Tìm hiểu về Computer Science, về những thành tựu mà Computer Science đã đạt được. Cũng như những vị trí việc làm sau khi học Computer Science?
1. Computer Science là gì?
Computer Science hay được gọi là khoa học máy tính, đây là một ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Trong đó nghiên cứu về tất cả những gì liên quan đến cấu trúc máy tính bao gồm cả lý thuyết, cơ sở lý luận thông dụng, tính toán, thông tin, thực hành của hệ thống máy tính, nghiên cứu về môi trường ngoại mạng và môi trường web.
Khoa học máy tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục (hoặc các thuật toán) cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin.
Một định nghĩa thay thế, gọn gàng hơn về khoa học máy tính là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán.
[caption id="attachment_4630" align="aligncenter" width="600"] Tìm hiểu về Computer Science[/caption]2. Những thành tựu đáng kể của Computer Science
Tuy được trở thành một bộ môn giáo dục chính thức với một quãng thời gian lịch sử ngắn ngủi, khoa học máy tính đã có một số cống hiến quan trọng đối với khoa học và xã hội. Những cống hiến này bao gồm:
Ứng dụng trong ngành khoa học máy tính
Đã định nghĩa được một cách chính thức về tính toán (computation) và khả năng tính toán (computability), đồng thời đưa ra bằng chứng rằng có những vấn đề bất khả tính toán (computationally unsolvable) và những vẫn đề rất khó tính toán (intractable)
Đã đưa ra khái niệm về ngôn ngữ lập trình, một dụng cụ dùng để biểu đạt thông tin đã được trật tự hóa một cách chính xác trong nhiều tầng lớp trừu tượng khác nhau.
Ứng dụng bên ngoài
Làm tiền đề cho cuộc cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution) là cái dẫn đến thời đại thông tin (Information Age) và internet hiện nay.
Trong mật mã học (cryptography), sự phá mã của máy Enigma là một đóng góp quan trọng trong chiến thắng của quân Đồng minh trong Đại Chiến Thế giới lần thứ II.
Tính toán khoa học cho phép việc nghiên cứu bộ não con người, đồ thị hóa cấu hình của GEN như Dự án bản đồ gen người (Human Genome Project) ở mức độ uyên thâm.
Giao dịch bằng thuật toán làm tăng hiệu quả và tính thanh khoản của thị trường tài chính bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, học máy và các kĩ thuật thống kê/giải tích số khác trên quy mô lớn.
3. Sự khác nhau giữa Computer Science và IT
Trên thực tế có rất nhiều người lầm tưởng Computer Science và IT là cùng một ngành hoặc có những sự lẫn lộn giữa hai ngành này. Hãy cùng xem vai trò của từng ngành để hiểu hơn và phân biệt chúng nhé.
Computer Science | IT |
Công việc chính của Computer Science là nghiên cứu và khai thác sâu về máy tính, các nhà khoa học sẽ tập trung nhiều vào việc phân tích, giải quyết những vấn đề xoay quanh chương trình máy tính, cụ thể như: tạo ra các phần mềm để chuyển giao công việc từ con người sang máy tính. Tạo ra ứng dụng phù hợp cho máy tính, mobile, thiết kế trang web,... hiệu quả hơn. Tự động hóa và giám sát công việc dựa trên trí tuệ nhân tạo AI. | Đối với IT hay ngành công nghệ thông tin sẽ không khai thác sau về công nghệ hay khoa học máy tính mà sẽ sử dụng công nghệ để phục vụ cho mục đích công nghệ khác với những thao tác được ấn định. Các sản phẩm của ngành IT sẽ là các hệ điều hành, ứng dụng, phần mềm được tạo ra để phục vụ, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ. |
4. Những vị trí việc làm sau khi học Computer Science
Kỹ sư phần mềm – Software engineer: Kỹ sư phần mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng kỹ thuật của quy trình sản xuất phần mềm. Kỹ sư phần mềm có thể đảm nhiệm được vai trò của một nhà phát triển phần mềm nhưng ngược lại thì chưa chắc có thể.
Phân tích dữ liệu – Data Analytics: Ở vị trí này yêu cầu những kỹ năng quan sát, đánh giá kết hợp với tư duy logic và phân tích sâu một dữ liệu nào đó để đưa ra những phán đoán chính xác nhất. Ngoài ra, còn phải có khả năng thuyết trình lưu loát để có thể trình bày cho những người có trách nhiệm cao hơn ở tuyến trên.
Kỹ sư hệ thống – Systems engineer: Những vị kỹ sư hệ thống sẽ đảm nhận vai trò chủ chốt trong thiết kế và xây dựng toàn bộ hệ thống của một dự án nào đó mà chỉ cần thiết bị của bạn có kết nối với mạng là có thể sử dụng được ví dụ: máy tính, điện thoại, hệ thống xe hơi tiên tiến,...
Nhà phát triển web – Web developer: Vai trò của một nhà phát triển web chính là sử dụng các mã lập trình, ngôn ngữ lập trình để viết lên những tính năng, thuộc tính của trang web. Nhà phát triển web sẽ phải tích hợp giữa việc lập trình đồ họa, âm thanh, video,… trong một trang web lại với nhau.
Nhà phát triển App – Applications software developer: ngành nghề phát triển App này đang là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên đây cũng là ngành yêu cầu tính tư duy sáng tạo vô cùng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét