Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì? PLM có lợi ích và đóng vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về PLM qua bài viết sau đây.
1. Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì?
Quản lý vòng đời sản phẩm được viết tắt là PLM từ cụm từ Product Lifecycle Management. PLM sẽ bao gồm công việc quản lý dữ liệu và quy trình trong thiết kế, sản xuất, kỹ thuật và bán hàng, dịch vụ của một sản phẩm. Chúng được thực hiện liên tục trong vòng đời của sản phẩm đó trên chuỗi cung ứng. PLM là hệ quả trực tiếp của tư duy tinh gọn, tiết kiệm và tối ưu trong sản xuất. Tuy nhiên, khác với Sản xuất Tinh gọn, PLM áp dụng triết lý của mình trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu thiết kế, phát triển, chế tạo, sử dụng cho đến khi tiêu hủy sản phẩm (kết thúc vòng đời).
Quản lý vòng đời sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình phát triển sản phẩm và năng suất được hoàn thiện và cũng có tác động trực tiếp đến năng lực của nhà sản xuất trong việc tạo ra sự phát triển liên tục của công ty. PLM được ứng dụng đầu tiên ở các ngành công nghiệp có sản phẩm gồm nhiều chi tiết phức tạp (công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không) hoặc các ngành có yêu cầu sự quản lý tốt hơn (công nghiệp điện tử). Từ những thành công bước đầu, PLM giờ đây đã lan sang các ngành khác: Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, thiết bị y tế, dược phẩm.
Ba yếu tố chính của quản lý vòng đời sản phẩm:
- Công nghệ thông tin: là tất cả về các nền tảng và hệ thống thống nhất cần thiết, bao gồm cả kiến trúc, công cụ và tiêu chuẩn.
- Quy trình: Bao gồm tất cả những người, kỹ năng và tổ chức liên quan.
- Phương pháp: Đây là các thủ tục, quy tắc và thực hành.
2. Các giai đoạn trong quản lý vòng đời sản phẩm
Các mô hình PLM đang ngày càng được ưa chuộng đối với các doanh nghiệp, dưới đây là tổng hợp phương pháp tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay. PLM gồm có 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn bắt đầu của vòng đời (BOL)
Giai đoạn bắt đầu của một vòng đời sẽ bao gồm các khâu từ thiết kế cho đến sản xuất, bao gồm tất cả quá trình hình thành và phát triển ban đầu như bất kỳ prototype nào được chế tạo. Phát triển ban đầu sẽ có nhiều hành động phụ xác định tất cả các yêu cầu, khái niệm, thử nghiệm cần thiết. Dù doanh nghiệp có cầu trúc sản xuất ra sao thì cũng không thể thiếu đi giai đoạn BOL. BOL là sản phẩm của bạn trở nên sống động, cùng với thông số kỹ thuật, quy trình sản xuất và nhu cầu cung ứng.
Giai đoạn giữa vòng đời (MOL)
Đây là giai đoạn gọi là hậu sản xuất khi sản phẩm của bạn được phân phối, sử dụng và bảo dưỡng. Khi sản phẩm đến tay người dùng cuối, bạn có thể thu thập dữ liệu về các lỗi xảy ra, tỷ lệ bảo trì cho lô hàng, sản phẩm, trải nghiệm của người dùng,… Những thông tin được thu thập này sẽ giúp các sản phẩm được hoàn thiện hơn so với bản lỗi, phát triển trong tương lai.
Giai đoạn cuối của vòng đời (EOL)
Giai đoạn cuối của vòng đời là việc ngừng sử dụng, tái chế, thải bỏ sản phẩm của bạn. EOL sẽ bắt đầu khi người dùng không còn nhu cầu sử dụng sản phẩm. Các công ty sẽ thu thập các thông tin về những bộ phận và vật liệu không còn giá trị.
3. Lợi ích và vai trò của PLM đối với các doanh nghiệp
Điều cốt lõi của một hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm là nhắm vào việc xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin xung quanh sản phẩm. Các dữ liệu sẽ được chia sẻ cho những bên liên quan, dựa theo ba nguyên tắc để đảm bảo sản phẩm vẫn còn trong chế độ ưu tiên một cách chủ động:
- Truy cập và quản lý thông tin sản phẩm một cách an toàn
- Duy trì tính toàn vẹn thông tin trong suốt vòng đời sản phẩm
- Xây dựng, quản lý và chia sẻ quy trình kinh doanh dựa trên dữ liệu sản phẩm
Một số lợi ích của việc sử dụng PLM để phát triển một sản phẩm mới bao gồm:
- Tích hợp dữ liệu, quy trình kinh doanh và những người liên quan đến quá trình phát triển sản phẩm, thương mại hóa và dịch vụ tổng thể.
- Đưa sản phẩm chất lượng và sáng tạo ra thị trường nhanh hơn.
- Tăng năng suất bằng cách tận dụng các tính năng như hợp tác nhóm, quy trình làm việc, báo cáo và hỗ trợ di động.
- Tạo một vòng phản hồi khép kín đảm bảo tất cả các nhóm Kỹ thuật, sản xuất, bán hàng, đối tác và dịch vụ của tập đoàn có thể thu thập thông tin chuyên sâu từ phản hồi của khách hàng để thiết kế các sản phẩm cải tiến và mạnh mẽ.
- Duy trì khả năng hiển thị trực quan trạng thái dự án về sản phẩm mới, cho phép các công ty vượt lên trên đường cong, ngay cả khi họ đang quản lý nhiều dự án cùng một lúc.
Vậy đối với các doanh nghiệp thì quản lý vòng đời sản phẩm đóng vai trò như thế nào?
PLM giúp quản lý dự án
PLM tạo ra môi trường ổn định cho giai đoạn từ hình thành ý tưởng đến khi sản phẩm đến tay khách hàng, đây là tiền đề tốt nhất cho việc thúc đẩy quản lý dự án hiệu quả.
Người dùng PLM có thể theo dõi quy trình và tiến độ sản phẩm, đảm bảo được là sản phẩm của mình đang được sản xuất đúng theo tiến độ. Sự chia sẻ ở đây không giới hạn, các bộ phận liên quan đều có thể theo dõi để tự chủ động hoàn thành công việc của mình.
PLM điều chỉnh cách quản lý
PLM sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được những phiên bản đổi sửa của sản phẩm. Thậm chí là cả những đơn đặt hàng đã thay đổi trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, PLM còn cung cấp cho bạn về: quy trình làm việc, phê duyệt, biến đổi thị trường, lỗ hổng tiếp thị,… Đây là những nhân tố hàng đầu tác động đến cơ sở dữ liệu của bạn.
Tích hợp công nghệ mới
PLM được tích hợp nhiều quy trình cùng các công nghệ mới để chúng có thể giao tiếp và làm việc hiệu quả cùng nhau. Bạn có thể kết hợp với ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) và CAD (hệ thống thiết kế) hay tích hợp với IoT giúp các chuyên gia truy cập trực tiếp vào thông tin thực của hiệu suất sản phẩm.
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những định hướng khác nhau để khai phá tiềm năng cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Vì thế, giải pháp PLM cũng sẽ được tận dụng dựa trên quy tắc riêng của mỗi doanh nghiệp
4. Giải pháp PLM cho doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp thuộc mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những giải pháp PLM phù hợp riêng. Tuy nhiên dưới đây là các khối chức năng quan trọng dưới đây thì bất kì doanh nghiệp nào nếu đã quyết định triển khai PLM đều cần phải xây dựng.
Teamcenter Siemens
Các tính năng nổi bật:
- Quản lý sự thay đổi
- Tích hợp với hệ thống của các nhà cung cấp
- Quản lý BOM
- Quản lý yêu cầu và kĩ thuật
- Quản lý tài liệu
- Quản lý dữ liệu sản xuất và quy trình sản xuất
- Quản lý dự án, công việc trong dự án sản phẩm
- Và rất nhiều các tính năng khác
Oracle Agile PLM
Các tính năng nổi bật:
- Quản lý chất lượng
- Quản lý danh mục đầu tư liên quan đến các nguồn lực cấu thành lên một sản phẩm
- Quản lý chi phí, cho phép trích lập các bản báo giá (RFQ) một cách nhanh chóng
- Quản lý dự án, công việc trong dự án sản phẩm
- Và rất nhiều tính năng khác
SAP PLM
Tính năng đặc trưng:
- Cung cấp PPM Tập trung
- Quản lý các quy trình trong mọi giai đoạn thiết kế sản phẩm mới
- Quản lý tài liệu
- Quản lý sự thay đổi
- Quản lý BOM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét