Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

TPM là gì? TPM đối với doanh nghiệp

TPM là gì? TPM đã mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì mà ngày nay chúng lại được sử dụng ngày càng phổ biến. Để tìm hiểu kỹ hơn về TPM là gì? Hãy cùng tham khảo qua bài này nhé.

TPM là gì? 

TPM được viết tắt từ Total Productive Maintenance có thể hiểu là phương pháp duy trì năng suất toàn diện. Hệ thống này sẽ giúp duy trì và cải thiện toàn vẹn cho hệ thống sản xuất, an toàn và chất lượng nhất có thể. Có thể quản lý được máy móc, thiết bị và quy trình làm việc của nhân viên,... Ngoài ra còn có thể quản lý được thời gian bảo trì và bảo dưỡng máy móc trong sản xuất.

Hệ thống này giúp cho doanh nghiệp luôn có thể duy trì ổn định trong trạng thái tốt nhất. giảm thiểu thời gian chết, sự cố và sự chậm trễ trong sản xuất. Tăng giá trị kinh doanh cho một tổ chức.

[caption id="attachment_3625" align="aligncenter" width="600"]TPM là gì? TPM là gì?[/caption]

Lịch sử ra đời: 

Vào đầu những năm của thập kỷ 70, TPM lần đầu được xuất hiện trong sản xuất tại Nhật Bản. Trước đấy, tại đất nước này những nhà quản lý đang áp dụng hai phương pháp quản lý Total Quality Management (TQM) và Just In Time (JIT) nhưng cả hai phương pháp này đều không mang lại hiệu quả tốt nhất trong sản xuất, chưa đảm bảo đúng mức được việc bảo trì cho máy móc và thiết bị.

Cùng lúc đó ở Mỹ cũng đã vận hành triết lý no maintenance, no operation ( không bảo trì, không vận hành), đây trở thành một nhân tố mà không thể thiếu trong sản xuất. Dựa vào đây, các công ty của Nhật Bản đã kết hợp nhân tố quản lý chất lượng của mình và nhân tố bảo trì chất lượng của Mỹ tạo thành TPM. Và đến những năm 90 trở đi, TPM đã lan tỏa ra toàn thế giới.

Mục tiêu và nguyên tắc của TPM

1. Mục tiêu của TPM

Mục tiêu của TPM là đảm bảo cho môi trường sản xuất dễ không xảy ra sự cố nào ảnh hưởng đến sản xuất. Cải thiện hiệu quả của các thiết bị máy móc thông qua các hoạt động tác động đến chúng. Quản lý chất lượng toàn diện, duy trì năng suất tổng thể là những hoạt động chính của hệ thống này. Có thể trực tiếp trao nhiệm vụ này cho những người vận hành và quen thuộc nhất với thiết bị đó. Giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo được nhiều sự đột phá.

Một cách viết tắt về mục đích của TPM là OEE (Overall Equipment Effectiveness) được cầu thành từ 3 yếu tố Hiệu suất (Performance); Tính sẵn sàng (Availability); Chất lượng (Quality). Và được tính như với công thức:

OEE = Performance (Hiệu suất) x Availability (tính sẵn sàng) x Quality (chất lượng)

Những mục tiêu đó cũng có thể chia thành 6 mục tiêu nhỏ như sau:

  • Năng suất: Quản lý hệ thống thống, kế hoạch sản xuất và phụ tùng phụ kiện. Theo dõi chi tiết các chỉ tiêu.
  • Chất lượng: Sản phẩm càng ngày sẽ có chất lượng càng cao
  • Chi phí: Giảm các chi phí không cần thiết một cách tối thiểu nhất.
  • Vận chuyển: Tốc độ giao hàng nhanh chóng.
  • Tinh thần làm việc: Nâng cao được tinh thần cho công nhân viên làm việc.
  • An toàn: Đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc cũng như đời sống và sức khỏe cho nhân viên.

2. Nguyên tắc của TPM

  • Autonomous Maintenance: Quản lý bảo trì. Người vận hành máy móc sẽ trực tiếp quản lý bảo trì ở một mức độ nhất định.
  • Focused Improvement: Tập trung cải tiến các tiêu điểm trọng tâm.
  • Planned Maintenance: Bảo trì theo kế hoạch, tạo kế hoạch cụ thể và hợp lý.
  • Quality management: Quản lý chất lượng.
  • Education and Training: Giáo dục và đào tạo.Đào tạo cho nhân viên luyện nâng cấp kỹ năng bảo trì và vận hành.
  • Safety Health Environmental conditions: Đảm bảo môi trường có điều kiện an toàn cho sức khỏe.

TPM đối với doanh nghiệp

[caption id="attachment_3627" align="aligncenter" width="600"]TPM Là Gì? TPM giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng.[/caption]

Hiện nay tại Việt Nam các doanh nghiệp đã quan tâm và sử dụng đến TPM để quản lý các hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp của mình. Tpm đã mang đến nhiều lợi ích khiến chúng ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Có thể chia lợi ích của chúng thành 2 phần: trực tiếp và gián tiếp:

Trực tiếp:

  • Giảm được thời gian máy ngừng hoạt động do sự cố và chuyển đổi sản phẩm.
  • Giảm đi sự mất mát tốc độ của máy móc khi không thể vận hành tối ưu chúng.
  • Giảm thời gian chạy không tải và ngừng đột xuất do sự cố cảm biến, ùn tắc công việc.
  • Giảm đi quá trình hàng hỏng và bị hủy không tái chế.
  • Giảm đi thời gian trong quá trình chạy thử.
  • Giảm chi phí sản xuất và bảo trì.
  • Giảm tai nạn lao động.

Gián tiếp:

  • Tăng năng suất, đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
  • Cải thiện được kỹ năng, kiến thức và môi trường làm việc.
  • Tăng năng lực và khả năng làm việc.
  • Cải thiện hình ảnh công/nhà máy
  • Tăng cao khả năng cạnh tranh.

Từ những năm 1990 đổ lại đây, TPM đã được biết đến đối với nền công nghiệp của Việt Nam. Trong tình hình kinh tế cần phải hội nhập để phát triển thì TPM đã từng bước tiếp cận và dần được phổ biến với những lợi ích chúng mang lại. Đóng vai trò như một kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp vạch ra con đường phải đi về lâu về dài. Đưa các doanh nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

» Tham khảo: Quy trình 5S là gì? các bước thực hiện 5S

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...