Quản trị nguồn nhân lực là gì? Chức năng của quản trị nguồn nhân lực là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với một doanh nghiệp. Để hiểu được những vấn đề này, mời các bạn hãy cùng tham khảo qua bài viết sau
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
1. Nhân lực là gì? Nguồn nhân lực là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về quản trị nguồn nhân lực, chúng ta sẽ làm rõ hơn về nhân lực là gì? Nguồn nhân lực là gì? Để hiểu thêm về chúng
Nhân lực là gì? Nhân lực là bao gồm các tiềm năng của con người trong một tổ chức từ nhân viên cho đến những lãnh đạo cấp cao. Nhân lực ở đây chỉ sức lực nằm sâu trong mỗi con người làm cho con người hoạt động bao gồm kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử, giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực là gì? Là một cách gọi chỉ một tổ chức bao gồm tất cả những lao động trong tổ chức tham gia bất kỳ hoạt động nào của tổ chức kể cả cá nhân đó và vai trò của họ là gì. Nguồn nhân lực bao gồm có thể lực và trí lực.
- Thể lực: là sức khỏe thân thể con người phụ thuộc vào sức vóc, tính trạng sức khỏe, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, chế độ y tế,…
- Trí lực: là nguồn tiềm tàng to lớn của con người là tài năng, năng khiếu, sức suy nghĩ, sức hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, lòng tin, nhân cách,…
Trong mô hình sản xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực luôn được khai thác triệt để. Còn đối với trí lực thì chúng còn khá mới vẻ, đây là một kho tàng nhiều bí ẩn, không bao giờ cạn kiệt.
2. Quản trị nguồn nhân lực là gì?
[caption id="attachment_4128" align="aligncenter" width="800"] Quản trị nguồn nhân lực là gì?[/caption]Quản trị nguồn nhân lực là việc khai thác, quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả. Chúng bao gồm những chính sách, quyết định quản lý ảnh hướng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và những người lao động. Quản trị nguồn nhân lực giúp cho công ty tổ chức quản lý người lao động, giúp họ phát huy được tối đa năng lực chuyên môn của bản thân và tận tâm với công ty.
Xét về mặt nội dung thì quản trị nguồn nhân lực là việc tuyển chọn, duy trì phát triển, sử dụng, động viên, cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức. Thu hút và xây dựng phát triển một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức về mặt số lượng và chất lượng.
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các khía cạnh nguồn nhân lực liên quan đến cơ cấu, điều hành, phát triển.
- Cơ cấu: xây dựng nguồn nhân lực, tạo cho nguồn nhân lực các hệ thống để điều khiển quá trình.
- Điều hành: chỉ đạo nhân lực hoạt động theo một tổ chức.
- Phát triển: khuyến kích khả năng học hỏi, hoàn thiện liên tục trong tạo dựng cơ cấu tổ chức và điều hành tổ chức.
Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực
Như đã nói ở trên mục tiêu chung của quản trị nguồn nhân lực chính là cung cấp cho tổ chức một lực lượng lao động hiệu quả bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng. Từ đó có thể chia nhỏ mục tiêu ra thành 4 ý chính:
Mục tiêu xã hội: đáp ứng được nhu cầu, thách thức của xã hội. Hoạt động kinh doanh vì lợi ích của xã hội.
Mục tiêu của tổ chức: quản trị nguồn nhân lực cung cấp nhân sự để các bộ phận có thể hoạt động thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ. Đồng thời xây dựng cơ cấu, tổ chức phù hợp với các hoạt động chung của tổ chức.
Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ: Mỗi một tổ chức, từng bộ phận sẽ có những chức năng và nhiệm vụ riêng, mục tiêu của quản trị doanh nghiệp là giúp các tổ chức, bộ phận hoàn thành được những nhiệm vụ đó.
Mục tiêu cá nhân: đáp ứng được những mục tiêu cá nhân của người lao động, nhân lực. Nhằm khích lệ động viên sự nỗ lực của cá nhân giúp mục tiêu có thể hoàn thành nhanh hơn.
Chức năng của quản trị nguồn nhân lực
1. Chức năng thu hút nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này cần thu hút nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng với các phẩm chất phù hợp với công việc của doanh nghiệp.
Công việc của nhóm chức năng này:
- Dự báo lập kế hoạch nguồn nhân lực căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên.
- Phân tích công việc để biết được doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn cho từng ứng viên.
- Tuyển dụng lao động dựa vào những dự báo và phân tích công việc.
2. Chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng trong việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo nhân viên có đầy đủ kỹ năng, trình độ lành nghề để hoàn thành công việc được giao. Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực tối đa. Đem lại những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.
Các công việc thường thực hiện của nhóm chức năng này:
- Hoạt động hướng nghiệp
- Huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức.
- Hoạt động phát triển nghề nghiệp
3. Chức năng duy trì nguồn nhân lực
Chú trọng đến việc duy trì và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp. Khích lệ, động viên nhân viên duy trì và phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. Đảm bảo cho người lao động có thể gắn bó lâu dài, trung thành với doanh nghiệp
Các công việc chính của nhóm chức năng này:
- Khuyến khích, động viên.
- Đánh giá kết quả việc làm
- Trả lương, khen thưởng
- Xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh.
Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được toàn bộ năng lực của nhân viên, nâng cao hiệu suất và mức hiệu quả công việc lên cao nhất.
Giúp xây dựng và định hướng, giám sát bộ máy nhân sự hoạt động đúng theo mục tiêu và chiến lược được đặt ra.
Tạo cảm hứng gây dựng đến toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh. Đảm bảo tính tổ chức và kỷ luật trong doanh nghiệp.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho trong nghiệp, giữa những cạnh tranh gay gắt thì yếu tố nhân lực chính là một lợi thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét