FnB là gì? Tìm hiểu về ngành FnB vai trò và nhiệm vụ của chúng trong ngành dịch vụ. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về FnB nhé.
1. FnB là gì? Ngành FnB là gì?
[caption id="attachment_4132" align="aligncenter" width="800"] FnB là gì?[/caption]FnB được viết tắt từ cụm từ Food and Beverage Department được hiểu là ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Đây là loại hình dịch vụ về phục vụ đồ ăn, thức uống đến khách hàng. Bộ phận này đặc biệt quan trọng không thể thiếu đối với mỗi khách sạn, nhà hàng, quán bar, resort,… FnB sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ về nhu cầu ăn uống, tổ chức tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan,… của khách hàng.
FnB là một phân hệ trong ngành dịch vụ, đảm nhiệm vai trò cung ứng nhu cầu ăn uống cho thực khách, đối với những khách sạn hay tập đoàn lớn FnB còn phải chịu trách nhiệm về ăn uống và sinh hoạt cho nhân viên.
2. Vai trò của FnB
FnB được xem như là bộ mặt của các nhà hàng, khách sạn,… khách hàng có được trải nghiệm thú vị khi sử dụng dịch vụ là nhiệm vụ mà FnB phải đạt được. Vai trò cụ thể của bộ phận FnB như sau:
- Giải quyết nhu cầu ăn uống cho thực khách: đây là mộ mặt của bất cứ nhà hàng hay khách sạn nào, nhiều khách hàng khi lựa chọn nơi nghỉ ngơi sẽ luôn ưu tiên về dịch vụ ăn uống. Ăn ngon, mặc đẹp đã là một nhu cầu thiết yếu của thực khách.
- Thúc đẩy doanh thu: dịch vụ phòng hiện nay không chỉ đơn giản là tập trung vào việc tối ưu phòng mà chúng được kết hợp cùng nhiều dịch vụ khác như kết hợp cùng nhà hàng, quầy bar, cung cấp thức ăn tận phòng,…mục đích hướng đến chính là giúp thúc đẩy doanh thu bằng việc tối ưu dịch vụ đến với khách hàng.
- Marketing: đây là món vũ khi sắc bén của marketing truyền miệng cho doanh nghiệp. Đây là một hình thức marketing mà không cần tốn phí mà lại đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Với mạng xã hội thịnh hành mọi dịch vụ đều được khách hàng đánh giá và review trên các trang mạng xã hội, chỉ cần bạn tập trung vào chất lượng đồ ăn thức uống cùng vài yếu tố bắt mắt bạn đã có thể tiết kiệm khá nhiều vào việc marketing.
- Tạo giá trị chăm sóc khách hàng: đây là giá trị tăng kèm tuyệt vời nhất đối với các đơn vị nhà hàng khách sạn.
3. Các bộ phận thuộc ngành FnB
Đối với cái nhìn chung rất nhiều sẽ nhầm lẫn giữa FnB và dịch vụ nhưng thực chất FnB chỉ là một phần trong ngành dịch vụ này. Bộ phận FnB thường sẽ chỉ có trong những khách sạn từ 3 đến 4 sao trở lên. Còn đối với các dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống độc lập thì bộ phận FnB cũng chỉ xuất hiện tại các nhà hàng cao cấp, sang trọng.
Dưới đây là một số các bộ phận thuộc dịch vụ FnB của khách sạn:
- Lobby bar: Đây là nơi để khách hàng “trải lòng”, là nơi giải tỏa, xả stress, hay còn dùng để thưởng thức những dịch vụ khi ở một khách sạn đẳng cấp.
- Restaurant: Đây là bộ phận quan trọng nhất trọng dịch vụ F&B, nơi phục vụ các bữa ăn chu đáo cho thực khách, bất kể ngày – đêm.
- Room Service: dịch vụ này luôn hoạt động 24/24 để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tại phòng của khách hàng. Đối với các khách sạn từ 4 sao trở lên, dịch vụ phòng còn phải cung cấp các dịch vụ như ăn uống tại phòng, đặt các phần bánh, trái cây để tiếp đón các khách VIP.
- Banquet (bộ phận Yến tiệc): bộ phận này góp phần tăng doanh thu nhiều nhất trong phần F&B của khách sạn. Chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện như: tiệc cưới, tiệc công ty, tất niên, họp lớp,…
- Executive Lounge: Là khu vực VIP nhất của khách sạn (cao cấp nhất). Đồ ăn, thức uống được chế biến rất kỹ, cầu kỳ và phong cách phục vụ đẳng cấp ở cấp độ 5 sao.
- Kitchen (Bếp): Bộ phận này bắt buộc phải nghiên cứu các món ăn phù hợp với thực khách, với địa phương, mang lại bản sắc dân tộc và sự độc đáo của khách sạn. Một menu mà bếp đưa ra đôi lúc có thể quyết định cả sự tăng trưởng của khách sạn trong quý hoặc thậm chí cả năm.
4. Các mô hình FnB phổ biến hiện nay
Nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng, phát triển để thích nghi với những thay đổi xung quanh. FnB cũng từ đó mà chia thành 3 loại mô hình khác nhau:
- Mô hình FnB tại nhà hàng, khách sạn: phục vụ cho khách hàng lưu trú, nghỉ dưỡng kèm những dịch vụ như tổ chức tiệc, liên hoan, hội nghị,…
- Mô hình FnB tại các quán ăn: mô hình này phục vụ khách hàng tại chỗ, doanh thu phụ thuộc hoàn toàn vào phục vụ các món ăn.
- Mô hình FnB công nghệ: ngày nay rất nhiều ứng dụng ship đồ ăn áp dụng như Grab, Beamin, Gojek,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét