Spc là gì? sử dụng spc trong sản xuất mang lại những lợi ích gì? Chúng đóng vai trò như thế nào trong sản xuất nói riêng và cho doanh nghiệp nói chung. Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu thêm về chúng nhé.
1. SPC là gì?
SPC được viết tắt từ cụm từ Statistical Process Control được dịch qua tiếng Việt thì có nghĩa là kiểm soát quá trình bằng thống kê. Đây là một phương pháp thống kê nhầm thu thập, phân tích, trình bày các dữ liệu liên quan đến công việc sản xuất.
SPC giúp cho việc phân tích biến động số liệu của các doanh nghiệp trở nên chính xác hơn, nhờ vào đó đưa ra các phương án kiểm soát, theo dõi và cải tiến lại quá trình sản xuất với các loại linh kiện điện tử, hàng hóa, các sản phẩm khác,…
Những hướng đi mới cũng sẽ dựa vào những thông tin thu thập được từ SPC để đưa ra phương hướng. Giúp doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng, sự biến động trong sản xuất, giúp cho việc vận hành bộ máy sản xuất được tốt hơn.
[caption id="attachment_4394" align="aligncenter" width="600"] SPC là gì?[/caption]2. Ưu điểm và nhược điểm của SPC
Ưu điểm:
Đây là một số những ưu điểm nổi bật giúp cho SPC luôn được sự tin dùng của các doanh nghiệp hiện nay:
- Là công cụ giúp doanh nghiệp, nhà máy sản xuất giảm thiểu tối đa mọi biến cố có thể ập đến bất kỳ lúc nào trong quá trình vận hành, sản xuất.
- Không chiếm nhiều thời gian trong việc tập hợp, phân tích số liệu của một doanh nghiệp. Bởi việc làm đó, được SPC thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Xác định được sự cố, nguyên nhân nhanh chóng. Thế nên việc ứng dụng các phương pháp xử lý cụng được nhanh chóng và kịp thời.
- SPC là trợ thủ giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất làm việc, vận hành của toàn hệ thống. Điều đó đồng nghĩa, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.
Nhược điểm:
Trên thực tế không phải với tất cả các quá trình SPC cũng có thể hoạt động vận hành dễ dàng. Nhiều quá trình không thể vận hành dựa trên SPC.
Đồng thời để đạt được kết quả như mong muốn sẽ phải đảm bảo độ chính xác lớn. Trong nhiều tình huống không dễ dàng để đưa ra một giải pháp nhanh chóng, kịp thời cho doanh nghiệp. Thế nhưng nhược điểm này không phải luôn luôn xảy ra. Chúng chỉ tồn tại với tỷ lệ khá nhỏ, doanh nghiệp không nên quá lo lắng.
3. Vai trò SPC trong sản xuất
Một dây chuyền sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn, từ những công đoạn mua thành phẩm đầu vào đến khi hoàn thành sản phẩm thì đều gọi là sản xuất. Qúa trình này bao gồm từ vận chuyển, máy móc, nguyên vật liệu,… tất cả yếu tố này một doanh nghiệp đều phải nắm được từng biến động của chúng. SPC ra đời được xem là một phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát những điều này. Một số lợi ích SPC đem lại cho sản xuất nói riêng, cho doanh nghiệp nói chung như sau:
- Hỗ trợ nhà sản xuất kiểm tra, kiểm soát các vấn đề tồn đọng, thường xuyên xảy ra trong quá trình làm việc. Giúp ban lãnh đạo, cấp quản lý thu thập được toàn bộ các dữ liệu của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn.
- Giúp doanh nghiệp phát hiện ra các vấn đề tồn đọng trong sản xuất để kịp thời giải quyết thay đổi quy trình.
- Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào SPC tiên đoán, dự phòng trước những nguyên nhân gây rồi có thể xảy ra. Để đưa ra các phương án giải quyết kịp thời.
- Giúp nhà sản xuất xác định, phòng tránh và loại bỏ đi các lỗi sai để không làm gián đoạn sản xuất. Tăng năng suất cao hơn, cải thiện chất lượng, số lượng lẫn tiến trình sản xuất.
- Từ những thay đổi được đưa ra, SPC sẽ cho sản xuất và doanh nghiệp nhìn thấy được sự thay đổi, sự cải tiến nhất định.
4. Lý do doanh nghiệp nên sử dụng SPC
SPC được nhiều ngành nghề áp dụng cho quy trình sản xuất vì nó mang lại lợi ích vô cùng thiết thực. SPC giúp phát hiện các nguyên nhân gây nên sự bất ổn định trong quá trình vận hành và sản xuất sản phẩm, nhằm xác định được các tác nhân có thể khiến việc sản xuất bị vượt tầm kiểm soát. Tìm ra hướng khắc phục ngay tức khắc để tránh gây ra thiệt hại lớn về doanh thu cho công ty.
Việc sử dụng phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê còn giúp các tổ chức, doanh nghiệp ổn định quá trình sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng của sản phẩm mà đơn vị đang kinh doanh.
Đây là một phương pháp thật sự hữu ích đối với doanh nghiệp nói chung và đối với sản xuất nói riêng. Chúng giúp nhiều công ty, tổ chức không thể kiểm soát hết được những vấn đề phát sinh khi chế tạo sản phẩm và phân phối ra ngoài thị trường. Ngoài ra trong sản xuất, SPC giúp phát hiện các biến động bất thường trong dây chuyền sản xuất mà không được phát hiện ngay thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến thu nhập, danh tiếng của một doanh nghiệp.
Do đó, các doanh nghiệp cần đến SPC để có thể nắm được toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu bắt đầu cho đến khi kết thúc. Nhờ đó mà việc kiểm soát và thống kê số liệu sẽ được diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét