Năng lượng mặt trời là gì? có nên lắp điện năng lượng mặt trời không? Những điều kiện nào thì có thể lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp thắc mắc nhé.
1. Năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo vô cùng sạch và đáng tin cậy. Năng lượng mặt trời được chuyển đổi từ ánh sáng mặt trời thành điện, mang lại nhiều giá trị cho con người. Việc khai thác thành công nguồn năng lượng mặt trời không những không ảnh hưởng đến môi trường mà còn mang lại vô vàn các tác dụng lợi ích khác.
[caption id="attachment_4688" align="aligncenter" width="600"] Năng lượng mặt trời là gì?[/caption]2. Có nên lắp điện năng lượng mặt trời ?
Điện năng lượng mặt trời được tạo ra từ những tấm pin mặt trời dùng để chuyển đổi năng lượng từ bức xạ của ánh sáng mặt trời thành điện. Nước ta những năm gần đây sử dụng và khai thác năng lượng mặt trời rất nhiều, một phần do sự ưu đãi của thiên nhiên khi nằm trong khu vực có dải phân bố ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm.
Câu hỏi được đặt ra tại đây là liệu năng lượng mặt trời có thật sự có ích không? Có nên lắp đặt năng lượng mặt trời hay không? Để trả lời được những câu hỏi trên ta phải liệt kê ra được những lợi ích mà chúng mang lại:
Tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng
Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời giúp bạn tạo ra nguồn điện miễn phí cho gia đình của mình sử dụng. Thay vì hàng tháng phải luôn chi trả một số tiền lớn cho các thiết bị điện, ngay cả khi bạn không sản xuất được 100% số lượng điện tiêu thụ thì số tiền trong hóa đơn cũng đã được giảm đi đáng kể.
Đầu tư sinh lời từ năng lượng mặt trời
Chắc hẳn chúng ta không còn thấy xa lạ đối với mô hình kinh doanh này nữa. Hiện nay nhà nước cũng khuyến khích rất nhiều nhà đầu tư tham gia sản xuất. Kinh phí để đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không phải là chi phí mà coi là một khoản đầu tư có lợi nhuận cao.
Góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, trong quá trình sản xuất không sinh ra khí thải. Việc sử dụng năng lượng mặt trời cũng giúp cho các nhà máy phát điện giảm tải, giảm bớt đi lượng khí CO2 được các nhà máy thải ra cũng như hiệu ứng nhà kính.
Việc sử dụng những hệ thống tấm pin năng lượng phủ trên mái nhà cũng giúp cho ngôi nhà bạn giảm bớt đi được độ nóng.
Tăng giá trị tài sản
Nhiều nghiên cứu về nhà đất đã được đưa ra thì đều cho kết quả những ngôi nhà, bất động sản có trang bị hệ thống điện mặt trời luôn có giá trị tài sản cao hơn từ 3 – 4 % đối với những ngôi nhà tương tự trong cùng một khu vực.
Chi phí bảo trì thấp
Hệ thống điện năng lượng mặt trời vẫn nên được bảo trì thường xuyên, tuy nhiên chi phí cho mỗi lần bảo trì đều không cao, vì chúng rất ít khi hư hỏng. Các thiết bị được đầu tư từ những đơn vị sản xuất uy tín thường có thời gian bảo hành từ 25 – 30 năm.
Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng
Hệ thống điện năng lượng mặt trời trong quy mô gia đình, công ty, nhà xưởng,… đều khá gọn và nhẹ. Không cần kết nối với các thiết bị dây điện rườm rà nên lắp đặt khá dễ dàng. Thông thường dịch vụ này sẽ được đi kèm.
Các lợi ích xã hội khác
Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời được xem như cứu tinh đối với những nơi vùng sâu, vùng xa, trên núi, hải đảo,… nơi mà những hệ thống đường dây điện thường không thể nào vươn tới. Giúp đời sống nơi đây được cải thiện hơn trong sinh hoạt, cũng như tạo cơ sở để phát triển hạ tầng kinh tế.
Khi các hộ gia đình hay doanh nghiệp có thể tự chủ được nguồn điện cho việc phục vụ trong sinh hoạt thì nhà nước cũng tiết kiệm được chi phí cho đầu tư nhà máy điện, tăng thêm ngân sách,…
3. Những đối tượng nên lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời
Hộ gia đình
Đối với những hộ gia đình thì việc sử dụng điện vẫn đang nằm trong quy mô nhỏ nên chúng ta chỉ cần lắp điện mặt trời cho nhu cầu phục vụ sinh hoạt chứ không nên đầu tư sinh lời. Một số đặc điểm sau đây, khuyến khích bạn nên lắp đặt:
- Sử dụng nguồn điện lớn vào ban ngày: điện năng lượng mặt trời tận dụng ánh nắng vào ban ngày nên hoàn toàn phù hợp với điều kiện trên. Với nhiều hộ gia đình, dù đông người nhưng cả ngày đi làm, buổi tối mới là lúc cần sử dụng nhiều điện nhất thì lúc này hệ thống điện mặt trời lại không sản sinh ra điện nên việc đầu tư lắp đặt cần được cân nhắc.
- Chi phí tiền điện hàng tháng > 1,5 triệu đồng: đối với những hộ gia đình có hóa đơn dưới mức trên khi lắp điện mặt trời thì tiền điện giảm không đáng kể và thời gian hoàn vốn lâu hơn. Vậy nên những hộ tiêu thụ điện lớn nên lắp điện mặt trời.
- Có diện tích đủ lớn để lắp đặt: các tấm pin thường được đặt trên sân thượng, nơi thoáng đãng để nhận được trực tiếp ánh sáng mặt trời. Mái nhà của bạn phải đủ cao, thông thoáng và không có vật cản.
- Khu vực có bức xạ mặt trời cao: bức xạ mặt trời là nguồn nhiên liệu để sản sinh ra dòng điện, vì thế nơi có bức xạ mặt trời cao, số giờ nắng nhiều thì khi lắp đặt công suất sử dụng sẽ tối ưu hơn.
Nhà xưởng, hộ sản xuất kinh doanh
Nhà xưởng, hộ sản xuất kinh doanh và các xí nghiệp là nơi được khuyến khích lắp đặt hệ thống điện mặt trời 3 pha vì:
- Cần dùng nhiều điện vào ban ngày, đây là thời gian xưởng sử dụng nhiều điện nhất.
- Sử dụng lượng điện lớn: trong quá trình sản xuất các hệ thống dây chuyền, máy móc, các thiết bị điện với công suất lớn hoạt động liên tục. Trung bình, một hệ thống điện mặt trời công nghiệp có thể đáp ứng được 20% lượng điện tiêu thụ của nhà xưởng, doanh nghiệp.
- Giảm nhiệt độ cho nhà xưởng: các tấm pin mặt trời phủ lên mái nhà còn giúp chống nóng và giảm tải công suất tiêu thụ điện năng của điều hòa.
4. Những lưu ý khi lắp đặt năng lượng mặt trời
3 yếu tố sau đây mà khi lắp đặt bạn cần phải lưu ý đến:
- Lựa chọn hệ thống phù hợp với công trình lắp đặt. Hiện nay có 3 hệ thống điện mặ trời được lắp đặt với vị trí khác nhau là: ĐMT áp mái lắp trên mái nhà hoặc sân thượng, ĐMT mặt đất lắp đặt ở khung trên mặt đất, ĐMT nổi lắp đặt vào cấu trúc trên mặt nước.
- Hướng tấm pin có bức xạ mặt trời cao: hướng tốt nhất nên là hướng Nam, lượng điện sẽ được sản sinh cao nhất vào cả sáng và chiều.
- Góc nghiêng của tấm pin: ở mỗi thành phố, người dùng sẽ có những góc nghiêng gợi ý như sau. Hà Nội có vĩ độ là 21° nên góc nghiêng tối ưu là 12-14°; Đà Nẵng có vĩ độ là 16° nên góc nghiêng tối ưu là 10-12°; Cần Thơ có vĩ độ là 10° nên góc nghiêng tối ưu là 8-10°; Hồ Chí Minh có vĩ độ là 11°nên góc nghiêng tối ưu 9-11°.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét