lưu trữ để có phương án kinh doanh phù hợp

Khả năng bảo mật dữ liệu cao

Với khả năng bao quát, quản lý toàn diện, hệ thống ERP là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản trị doanh nghiệp. Nhờ việc giảm thiểu tối đa các chi phí trong khâu vận hành, triển khai, hệ thống ERP giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí cũng như nguồn lực trong quá trình hoạt động.

Doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu hiệu quả hơn

>>> Xem thêm: Hệ thống ERP Là gì?

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

Tổng hợp các giải pháp từ SolutionIAS

Các giải pháp từ SolutionIAS được phát triển dựa về lĩnh vực điện, điện tử, điều khiển tự động đem đến sự chính xác, đồng đều vượt trội trong các dây chuyền sản xuất cho doanh nghiệp. Với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm và thế mạnh đáp ứng các giải pháp về hệ thống thiết bị điều khiển và máy móc trong ngành thức ăn chăn nuôi. Solution IAS hi vọng được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc tạo ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi an toàn và hiệu quả.

1. Hệ thống cân đóng bao

Hệ thống cân đóng bao sử dụng phương pháp định lượng khối lượng bằng cảm biến tải điện tử, truyền tín hiệu chính xác với tốc độ cao và hiển thị báo cáo cụ thể như số lượng bao, tốc độ đóng bao, trọng lượng từng bao. Hệ thống cân đóng bao được phát triển hỗ trợ cho việc cân đo sản phẩm đạt năng suất và độ chính xác cao, độ đồng đều vượt trội. Giảm được gần 70%  công nhân cho giai đoạn này, giảm chi phí gia công không cần thiết. Giải pháp mang lại các lợi ích như:
  • Kết hợp định lượng + đóng bao.
  • Giảm tổn thất, độ chính xác cao.
  • Phạm vi ứng dụng lớn.
  • Kết nối, điều chỉnh dễ dàng với HMI.
Các giải pháp từ SolutionIAS - Hệ thống cân đóng bao

2. Máy cấp bao tự động

Máy cấp bao tự động đem lại hiệu quả và cải thiện năng suất đáng kể ở công đoạn ra bao thành phẩm, đảm bảo nguồn hàng. Với thiết kế cứng cáp, nhỏ gọn phù hợp với nhiều loại hình không gian. Máy cấp bao tự động với giao hiện HMI dễ thao tác sử dụng, hiển thị rõ ràng các thông tin của quá trình  cấp bao và đóng bao, không cần nhiều thao tác để vận hành. Những lợi ích mà máy cấp bao tự động đem lại:
  • Tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí, giảm thiểu thời gian tối đa.
  • Khả năng tiếp cận tối ưu đối với công việc bảo trì máy.
  • Có thể áp dụng với đa dạng chất liệu bao và các nhóm nguyên liệu không bị kết dính như: cám, gạo, bột,…
Máy cấp bao tự động

3. Robot xếp bao

Dây chuyền xếp bao tự động được thiết kế chế tạo đồng bộ bởi các kỹ sư của IAS với các đặc trưng:
  • Tự động hóa hoàn toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn tại khu vực làm việc của robot.
  • Quản lý chính xác số lượng thành phẩm.
  • Dây chuyền được lắp đặt hệ thống thiết bị bảo vệ an toàn của các hãng nổi tiến như Pilz, Rockwell.
  • Giảm thiểu sự lệ thuộc vào công nhân bốc xếp.
Robot xếp bao

4. Bulk density system

Bulk density system lấy mẫu thường xuyên và phân tích tỉ trọng khối lượng lớn cũng như chỉ số độ ẩm và kiểm tra sản phẩm trực quan. Độ chính xác đo rất cao đối với tất cả các loại viên đảm bảo kiểm soát tốt hơn các thiết bị quy trình thiết yếu như máy đùn và máy sấy. Bằng cách thường xuyên phân tích chất lượng viên, các vấn đề về việc lấp quá đầy quá nhiều hoặc thiếu túi, hồ hóa tinh bột, vi khuẩn, hấp thụ chất béo,… Đặc điểm của Bulk density system:
  • Loại bỏ các nguồn thủ công để lấy mẫu và phân tích
  • Mật độ số lượng lớn thực tế cứ sau 60 giây.
  • Kiểm soát hoàn toàn chất lượng sản phẩm.
  • Cải thiện hiệu suất của các thiết bị như máy ép đùn và máy sấy.
Bulk density system

5. Hệ thống enzyme

Hiện nay việc bổ sung enzyme vào thức ăn chăn nuôi gia súc đã nâng cao việc tiêu hóa thức ăn thô của động vật lên gấp nhiều lần, góp phần làm tăng chất lượng, giảm tối đa nguy cơ mầm bệnh trên vật nuôi. Đặc biệt trong thời đại 4.0, nhưng phương pháp phun chất lỏng đặc biệt là phun enzyme vào thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về công suất, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
  • Tránh được hiện tượng vón cục
  • Đảm bảo chất lượng và tỷ trọng cám đầu ra.
  • Định lượng chính xác thành phần tỷ lệ phun.
  • Tích hợp hệ thống giám sát, báo cáo nguyên liệu sử dụng.
Hệ thống enzyme

6. Homogenizer & Sprayer smog system

Homogenizer

Sử dụng áp suất cao để đẩy sản phẩm đi qua các khe hở rất nhỏ, áp suất chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra lớn. Sự thay đổi áp suất đột ngột và tăng tốc độ làm cho sản phẩm mịn hơn. Hệ đồng hóa có chức năng phá vỡ liên kết của từng phân tử trong hỗn hợp lỏng, giúp thành phần hỗn hợp sản phẩm kết hợp với nhau tạo thành một hỗn hợp đồng chất.

Sprayer smog system

Nhờ lực ly tâm và cấu tạo đặc biệt của thiết bị, khi thiết bị hoạt động các chất lỏng sẽ bị xé nhỏ thành các hạt sương mịn. Qúa trình phun sương không sử dụng nguyên lý thu hẹp diện tích như các loại đầu phun thông thường. Hệ thống enzyme

7. Intake scales system

Hệ thống cân nhập liệu ngày càng được cải tiến, tăng độ chính xác, giảm thiểu hao hụt, tăng suất,… Với đặc điểm:
  • Khối lượng từng mẻ được điều khiển bằng SCADA, cửa xả liệu được điều khiển bằng khí nén.
  • Thiết bị chuyên dụng, hoạt động ổn định, bền bỉ trong môi trường công nghiệp.
  • Phương pháp định lượng bằng loadcell.
  • Hệ thống điều khiển PLC
  • Phạm vi sử dụng: gạo, ngô, lúa mì, các nguyên liệu dạng bột khác.
  • Thiết bị khí nén từ Ý
  • Calip cân tự động
Intake scales system

8. Liquid injection system

Việc phối trộn các thành phần thức ăn trong thức ăn chăn nuôi đang là mối quan tâm hàng đầu trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Làm thế nào để bổ sung các thành phần chất lỏng vào thức ăn chăn nuôi sao cho đồng đều và đạt hiệu quả cao nhất là những gì Liquid injection system mang lại. Tính năng nổi bật:
  • Vật liệu: tùy theo yêu cầu
  • Phương pháp định lượng: sử dụng flowmeter.
  • Lưu lượng chất lỏng đi qua cảm biến lưu lượng sẽ cho biết dòng chất lỏng đi qua và có tín hiệu tắt mở thông qua van điện tử ON/OFF.
  • Nguyên liệu: dầu cá, mật rỉ đường, dầu đậu nành, nước,… các chất lỏng có tính ăn mòn.
  • Thể tích và trọng lượng bồn: tùy theo yêu cầu
  • Ưu điểm: giả thành rẻ, năng suất cao.
Liquid injection system

9. Microdosing anh weighing

Microdosing

  • Định lượng nhanh và chính xác trên phạm vi rộng của dòng nguyên liệu.
  • Phạm vi định lượng lớn: từ 0,5 gram/giây đến 50kg/giây.
  • Giảm sự bắc cầu của nguyên liệu, giảm tình trạng nén chặt và hư hỏng nguyên liệu.
  • Tiết diện mặt xả liệu lớn giúp giảm chiều cao bồn chứa.
  • Chi phí cho năng lượng rất thấp.
  • Bảo trì hệ thống rất ít, tuổi thọ đạt đến 20 năm.
Microdosing

Weighing

  • Cực kỳ mạnh mẽ với chi phí bảo trì và vận hành thấp, tuổi thọ hoạt động > 20 năm.
  • Thông lượng cao cho các thành phần nhỏ như bột khô, hạt và viên.
  • Định lượng mọi số lượng từ 1kg đến 1000kg một cách nhanh chóng và chính xác.
  • Thiết kế khép kín cho nơi làm việc sạch sẽ.
Weighing

10. Giải pháp cân soạn Premix

Chức năng:
  • Nhập kho: ghi nhận thông tin nhập kho theo lô/batch, hạn sử dụng. In tem mã vạch dán pallet/bao
  • Xuất kho: quản lý xuất nguyên liệu sử dụng cho sản xuất theo từng mẻ, xuất chuyển kho nội bộ.
  • Dự báo khả năng đáp ứng tồn kho nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất
  • Quản lý sai số nguyên liệu khi cân, để hạn chế thấp nhất sai số cho phép.
  • Quản lý nguyên liệu theo lô và trạng thái lô: khóa lô, cho phép sử dụng lô, chốt lô
  • Có thể tích hợp với hệ thống: phần mềm quản lý sản xuất (SCADA), phần mềm quản lý kho & truy xuất nguồn gốc (WMS)
  • Quản lý, vận hành hệ thống máy trộn premix và chia liệu sau trộn bằng mã vạch.
Giải pháp cân soạn Premix

11. Giải pháp quản lý xuất hàng bao

Chức năng:
  • Nhận đơn hàng từ phòng bán hàng: ghi nhận thông tin số xe, đại lý lấy hàng, chi tiết từng mặt hàng…
  • Xuất kho: chọn line xuất hàng cho từng đơn hàng
  • Sử dụng hệ thống cảm biến (sensor) kết hợp với thiết bị đọc mã vạch bằng camera chuyên dụng với công nghệ tiên tiến, giúp hệ thống nhận diện mã vạch sản phẩm chính xác và nhanh chóng
  • Hiển thị số lượng bao đã xuất theo thời gian thực trên bảng LED hoặc tivi
  • Tránh sai sót, xuất nhầm sản phẩm (dừng băng tải & cảnh báo trên màn hình vận hành)
  • Trong trường hợp camera không thể đọc được mã vạch, hệ thống sẽ tự động ghi nhận lại hình ảnh bao bị lỗi khi đọc mã vạch để đưa vào báo cáo.
  • Chuyển số liệu thực xuất tự động cho phòng bán hàng.
Giải pháp quản lý xuất hàng bao

12. Giải pháp MES

Chức năng:
  • Thu thập dữ liệu: cho phép nhập tất cả thông tin trong quá trình sản xuất, theo cách thủ công và tự động
  • Lập kế hoạch sản xuất: cung cấp thông tin tổng thể các đơn đặt hàng sản xuất theo kế hoạch, thời gian và trình tự dựa trên mức độ ưu tiên và khả năng tài nguyên.
  • Quản lý nhân viên và theo dõi trạng thái của từng nguồn lực liên quan đến sản xuất như: công cụ sản xuất, máy móc, sự cố, nguyên vật liệu,….
  • Theo dõi và điều phối sản xuất theo thời gian thực để dễ dàng thực hiện các điều chỉnh nhanh chóng, có tính toán
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: từ lô nguyên liệu ra thành phẩm và ngược lại
  • Quản lý chất lượng: theo dõi các sai lệch và ngoại lệ về chất lượng để cải tiến việc quản lý và lập hồ sơ kiểm soát chất lượng.
  • Quản lý quy trình: quản lý toàn bộ quy trình sản xuất từ ​​khi có đơn đặt hàng đến thành phẩm, có cái nhìn sâu sắc về các điểm rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng.
  • Phân tích hiệu suất: so sánh kết quả và mục tiêu để xác định điểm mạnh và điểm yếu trong quy trình tổng thể, làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả hơn
  • Kiểm soát tài liệu: quản lý và phân phối tài liệu
  • Quản lý bảo trì: tối ưu hóa việc lập kế hoạch cho các hoạt động bảo trì phòng ngừa để giảm tác động đến quá trình sản xuất, giảm thời gian downtime và tăng hiệu quả.
Giải pháp MES

13. Giải pháp quản lý thiết bị, bảo trì & bảo dưỡng (MMS)

Chức năng:
  • Quản lý thông tin thiết bị: mã số, tên thiết bị, thông số, hình ảnh, tài liệu/bảng vẽ đính kèm, danh sách phụ kiện đi kèm,…
  • Quản lý danh sách phụ kiện (spare part) của từng thiết bị
  • Quản lý lịch bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ các thiết bị (kể cả các thiết bị đo lường: cân, nhiệt kế, đồng hồ…)
  • Ghi nhận thông tin lỗi vận hành/sự cố của thiết bị.
  • Tích hợp với hệ thống SCADA, để ghi nhận thời gian hoạt động, thời gian dừng (downtime) và số lần khởi động của thiết bị,…
  • Quản lý tồn kho vật tư: nhập kho, xuất kho, điều chỉnh tăng/giảm…(có thể tích hợp dữ liệu tồn kho với hệ thống kế toán/ERP)
Giải pháp quản lý thiết bị, bảo trì & bảo dưỡng (MMS)

14. Giải pháp OEE

Chức năng:
  • Cài đăt thông số và tiêu chí kiểm soát
Cài đặt nhóm SKU cho nguyên liệu, công thức theo nhóm, tỉ trọng, kích thước,… Cài đặt năng suất biểu kiến của: khu vực tiếp liệu, định lượng, nghiền, trộn, khu ép viên, ra bao và các khu vực khác.
  • Cài đặt danh sách nguyên nhân downtime
Dừng máy bảo trì theo kế hoạch Thiết bị hư, dừng đột xuất Thiếu nguyên liệu Hệ thống dừng chờ vận hành thao tác Hệ thống quá tải Vệ sinh hệ thống Lỗi hệ thống điều khiển Lỗi truyền thông cân,…
  • Interlock với hệ thống SCADA: khu vực tiếp liệu, định lượng, nghiền, trộn, khu ép viên, ra bao và các khu vực khác.
Kiểm tra thời gian dừng và yêu cầu ghi nhận nguyên nhân khi hệ quá thời gian cài đặt trước khi chạy cho phép chạy lại. Hệ thống tự động ghi nhận thời gian downtime, user vận hành, khu vực, số kế hoạch/số sản xuất/mẻ và nguyên nhân gây downtime Hệ thống tự động tính toán năng suất thực tế của máy Giải pháp OEE

15. Giải pháp tự động hóa sản xuất SCADA

Hệ thống giám sát và điều khiển được xây dựng dưa trên tiêu chuẩn ISA: ISA S88, ISA S106, ISA R88, ISA 95, ISA TR18-2,.. Giao diện thân thiện dễ sử dụng cho người dùng, hiển thị đầy đủ thông tin về trạng thái thiết bị, tín hiệu đang hoạt động, tín hiệu an toàn Giám sát và điều khiển:
  • Hệ thống cho phép vận hành 02 chế độ: tự động và bằng tay
  • Quản lý các công đoạn sản xuất: tiếp liệu, định lượng, nghiền trộn, ép viên, ra bao theo kế hoạch
  • Cài đặt các thông số vận hành theo công thức và nguyên liệu cho từng công đoạn từ tiếp liệu đến đóng gói
  • Cho phép bổ sung tái chế/nguyên liệu vào kế hoạch sản xuất.
  • Kiểm soát nhiễm chéo theo ma trận nhiễm chéo được cài đặt trước và yêu cầu rửa máy trước khi chạy kế hoạch sản xuất.
  • Cài đặt mức min/max cho phép tại các điểm cân để bảo vệ hệ thống cân. Cảnh báo và khống chế khi khối lượng yêu cầu tại vượt quá khả năng chứa của cân tại các điểm cân tự động
  • Kiểm soát lỗi trong quá trình định lượng: lỗi cửa hở, lỗi truyền thông, lỗi loadcell,…
  • Tự động cập nhật và điều chỉnh các thông số định lượng (Smart dosing). Cho phép đổi bin định lượng khi
  • thiếu liệu
  • Khóa chéo (interlock) các tín hiệu an toàn với các thiết bị trong chu trình sản xuất
  • Tự động điều khiển máy: sàn, nghiền, trộn theo các thông số từ công thức đưa xuống.
  • Tự động điều khiển và ghi nhận thông số chạy máy cho hệ thống ép, Expander, làm nguội, áo dầu, enzyme,.. theo các thông số được cài đặt trong công thức
Giải pháp tự động hóa sản xuất SCADA

16. Giải pháp quản lý đăng tài & cân xe (SWS)

Chức năng:
  • Đăng tài: giúp cho quản lý việc đăng tài của tài xế vào nhà máy để nhập/xuất hàng rất dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, công khai và minh bạch.
  • Qui định vị trí dừng xe chính xác tại các vạch trên cầu cân. Chống gian lận khi xe đỗ sai vị trí trên bàn cân gây hao hụt trọng lượng cân.
  • Chụp ảnh và nhận dạng biển số tự động. Đối chiếu bảng số xe (trước/sau) của 2 lần cân xe.
  • Chống sai lệch trọng lượng khi đồng hồ cân chưa ổn định: phần mềm sẽ không cho phép người vận hành thao tác cân xe, tránh sai số trọng lượng thực tế.
Giải pháp quản lý đăng tài & cân xe (SWS)

17. Giải pháp quản lý kho và truy nguyên nguồn gốc (WMS)

Chức năng:
  • Nhập kho: ghi nhận thông tin nhập kho theo lô/batch, hạn sử dụng.
  • Xuất kho: quản lý xuất nguyên liệu sử dụng cho sản xuất theo từng mẻ hoặc theo từng lệnh sản xuất (tích hợp SCADA để tự động lấy mức nguyên liệu sử dụng tế qua hệ thống cân định lượng)
  • Kiểm kê tồn kho theo định kỳ, điều chỉnh tăng/giảm tồn kho
  • Dự báo khả năng đáp ứng tồn kho nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất: chủ động được quá trình sản xuất, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu khi đang sản xuất.
  • Quản lý nguyên liệu theo lô và trạng thái lô: khóa lô, cho phép sử dụng lô, chốt lô
Giải pháp quản lý kho và truy nguyên nguồn gốc (WMS)

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...