Nhà máy thông minh là gì? Nhà máy thông minh ngày càng trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây được xem là 1 bước tiến đột phá trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về nhà máy thông minh là gì ? qua bài viết sau nhé.
Nhà máy thông minh là gì?
Nhà máy thông minh ( Smart factory ) đây được coi là một cơ sở sản xuất được số hóa và có tính kết nối cao dựa vào sản xuất thông minh. Đây là tầm nhìn hoàn toàn mới về môi trường sản xuất mà không cần đến sự can thiệp của con người. Ở đây máy móc là thiết bị chính, tối ưu hóa và tự động hóa nhà máy.
Nhà máy thông minh hiện nay đã và đang được nhiều doanh nghiệp chú ý đến vừa đưa vào thử nghiệm. Việc đưa các ứng dụng công nghệ vào nhà máy làm cho quá trình sản xuất ngày càng thông minh hơn, năng động hơn. Các hệ thống máy móc được kết nối với các phần mềm được sáng lập bằng trí tuệ nhân tạo AI thông qua hệ thống internet.
Đây được xem là một bước nhảy vọt từ mô hình sản xuất truyền thống qua phương thức sản xuất hiện đại. Tất cả các bộ phận sản xuất sẽ được trao đổi và giám sát thông qua IoT ( Internet of Things) cho phép cảm biến, đo lường, điều khiển. giao tiếp.
5 tính năng tạo nên một nhà máy thông minh là:
- Smart factory – proactive: Hệ thống chủ động
- Smart factory – Agile : Linh hoạt và nhanh nhẹn.
- Smart factory – Connected: Có thể kết nối.
- Smart factory – Transparent : Thu nhập dữ liệu minh bạch.
- Smart factory – Optimized: Khả năng tối ưu hóa
Cấu trúc nhà máy thông minh
[caption id="attachment_3696" align="aligncenter" width="600"] Giám sát từ xa[/caption]Mỗi doanh nghiệp và môi giai đoạn thì nhà máy sẽ có những cấu trúc khác nhau. Nhưng về cơ bản thì nhà máy thông minh nào cũng cần có những yếu tố như sau:
1. Số hóa, tự động hóa thông tin
Nền sản xuất hiện đại ngày nay đã đưa các loại máy móc thông minh và tự động cũng như các ứng dụng về công nghệ thông tin vào mô hình này. Công nghệ về cảm biến cũng phát triển dễ dàng mô phỏng lại các trạng thái của đối tượng bằng các tín hiệu số. Chúng có thể cung cấp những thông tin từ đơn giản đến cao cấp. Một trong số đó hay thường được gặp như: cảm biến số lượng, màu sắc, độ ẩm,…
2. Kết nối IoT
Thiếp lập một mạng lưới chung tạo ra một tổ chức như mạng xã hội. Để có thể giao tiếp trực tuyến với các loại máy móc, cũng như các bộ phận. Chỉ cần cung cấp những mã ID, chúng sẽ liên kết với các thành phần điện tử và giao tiếp thông qua mạng hạ tầng. Từ đó có thể nắm bắt được một số thông minh như sau: số lượng hàng, sự cố lỗi theo từng khâu, quá trình sản xuất, thời gian, công suất theo từng khâu,…
3. Big data
Hầu hết doanh nghiệp nào cũng nên có cho mình một mạng lưới Big Data. Tại đây dữ liệu sẽ luôn được cập nhật liên tục về các đối tượng, toàn bộ trạng thái theo thời gian thực nhất. Con người dễ dàng kiểm soát và can thiệp vào hệ thống này. Ngoài ra chúng còn có thể đưa ra những phân tích theo xu hướng về chất lượng, thiết kế, sự cố,…
4. AI – Trí tuệ nhân tạo
AI giúp cho việc phân tích và đưa ra quy trình mới tối ưu hơn, hiệu quả hơn.
Những đặc điểm và lợi ích mà nhà máy thông minh mang lại.
1. Đặc điểm của nhà máy thông minh
Tự động hóa: Con người sẽ không cần tham gia vào những giai đoạn sản xuất hoặc tham gia rất ít. Hầu hết sẽ được vận hành theo cách tự động.
Thông minh: Những thiết bị thông minh được sử dụng phổ biến như: thiết bị cảm biến, thiết bị quét mã QR, RFID,… dùng để thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất và vận hành.
Kết nối: Đây là sự cải tiến vượt bậc so với mô hình nhà máy công nghiệp trước đó, được coi là xương sống trong mô hình này giúp kết nối dữ liệu đến các tầng máy móc, tầng thông tin.
Thời gian thực: Kết nối đa chiều giữa các máy móc – con người – thiết bị tạo nên một nhà máy thông minh, có thể điều hành và giám sát trong thời gian thực.
Trực quan hóa: Truyền đạt thông tin hiệu quả đến người đọc thông qua các phương tiện đồ họa.
Số hóa: Hầu hết các nhà máy thông minh đều sử dụng hai nền tảng hệ thống MES và hệ thống ERP giúp số hóa quá trình quản trị và vận hành. Tạo nên một dòng chảy thống nhất xuyên xuốt từ các phòng ban đến các nhà xưởng.
Chủ động: Đưa ra dự đoán và lên kế hoạch từ kinh doanh đến bảo trì, chất lượng, vật tư,… Đây là điểm đã đưa ra sự chuyển đổi cho nhà máy từ mô hình thụ động qua chủ động.
Linh hoạt: Dễ dàng thích nghi và đáp ứng linh hoạt dưới những biến động về thị trường, cân đối năng lực lẫn thời gian, địa điểm.
Toàn diện: Hệ thống báo cáo thông minh – kinh doanh thông minh – phân tích và kết nối chuyên sâu.
Tối ưu hóa: Tối ưu hóa được nhiều khía cạnh trong sản xuất về chi phí, tốc độ lẫn năng suất.
Hệ thống MES LÀ GÌ?
2. Lợi ích nhà máy thông minh mang lại.
Nâng cao năng suất hoạt động cho doanh nghiệp: Việc sử dụng máy móc trong sản xuất sẽ hoạt động được lâu hơn. Có thể làm liên tục trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày mà không cần nghỉ ngơi.
Tăng mức độ hài lòng đến khách hàng: Sản xuất thông minh được dựa trên cơ sở dữ liệu. Bạn dễ dàng phân tích dữ liệu để dự đoán được sản phẩm, đánh vào yếu tố cần thiết của khách hàng. Từ đó giúp khách hàng hài lòng hơn về sản phẩm của bạn.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn: Nhà máy có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm tự động, các thiết bị được giám sát và cài đặt một cách cẩn trọng hơn. Các bộ phận sẽ báo lỗi liên tục nếu xảy ra sự cố.
Kế hoạch bảo trì: Các thiết bị sẽ được lên kế hoạch và thời hạn để bảo trì các thiết bị, tránh làm gián đoạn các khâu sản xuất.
Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc: Khi máy móc được đưa vào vận hành, con người dễ dàng kiểm soát một cách tổng thể hơn, phát hiện được những nút thắt trong sản xuất từ đó đưa ra được những cải tiến để nâng cao hiệu suất, năng suất cho toàn hệ thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét