Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Chất lượng là gì? Hệ thống quản trị chất lượng

Chất lượng là gì? Hệ thống quản trị chất lượng điển hình được các doanh nghiệp sử dụng hiện nay bao gồm những hệ thống nào? Cùng đi sâu để tìm hiểu về chúng nhé. 

1. Chất lượng là gì?

Chất lượng hay nói đúng hơn là phẩm chất, đây là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau.

Hiện nay một vài định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia đưa ra như sau:

  • Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” theo Juran – một giáo sư người Mỹ.
  • Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” – theo giáo sư Crosby.
  • Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” – theo giáo sư Ishikawa.
Chất lượng là gì?

Trong mỗi lĩnh vực và mục đích khác nhau thì những quan điểm về chất lượng sẽ khác nhau. Tuy nhiên một định nghĩa được thừa nhận ở phạm vi quốc tế là định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế.

Theo ISO 9000:2005 thì chất lượng là “ Mức độ đáp ứng các yêu cầu cuả một tập hợp có đặc tính vốn có”.

Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy một sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng.

Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.

2. Mục tiêu của quản trị chất lượng

Mục tiêu của quản trị chất lượng

Mục tiêu quản trị chất lượng dịch vụ

  • Đảm bảo được sự đồng bộ về kế hoạch chính sách phục vụ khách hàng giữa các phòng ban và thống nhất mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.
  • Đảm bảo chất lượng phù hợp với những yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất.
  • Quản trị chất lượng dịch vụ phải được kết hợp bởi sự nâng cấp những điều kiện kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm đồng thời tránh sự lãng phí và tích cực khai thác các tiềm năng để mở rộng thị trường
  • Cải tiến dịch vụ đồng thời phải đi kèm quá trình gia tăng chất lượng & số lượng sản phẩm

Mục tiêu quản trị chất lượng sản phẩm

  • Giữ chân khách hàng được lâu và tạo tính ưu điểm cạnh tranh so với các tổ chức khác trên thị trường
  • Phản ứng nhanh với nhu cầu của thị trường và hạn chế tối đa những chi phí trong sản xuất kinh doanh và đến gần hơn với người tiêu dùng
  • Vạch ra những mục tiêu, hoạch định những chính sách để nâng cao giá trị sản phẩm
  • kiểm tra, kiểm soát từ các khâu triển khai đến khi ra đời sản phẩm, quá trình mua sắm nguyên liệu, vận chuyển đến các dịch vụ bán hàng để thúc đẩy việc hình thành lợi nhuận một cách hiệu quả

Mục tiêu quản trị chất lượng nguồn nhân lực

  • Đảm bảo hiệu quả công việc đề ra cũng như chất lượng sản phẩm
  • Tránh để lệch mục tiêu hay thực hiện công việc theo hướng “tự biên, tự diễn”
  • Xây dựng kế hoạch vạch rõ những công việc cụ thể đồng thời kết hợp những chế độ lương thưởng hợp lý để kích thích hiệu quả trong quản lý nhân sự.

3. Qúa trình quản trị chất lượng theo từng loại hình

Quản trị chất lượng trong thiết kế

Quản trị chất lượng trong thiết kế

Căn cứ vào thông tin từ thị trường, phán đoán xu thế tiêu dùng của mỗi vùng miền, mỗi nước. Để đưa ra được những đề xuất và thiết kế những sản phẩm mới có hàm lượng khoa học và chất lượng cao.

Các nhiệm vụ của phân hệ:

  • Thiết kế thỏa mãn 2 yêu cầu là chất lượng cao phù hợp với thị trường và chi phí xã hội thấp nhất.
  • Tập hợp các chuyên gia giỏi hoàn thiện các tài liệu về thiết kế, chọn công nghệ sản xuất và tiến hành sản xuất thử.
  • Phân tích chất lượng thực tế của sản phẩm thử, so sánh với tài liệu gốc và trưng cầu ý kiến của người dùng thử.
  • Kế hoạch hóa về sản xuất hàng loạt (vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị…) nếu xét thấy triển vọng hữu hiệu của sản phẩm mới.
  • Đưa ra các phương án bao gói, nhãn, kho chứa và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Những chỉ tiêu chất lượng chủ yếu bao gồm:
  • Chỉ tiêu tổng hợp (hàm lượng khoa học, tính kinh tế, giá thành sản phẩm, khả năng cạnh tranh,…) rút ra từ các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ và chất lượng sản phẩm sản xuất thử.
  • Hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử và chất lượng các biện pháp điều chỉnh khắc phục.v.v.

Quản trị chất lượng trong sản xuất

Quản trị chất lượng trong sản xuất

Khai thác ra cách sản xuất có hiệu quả nhất, các thiết bị và quy trình công nghệ đã lựa chọn để sản xuất các sản phẩm có mức chất lượng xác định phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Nhiệm vụ chủ yếu:

  • Cung ứng vật liệu đúng thời điểm, đúng chất lượng
  • Kiểm tra chất lượng từng nguyên công của quy trình công nghệ. Quy định chi tiết các thao tác từng nguyên công.
  • Kiểm tra chất lượng các nguyên công lắp ráp
  • Kiểm tra định kỳ các dụng cụ đo và kiểm tra
  • Kiểm tra thường xuyên phần kỹ thuật công nghệ, chất lượng lao động.
  • Hạch toán trong sản xuất Các chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá bao gồm:
  • Chỉ tiêu chất lượng của chi tiết (thành phần cấu tạo) và thành phẩm (độ tin cậy, tuổi thọ, tính thẩm mỹ…)
  • Chỉ tiêu chất lượng về tình trạng kỷ luật lao động trong bộ phận sản xuất và nhất là bộ phận hành chính.
  • Các chỉ tiêu chất lượng quản trị của lãnh đạo
  • Chỉ tiêu tổn thất kinh tế so sai phạm kỹ thuật, tổ chức lao động, quản trị sinh ra (biểu thị bằng tỷ lệ sản phẩm chấp nhận, tỷ lệ phế phẩm…)
  • Tỷ lệ sản phẩm chấp nhận hay mức phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng trong phân hệ này.

Quản trị chất lượng trong phân phối

Quản trị chất lượng trong phân phối

Là quá trình tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường đến tay người tiêu dùng, là quá trình biến sản phẩm thành hàng hóa.

Nhiệm vụ chủ yếu:

  • Nghiên cứu thị trường để dự báo thị phần, trên cơ sở đó dự báo cơ cấu và danh mục mặt hàng hợp lý, tiệm cận với nhu cầu thị trường.
  • Thuyết minh đầy đủ những thuộc tính và điều kiện sử dụng thông qua quảng cáo, bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy chế bảo quản, tổ chức mạng lưới tiêu thụ.
  • Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, hiệu chỉnh bao bì nếu cần.
  • Phản ánh biến động thị trường để hiệu chỉnh sản xuất.

Các chỉ tiêu chất lượng bao gồm: độ tin cậy, tuổi thọ, trình độ chất lượng, chất lượng toàn phần.

Tùy vào mỗi nhóm sản phẩm, độ tin cậy và tuổi thọ được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau: độ chắc chắn không hỏng hóc, thời gian hỏng hóc, thời gian hỏng hóc 1 lần, thời gian bảo hành và sửa chữa bảo hành, tính an toàn khi sử dụng, giá trị dinh dưỡng và cảm quan (thực phẩm).

Quản trị chất lượng trong tiêu dùng

Quản trị chất lượng trong tiêu dùng

Khai thác tối đa giá trị sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu với những chi phí sử dụng thấp nhất.

Nhiệm vụ chủ yếu:

  • Đề xuất những chính sách tác động đến sản xuất để tạo ra một danh mục mặt hàng hợp lý tiệm cận với nhu cầu.
  • Thuyết minh đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sử dụng, xây dựng quy chế bảo hành, tổ chức mạng lưới bảo hành, bảo dưỡng hợp lý cho người tiêu dùng, quảng cáo hàng hóa
  • Kiến nghị lượng và chủng loại phụ tùng thay thế cần phải sản xuất để đáp ứng nhu cầu, sử dụng thiết bị, máy móc, tổ chức mạng lưới trực tiếp để hàng hóa đưa vào thị trường nhanh chóng, đúng thời cơ.
  • Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

4. Hệ thống quản trị chất lượng điển hình

Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp thường xây dựng và áp dụng 2 hệ thống quản trị chất lượng sau:

Hệ thống IOS 9000

Hệ thống IOS 9000

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng giúp các tổ chức thuộc mọi quy mô và loại hình áp dụng và vận hành có hiệu quả.

Hệ thống ISO 9000 gồm 4 tiêu chuẩn quan trọng sau:

  • ISO 9000: Hệ thống quản trị chất lượng - Cơ sở và từ vựng
  • ISO 9001: Hệ thống quản trị chất lượng - Các yêu cầu
  • ISO 9004: Quản trị chất lượng - Chất lượng của một tổ chức - Hướng dẫn thực hiện cải tiến hiệu quả
  • ISO 190011: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản trị

4 phiên bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:

  • ISO 9000:1987: Các tiêu chuẩn về quản trị và đảm bảo chất lượng - Hướng dẫn chọn lựa và sử dụng
  • ISO 9000:2000; ISO 9000:2005 và ISO 9000:2015: Hệ thống quản trị chất lượng - Cơ sở và từ vựng

Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện

Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện

Mô hình quản trị chất lượng toàn diện TQM được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, là phương pháp quản lý định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của tất cả thành viên trong tổ chức nhằm tạo ra giá trị lợi ích lâu dài cho tổ chức và cả xã hội.

TQM là viết tắt của Total Quality Management, trong đó:

Q (Quality) theo quy tắc 3P trong quản lý chất lượng:

  • P1 - Performance: Năng suất, hiệu quả làm việc
  • P2 - Price: Giá cả thoả mãn nhu cầu
  • P3 - Punctuality: Thời điểm cung cấp đúng lúc, kịp thời

M (Management) áp dụng vòng tròn quản lý P-O-L-C

  • P - Planning: Lập kế hoạch
  • O - Organizing: Tổ chức thực hiện
  • L - Leading: Chỉ đạo đưa ra quyết định
  • C - Controlling: Kiểm soát và điều chỉnh

T (Total) nghĩa là toàn diện: bao gồm tất cả yếu tố có trong quy trình, trong đó mỗi cá nhân đều có vai trò nhất định.

>>> Xem thêm: Quản lý chất lượng là gì? vai trò trong công nghiệp

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

Robot là gì? Ứng dụng của robot hiện nay

Robot là gì? Ứng dụng của robot hiện nay trong đời sống hàng ngày và trong công nghiệp đã tác động như thế nào đối với con người. Hãy cùng giải đáp qua bài sau. 

1. Robot là gì?

[caption id="attachment_4868" align="aligncenter" width="600"]Robot là gì? Robot là gì?[/caption]

Robot là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Robot là một tác nhân cơ khí, nhân tạo, ảo, thường là một hệ thống cơ khí-điện tử.

Robot có thể được chế tạo để gợi lên hình dáng con người , nhưng hầu hết các robot là những cỗ máy thực hiện nhiệm vụ, được thiết kế với trọng tâm là chức năng rõ ràng, hơn là thẩm mỹ bên ngoài.

Robot là một trong những phát minh vĩ đại của con người từ gần 100 năm qua và không ngừng được phát triển để ngày càng thông minh hơn, hữu ích hơn và an toàn hơn.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nước, các nền công nghiệp trên toàn thế giới đang chạy đua để cải tiến và chế tạo ra những robot hiện đại nhất cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống và phục vụ sản xuất.

2. Tiêu chuẩn của Robot

[caption id="attachment_4869" align="aligncenter" width="600"]Tiêu chuẩn của Robot Tiêu chuẩn của Robot[/caption]

Ngày nay, người ta vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề: "Một loại máy như thế nào thì đủ tiêu chuẩn để được gọi là một rôbốt?" Một cách gần chính xác, rôbốt phải có một vài (không nhất thiết phải đầy đủ) các đặc điểm sau đây:

  • Không phải là tự nhiên, tức là do con người sáng tạo ra.
  • Có khả năng nhận biết môi trường xung quanh.
  • Có thể tương tác với những vật thể trong môi trường.
  • Có sự thông minh, có khả năng đưa ra các lựa chọn dựa trên môi trường và được điều khiển một cách tự động theo những trình tự đã được lập trình trước.
  • Có khả năng điều khiển được bằng các lệnh để có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
  • Có thể di chuyển quay hoặc tịnh tiến theo một hay nhiều chiều.
  • Có sự khéo léo trong vận động.

3. Đặc trưng của robot

Đặc trưng về bộ não

[caption id="attachment_4870" align="aligncenter" width="600"]Đặc trưng về bộ não Đặc trưng về bộ não[/caption]

Theo những kỹ sư robot, hình dáng bên ngoài của máy móc không quan trọng bằng việc hoạt động của nó được điều khiển như cách nào? Một đặc điểm tiêu biểu để phân biệt robot nữa đó là khả năng đưa ra các lựa chọn. Càng có khả năng đưa ra nhiều lựa chọn để giải quyết một vấn đề bao nhiêu, robot càng được đánh giá cao.

Ví dụ:

  • Các loại đồng hồ đo của xe hơi (tốc độ, quãng đường,...) không bao giờ được xem như là một robot.
  • Những chiếc xe đồ chơi được điều khiển bằng sóng radio gần như hoàn toàn không được gọi là robot mặc dù thỉnh thoảng nó vẫn được gọi là rôbốt điều khiển từ xa.
  • Một chiếc xe hơi với máy tính gắn bên trong có khá năng tự động lái (Bigtrak) theo những trình tự đã được lập trình sẵn có thể được gọi là robot.
  • Xe điều khiển tự động có thể cảm nhận môi trường xung quanh, đưa ra các quyết định cho xe chuyển động dựa trên cơ sở những thông tin mà nó cảm nhận được thì hoàn toàn được gọi là robot.
  • Xe có giác quan (KTTT) trong truyện giả tưởng có khả năng đưa ra quyết định, đánh dấu đường đi và có thể giao tiếp với con người thật sự là một rôbốt.

Đặc trưng về hình dáng cơ thể

[caption id="attachment_4871" align="aligncenter" width="600"]Đặc trưng về hình dáng cơ thể Đặc trưng về hình dáng cơ thể[/caption]

Tuy nhiên, theo nhiều người, nếu một cái máy có thể tự động hóa được, đặc biệt nếu nó là một bộ phận giống tay, chân hoặc là một cỗ máy có tay chân (cánh tay rô-bốt) hoặc có khả năng xoay tròn thì được gọi là rô-bốt.

Trong trường hợp rô-bốt mang hình dáng bên ngoài như con người còn được gọi là người máy.

Những ví dụ được gọi là rô-bốt:

  • Dương cầm điện tử cũng có thể được gọi là rô-bốt.
  • Máy phay CNC nhiều lúc cũng được gọi là rô-bốt.
  • Cánh tay tự động ở nhà máy là rô-bốt.
  • Đồ chơi cơ khí giống người (Roboraptor) là rô-bốt.
  • Dạng rô-bốt giống người hoặc mang hình dáng bên ngoài giống người (người máy như Asimo) hoàn toàn được gọi là rô-bốt.

4. Ứng dụng của robot hiện nay

Robot ứng dụng đời sống gia đình

Trong lĩnh vực bếp núc

[caption id="attachment_4872" align="aligncenter" width="600"]Trong lĩnh vực bếp núc Robot trong lĩnh vực bếp núc[/caption]

Để giúp đỡ những người phụ nữ trong việc nấu ăn, các nhà sáng chế đã phát minh ra các loại Robot nấu ăn thông minh hay Robot quản gia thông minh. Uniduc cho rằng đây quả là một sự phát minh tuyệt vời.

Nhờ có Robot nấu ăn và Robot quản gia, phụ nữ vừa chăm lo được sức khỏe cho gia đình, vừa có thời gian dành cho bản thân.

Trong lĩnh vực dọn dẹp

[caption id="attachment_4873" align="aligncenter" width="600"]Trong lĩnh vực dọn dẹp Robot trong lĩnh vực dọn dẹp[/caption]

Các sản phẩm của mảng này có nhiều hơn và đa dạng. Nhờ đó, con người không cần tốn nhiều thời gian trong ngày để dọn dẹp nhưng nhà cửa vẫn sạch, gọn gàng, và thơm tho.

  • Robot quét nhà thông minh
  • Robot dọn nhà thông minh
  • Robot lau nhà thông minh

Trong lĩnh vực thiết kế nhà cửa

[caption id="attachment_4874" align="aligncenter" width="600"]Trong lĩnh vực thiết kế nhà cửa Robot trong lĩnh vực thiết kế nhà cửa[/caption]

Theo dần sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật, Robot ngày càng có nhiều chức năng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hơn. Đối với nhà cửa, con người đã phát minh ra:

  • Robot nhà thông minh
  • Robot rèm cửa thông minh
  • Robot giọng nói thông minh.

Robot ứng dụng trong công nghiệp

Ứng dụng trong tự động hóa công nghiệp

[caption id="attachment_4875" align="aligncenter" width="600"]Ứng dụng trong tự động hóa công nghiệp Robot ứng dụng trong tự động hóa công nghiệp[/caption]

Có thể nói rằng, khi lắp ráp vào dây chuyền sản xuất công nghiệp thì cánh tay robot đã phát huy nhiều giá trị lớn nhất. Và chúng còn trở thành một “thành viên” không thể thiếu trong sản xuất hiện nay.

Cụ thể, robot có thể trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, lắp ráp các linh kiện/máy móc của sản phẩm. Chúng hoạt động một cách trơn tru và đảm bảo độ chính xác cao mà không cần sự giám sát của con người.

Ứng dụng trong lĩnh vực hóa - thực phẩm

[caption id="attachment_4876" align="aligncenter" width="600"]Ứng dụng trong lĩnh vực hóa - thực phẩm Robot ứng dụng trong lĩnh vực hóa - thực phẩm[/caption]

Trong lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm, rô bốt công nghiệp được ứng dụng chính trong dây chuyền phân loại sản phẩm. Dưới sự trợ giúp của thị giác máy tính, chúng sẽ nhận diện chính xác từng loại sản phẩm nhờ vào khả năng so sánh hình ảnh với sản phẩm và thông qua cơ chế đọc mã vạch thông minh.

Ứng dụng trong lĩnh vực lắp ráp cơ khí

[caption id="attachment_4877" align="aligncenter" width="600"]Ứng dụng trong lĩnh vực lắp ráp cơ khí Robot ứng dụng trong lĩnh vực lắp ráp cơ khí[/caption]

Đây là một ngành nghề đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và sức khỏe tốt. Trong khi đó, cánh tay robot có thể hỗ trợ con người thực hiện các công việc tiềm ẩn nguy hiểm cao như hàn điện, hàn hồ quang, lắp đặt linh kiện, gia công, mài… đảm bảo sự an toàn cho người lao động.

Thêm vào đó, rô bốt công nghiệp không bao giờ có tình trạng “mệt mỏi” hay “mất tập trung” như con người, nên đảm bảo hiệu quả công việc luôn vượt trội. Doanh nghiệp sử dụng cobot còn giúp tối ưu chi phí thuê nhân công mà vẫn đảm bảo quy trình làm việc trơn tru và hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Cánh tay robot gắp sản phẩm, cấu tạo và ứng dụng

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

Hệ thống điện M&E là gì?

Hệ thống điện M&E là gì? Những tiêu chuẩn bắt buộc trong thiết kế M&E và những điều cần phải có ở một kỹ sư M&E sẽ được IAS tổng hợp qua bài viết sau đây.

Hệ thống điện M&E là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về hệ thống điện M&E là gì? Hãy tìm hiểu xem M&E là gì trước nhé. [caption id="attachment_4821" align="aligncenter" width="600"]Hệ thống điện M&E là gì? Hệ thống điện M&E là gì?[/caption]

1. M&E là gì? M&E viết tắt cho từ gì?

M&E là viết tắt của Mechannical and Electrical được hiểu đơn giản nhất là cơ khí và điện. Ngoài ra người ta còn hay dùng từ này để chỉ bộ phận ngành kỹ sư cơ điện. Hệ thống M&E chiếm khoảng 40 – 60% tổng khối lượng của công trình xây dựng khi mỗi công trình có hai yếu tố xây dụng và cơ khí. Thậm chí nhiều dự án có thể lên đến 70 – 80%.

2. Hệ thống điện M&E là gì?

Hệ thống M&E là hệ thống cơ điện trong tòa nhà giúp cho việc vận hành trơn tru và linh động hơn. Đây là thành phần không thể nào thiếu đi trong mỗi tòa nhà.

Một hệ thống M&E sẽ bao gồm 4 hạng mục chính là:

  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí, được gọi tắt là HVAC (Heating Ventilation Air Conditioning)
  • Hệ thống cấp thoát nước và dọn dẹp vệ sinh, hay còn gọi là P&S ( Plumbing and Sanitary)
  • Hệ thống điện (Electrical)
  • Hệ thống thiết bị báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm and Fire fighting)

Mỗi hạng mục sẽ có một vai trò riêng, nhưng chúng luôn bổ trợ cho nhau để tạo ra một dự án hoàn thiện. Vì vậy nên chúng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu như không có bản vẽ M&E thì công trình chỉ hoàn thiện được phần thô.

Tuy phân loại như vậy, nhưng thực chất chúng gồm có 2 phần lớn là:

  • Phần Mechanical: chiếm khối lượng lớn trong một dự án, bao gồm hạng mục HVAC, P&S và Phòng cháy, chữa cháy.
  • Phần Electrical: gồm các hạng mục liên quan đến phần điện như phân phối và cung cấp điện, điều khiển (control system) và điện nhẹ (extra-low voltage). Đây là một bộ phận rất quan trọng trong việc thiết kế M&E.

Phần điện trong hệ thống điện M&E

1. Điện nặng

Điện nặng trong hệ thống M&E

Theo như tên gọi, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được vai trò của chúng trong bản vẽ biện pháp thi công M&E. Đây là nguồn điện tổng để cung cấp cho toàn bộ công trình. Gồm có

  • Hệ thống cấp nguồn chính (Main Power Supply): chứa các tủ trung thế, đường dây, máy biến áp cũng như các tủ đóng cắt chính và hệ thống tự động điều chỉnh điện áp, rơ le trung gian.
  • Hệ thống tủ điện phân phối (Submain power supply): có tác dụng cấp điện cho sản xuất, chiếu sáng,…
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt
  • Hệ thống ổ cắm (Socket outlet): được phân bố khắp mọi nơi trong công trình
  • Hệ thống ánh sáng sự cố: Bao gồm đèn exit và đèn emergency chiếu sáng trong những trường hợp có cháy, phát hiện hỏa hoạn,…
  • Hệ thống chống sét (Lightning protection system): bao gồm các kim thu sét và cọc tiếp địa giúp ngăn chặn sét.

2. Điện nhẹ

Điện nhẹ trong hệ thống M&E

Điện nhẹ còn được gọi tắt là ELV ( Extra low voltage system ). Hệ thống điện này có giá trị nhỏ đóng góp từ 10 – 20% nhưng chúng quyết định chất lượng của công trình.

Bản chất của hệ thống điện hệ là hệ thống công nghệ cao được phát triển để mang lại tiện nghi và lợi ích cho người sử dụng.

Hệ thống điện nhẹ sẽ bao gồm:

  • Hệ thống mạng và internet.
  • Hệ thống điện thoại
  • Camera an ninh giám sát.
  • Hệ thống liên lạc công cộng.

Các tiêu chuẩn trong hệ thống điện M&E

Tiêu chuẩn hệ thống M&E đã được Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và các bộ ngành công bố.

Các tiêu chuẩn trong thiết kế M&E

1. Tiêu chuẩn hệ thống gió và điều hòa không khí

Thiết kế phải đảm bảo theo tiêu chuẩn:

  • TCVN 6160:1996 – PCCC – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế
  • TCXD 232:1999 – Hệ thống thông gió, điều hòa, cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu
  • QCVN 26:2010 – BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
  • TCVN 5687:2010 – Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế
  • QCVN 09:2013 – Sử dụng hiệu quả năng lượng

2. Tiêu chuẩn hệ thống thoát nước và thiết bị vệ sinh

  • TCVN 4513:1988 – Cấp thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 4519:1988 – Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình
  • TCVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế

3. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

  • TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 5738:2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 7336:2003 – PCCC – hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
  • TCVN 3890:2009 – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình

4. Hệ thống điện trong tòa nhà

  • TCXD 4756:1989 – Quy chuẩn nối đất và nối không của thiết bị điện
  • TCVN 11:2006 – Quy phạm trang bị điện
  • TCXDVN 394:2007 – Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong công trình xây dựng – An toàn điện
  • QCVN 07:2016 – Quy chuẩn quốc giá về cơ sở hạ tầng (5 – Công trình cấp điện; 7- Công trình chiếu sáng)
  • TCVN 9206:2012 – Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 9207:2012 – Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

Tìm hiểu về nghề kỹ sư M&E

1. Kỹ sư M&E là gì?

Kỹ sư M&E là gì?

Kỹ sư M&E là tên gọi chung cho những người đang làm việc cho các hạng mục cơ điện. Mỗi phần cơ và điện đều được phân chia thành nhiều hạng mục nhỏ khác nhau. Mỗi hạng mục sẽ được đảm nhận bởi một kỹ sư chuyên nghiệp riêng.

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc là một kỹ sư M&E thì thường sẽ làm gì, thì hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây:

  • Khảo sát công trình thực tế, lập ra bản vẽ thiết kế hệ thống M&E cho một dự án.
  • Làm việc chung với nhóm kiến trúc sư, phối hợp với danh sách các nhà thầu M&E, bộ phận giám sát,… để chốt phương án.
  • Lên kế hoạch bản vẽ, tổ chức thi công và lắp đặt.
  • Lập bảng thống kê chi tiết quá trình và khối lượng công việc bạn đang tiến hành.
  • Người quản lý và giám sât M&E sẽ phân công công việc, hướng dẫn và theo dõi quá trình. Kiểm soát chất lượng công trình dựa theo những tiêu chuẩn đã được đưa ra.
  • Cần đưa ra phương án giải quyết kịp thời trước những phát sinh trong quá trình thiết kế.
  • Kiểm tra kỹ chất lượng của công trình, hạng mục cơ điện được giao trước khi gửi hồ sơ nghiệm thu M&E cho các nhà thầu.

2. Những yếu tố trở thành kỹ sư M&E chuyên nghiệp

Những yếu tố trở thành kỹ sư M&E chuyên nghiệp

Nắm vững kiến thức chuyên môn

Muốn trở thành một kỹ sư M&E chuyên nghiệp bạn cần phải nắm vững được các kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn. Phải biết được những tiêu chuẩn về bản vẽ M&E, thiết kế sao cho tối ưu, gọn nhẹ,…

Ngoài ra một số kiến thức cơ bản khác bạn cũng cần nên biết như: kiến thức về HVAC, thiết kế điện, cấp thoát nước và phòng cháy, chữa cháy,…

Kinh nghiệm thực tế

Đây là một hành trang vô cùng quý giá để bạn không trở nên bỡ ngỡ đối với những môi trường làm việc mới. Các kỹ sư M&E sẽ thường xuyên tiếp xúc với nhiều công trường khác nhau, đây là một cơ hội tốt giúp bạn học hỏi kinh nghiệm tốt nhất.

Kỹ năng đọc bản vẽ

Để thiết kế tốt thì bạn phải biết cách đọc được thiết kế bản vẽ. Đây là yêu cầu chung nhất đối với bất kỳ kỹ sư nào. Nếu bạn muốn chuyên nghiệp hơn bạn phải đọc và hiểu được những bản vẽ của người khác.

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong bất kỳ môi trường nào cũng vậy, đây luôn là kỹ năng cần thiết. Tạo sự đoàn kết sẽ giúp bạn tiến xa hơn.

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về hệ thống điện M&E là gì? hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn >>> Xem thêm: Tủ điện là gì? Phân loại và ứng dụng 

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

Tủ điện là gì? Phân loại và ứng dụng

Tủ điện là gì? Phân loại và ứng dụng của các loại tủ điện được phổ biến hiện nay. Nắm vững được các chức năng cơ bản, giúp bạn dễ dàng sử dụng và chọn lựa hơn. 

1. Tủ điện là gì?

[caption id="attachment_4798" align="aligncenter" width="600"]Tủ điện là gì? Tủ điện là gì?[/caption]

Trong công nghiệp hay dân dụng thì tủ điện vẫn luôn là một bộ phận mà không thể thiếu trong bất kỳ công trình nào. Từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, các hệ thống truyền tải phân phối điện từ công nghiệp đến dân dụng.

Trong tiếng Anh tủ điện được gọi là “Electrical cabinet”, từ cabinet được hiểu như một chiếc tủ có ngăn kéo, nắp đậy lưu trữ bộ phận bên trong.

Tủ điện là nơi dùng để chứa đựng các thiết bị như công tắc, nút nhấn, đèn, cầu giao, đồng hồ, realy, khởi động từ,… Thường chúng sẽ có hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy theo vị trí và mục đích sử dụng.

Chúng ta sẽ hay thường xuyên thấy các tủ điện ở mọi nơi như trong nhà, trên đường, trong các nhà máy tại các thiết bị máy móc hay hệ thống lớn.

2. Cấu tạo và chức năng tủ điện

Cấu tạo tủ điện

Cấu tạo tủ điện

Cấu tạo của tủ điện công nghiệp bao gồm hai phần là vỏ tủ điện và phần chứa đựng bên trong.

Vỏ tủ điện

  • Được làm từ những tấm kim loại hoặc composite với kích thước và độ dày khác nhau theo nhu cầu sử dụng.
  • Trong các ứng dụng thông thường, tủ điện thường được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhu tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của thiết kế.
  • Thông thường hai màu chính cho tủ điện là xám và cam, màu đỏ thường dành cho tủ PCCC.

Phần chứa đụng bên trong

  • Bên trong gồm các module khác nhau với số lượng cố định để điều khiển hoạt động của hệ thống điện.
  • Phần chứa đựng bên trong ngoài ba thiết bị Aptomatm, Nút nhấn, Rơ le, các tủ điện công nghiệp còn có các bộ phận khác không kém phần quan trọng như: lưới lọc bụi và quạt hút tủ điện; Relay bảo vệ pha, relay nhiệt, đèn báo, Contacor; cầu đấu điều khiển (Domino); biến tần; PLC (Programmable Logic Controller)...

Chức năng tủ điện

Chức năng tủ điện

Có thể kể đến ba chức năng chính sau:

  • Tủ điện được sử dụng để điều khiển mọi hệ thống điện từ của thiết bị cho đến toàn bộ hệ thống như tủ điện điều khiển hoặc tủ điện phân phối.
  • Các tủ điện đều được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quốc tế IEC nên khi lắp đặt tủ điện công nghiệp tại các công ty hay các khu công nghiệp mang đến sự an toàn nhất cho người sử dụng các thiết bị điện.
  • Tủ điện giúp đảm bảo tính liên tục cấp nguồn cho hệ thống điện, hệ thống máy hoạt động luôn đảm bảo được an toàn tránh những rủi ro cho máy và cho mọi người.

3. Phân loại tủ điện

Phân loại theo lĩnh vực ứng dụng

Tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp còn có tên tiếng Anh là Industrial Electrical Cabinet, thường được chuyên dùng trong các ngành công nghiệp. Tủ phải đảm bảo được về các tiêu chuẩn như độ ổn định, bền bỉ, sự liên tục, hoạt động chính xác với thời gian dài trong nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Tủ điện công nghiệp có cấu trúc mạch điều khiển phức tạp, dùng trong các công trình lớn nhỏ của nhà xưởng, nhà máy,…

Tủ điện dân dụng

Như tên gọi, loại tủ điện này được sử dụng phổ biển trong các hộ gia đình, các chung cư mini, văn phòng,… Chúng được trang bị để bảo quản các thiết bị bên trong như contactor, aptomat, ổ cắm, biến áp, cầu giao,…

Tủ sẽ có kích thước và công suất nhỏ hơn tủ công nghiệp. Trên hết nó bảo vệ sự an toàn cho người vận hành hệ thống.

Phân loại tủ điện theo chức năng

Phân loại tủ điện theo điện thế

Tủ điện cao thế

Điện cao thế là một dòng điện có điện áp lớn có thể gây hại đến sinh vật sống nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ và liên tục. Thường dòng điện này sẽ được ít thấy trong mạng lưới dân dụng vì chúng được dùng chủ yếu trong việc phân phối điện nặng.

Tủ điện cao thế giúp bảo vệ các thiết bị điều khiển, giảm tối đa việc bị ngấm nước, chập mạch do ảnh hưởng thời tiết như mưa bão. Đồng thời cách ly người sử dụng điện và các thiết bị điện đảm bảo mức độ an toàn khi vận hành.

Tủ hạ thế

Tủ hạ thế chỉ sử dụng nguồn điện ở mức 0,4kV vậy nên muốn sử dụng được nguồn điện trên các đường dây trung thế và cao thế thành nguồn điện chuẩn thì bắt buộc phải qua các trạm hạ thế.

Chúng bảo vệ các thiết bị điện quan trọng bên trong trước sự thay đổi, chuyển biến của thời tiết. Đảm bảo đường truyền điện hoạt động ổn định và an toàn.

Phân loại tủ điện theo chức năng

Tủ phân phối

Tủ phân phối là nơi chia nguồn điện thành các mạch riêng biệt gồm hai loại thường thấy là tủ điện MSB và tủ điện DB.

Tủ điều khiển

Là loại tủ dùng để điều khiển và bảo vệ các động cơ, may bơm có công suất lớn trong các nhà xưởng, nhà máy, các trạm bơm, trạm trộn bê tông,… có thể vận hành bằng tay hoặc tự động và thực hiện các yêu cầu được lập trình sẵn theo ý người sử dụng.

Tủ ATS

Là loại tủ giúp chuyển đổi nguồn tự động, giống như máy phát tự khởi động và đóng điện cho phụ tải khi mất điện.

Loại này dùng trong các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu chung cư.

4. Các loại tủ điện phổ biến hiện nay

Tủ điện phân phối chính MSB

Tủ điện phân phối chính MSB  

Tủ điện tổng MSB còn có tên tiếng Anh là Main Distribution Switch Board. Được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối cho các phụ tải công suất lớn. Với ưu điểm là thiết kế theo kiểu module được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ phối phối điện bao gồm ngăn vào, ngăn phân đoạn, ngăn phân phối.

Chức năng chính của chúng là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống phụ tải. Loại tủ này được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế từ 15kV xuống 380VAC. Có dòng điện định mức lên đến 6300A.

Tủ điện phân phối chính MSB được thiết kế với nhiều ngăn với chức năng riêng biệt như:

  • Ngăn chứa ACB/MCCB tổng.
  • Ngăn chứa MCCB/MCB ngõ ra tải.
  • Ngăn chứa tụ bù
  • Ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS
  • Giám sát từ xa thông qua GPRS,…

Tủ điện phân phối DB

Tủ điện phân phối DB  

Tủ điện phân phối DB có tên tiếng Anh là Distribution Board được thiết kế sử dụng trong các phân xưởng, nhà máy hay phân phối điện cho một tầng trong tòa nhà.

Tủ DB được thiết kế với gọn nhẹ, thuận lợi cho việc lựa chọn để sử dụng vào công trình. Tính thẩm mỹ của tủ cao, an toàn và thuận tiện vận hành.

Tủ chuyển mạch ATS

Tủ chuyển mạch ATS có tên gọi khác là Automatic Transfer Switches, được sử dụng ở những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục.

Để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là máy phát điện. Trong trường hợp tủ điện ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.

  • Điện áp định mức: 380V/415V
  • Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
  • Thời gian chuyển mạch: 5-10s

Tủ điện MDB

Tủ điện MDB

Tủ điện MDB hay còn gọi là Main Distribution Board, chúng thường được lắp ở sau tủ tổng MSD và lắp phía trước tủ DB. Là tủ phân phối chính đóng vai trò trung gian trong hệ thống điện hạ thế.

Nó có nhiệm vụ lấy nguồn điện từ tủ điện phân phối tổng (MSB) để cung cấp cho các phụ tải. Đặc biệt, thiết bị này điều khiển tốt cho các động cơ để tránh tình trạng quá tải điện.

Tủ điện MDB được thiết kế và lắp ráp đạt chuẩn, các thành phần bên trong tủ điện được bố trí hợp lý phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Một tủ điện MDB sẽ có những thành phần chính như sau:

  • Ngăn chứa các thiết bị bảo vệ chính bao gồm MCCB, ACB…
  • Ngăn chứa các thiết bị bảo vệ ngõ tải trong quá trình vận hành đó là ACB, MCB, MCCB…
  • Ngoài ra, tủ điện phân phối chính còn có các bộ phận bảo vệ khác như relay chạm đất, relay bảo vệ pha, relay quá dòng, ngăn chứa tụ bù,… để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện.

Tủ điện điều khiển trung tâm MCC

Tủ điện điều khiển trung tâm MCC

Tủ điện điều khiển trung tâm MCC ( Motor Control Center ) hay còn được gọi là tủ điện điều khiển động cơ. Dùng để điều khiển và bảo vệ các động cơ, máy bơm,… có công suất lớn.

Tủ điện MCC có thể chứa các thành phần chính như:

  • Bộ điều khiển trung tâm PLC.
  • Thiết bị đóng cắt MCCB/MCB.
  • Contactor
  • Relay
  • Timer
  • Biến tần
  • Khởi động mềm
  • Khởi động sao – tam giác.

Tủ điều khiển PLC

Tủ điều khiển PLC

Tủ điều khiển PLC là loại tủ điện bên trong có chứa bộ điều khiển lập trình PLC. PLC được lập trình dựa trên phần mềm của nó và có thể điều khiển vận hành các cơ cấu chấp hành một cách tự động.

Tủ PLC thường được áp dụng cho các hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất công nghiệp,… để nhân viên vận hành và giám sát từ xa thông qua màn hình cảm ứng HMI hoặc PC.

Tủ tự bù

Tủ tự bù

Tủ dùng để bù công suất cho các phụ tải trong phân xưởng các dây chuyền sản xuất, các phụ tại thương mại lớn, công suất bù đến 600kVAR. Phương thức điều chỉnh dung lượng bù và bảo vệ tụ đáp ứng các yêu cầu của người dùng.

Tủ PCCC

Tủ PCCC

Phòng cháy chữa cháy là một vấn đề quan trọng mà trong bất kỳ lĩnh vực, địa điểm nào cũng phải cần tới. Từ trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp đến hộ gia đình cũng nên có. Từ đó tủ điện phòng cháy chữa cháy ra đời đã khiến cho hệ thống bảo vệ phòng cháy chữa cháy ngày một an toàn.

Tủ điện PCCC còn được gọi là Electrical cabinet fire suppression được đặt ở chế độ tự động, hoạt động theo một quy trình cụ thể.

>>> Xem thêm: Tủ điện công nghiệp là gì? 

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

Công nghiệp hóa là gì? Tìm hiểu về công nghiệp hóa hiện nay

Công nghiệp hóa là gì? Tìm hiểu về công nghiệp hóa hiện nay đối với nền kinh tế - xã hội thế giới và những mục tiêu của Việt Nam trước sự hội nhập này nhé.

Khái quát về công nghiệp hóa

1. Công nghiệp hóa là gì?

[caption id="attachment_4787" align="aligncenter" width="600"]Công nghiệp hóa là gì? Công nghiệp hóa là gì?[/caption] Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v… Hay nói cách khác đây là quá trình chuyển dịch của nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Từ nền công nghiệp sản xuất sử dụng lao động thô sơ, thủ công đơn giản sang sản xuất công nghiệp với phương pháp tiên tiến, công nghiệp hiện đại làm tăng năng suất lao động. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên. Dầu vậy, những thay đổi về mặt triết học là nguyên nhân của công nghiệp hóa hay ngược lại thì vẫn còn tranh cãi.

2. Lịch sử công nghiệp hóa

[caption id="attachment_4788" align="aligncenter" width="600"]Lịch sử công nghiệp hóa Công nghiệp hóa những năm đầu tại Anh[/caption] Anh là nước tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên. Đây cũng là quê hương của Cách mạng công nghiệp và thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới là Manchester. Sau đó đến nửa cuối thế kỷ 20, nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba bắt đầu các chương trình công nghiệp hóa dưới sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ hoặc Liên Xô. Nỗ lực này ở một số nước Đông Á thành công hơn ở các nơi khác trên thế giới . Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng công nghiệp đứng đầu thế giới năm 2005, tiếp sau nó là Nhật Bản và Trung Quốc. Cơ chế phát triển chủ đạo hiện nay theo các tổ chức tổ chức phát triển quốc tế (Ngân hàng thế giới, OECD, các tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức tương tự quốc tế khác) là giảm nghèo. Cơ chế này vẫn nhấn mạnh vào sự tăng trưởng kinh tế, nhưng tin rằng các chính sách công nghiệp hóa truyền thống không mang lại hiệu quả dài hạn. Việc tạo ra và hỗ trợ những ngành công nghiệp nội địa kém hiệu quả là vô ích trong một thế giới tự do thương mại hiện nay.

Ảnh hưởng của công nghiệp hóa

Ảnh hưởng của công nghiệp hóa

1. Kinh tế

Ngay từ thời xưa, người ta đã nhận ra rằng không có công nghiệp thì kinh tế không giàu lên được. Kinh tế tăng trưởng nhiều hơn thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn ở các khu công nghieepj, nâng cao năng luất cao động. Khi công nghiệp với đặc trưng quy mô sản xuất lớn phát triển, nó sẽ cần nhiều đầu vào hơn và cần thêm thị trường tiêu thụ, nên công nghiệp hóa làm cho thương mại nội địa lẫn thương mại quốc tế phát triển. Công nghiệp phát triển thu hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nhập cho họ nhưng cũng dễ làm họ mất việc hơn vào những lúc suy thoái kinh tế hay xí nghiệp phá sản.

2. Xã hội

Công nghiệp hóa nảy sinh những vấn đề của riêng nó. Những áp lực của đời sống hiện đại gồm ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nước, dinh dưỡng nghèo nàn, máy móc nguy hiểm, công việc cộng đồng, sự cô đơn, vô gia cư và lạm dụng vật chất. Những vấn đề sức khỏe ở các quốc gia công nghiệp gây ra bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại dẫn tới sự bùng nổ dân số, và sự phát triển của xã hội đại chúng. Từ đó, chế độ chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi. Những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp bị mai một. Công nghiệp hóa làm tăng sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các địa phương, các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội. Công nghiệp hóa dẫn tới ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp gia tăng. Trước kia, quá trình công nghiệp hóa dẫn tới gia tăng nhu cầu về nguyên liệu và thị trường là nguyên nhân của việc các nước phương Tây đi xâm chiếm thuộc địa. Và mâu thuẫn trong xâm chiếm thuộc địa dẫn tới hàng loạt cuộc chiến tranh trong đó ác liệt nhất là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.

Các mô hình công nghiệp hóa

1. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

Đây là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử được gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được diễn ra tại Anh từ giữa thế kỷ 18. Mô hình này tập trùn vô các ngành công nghiệp nhe, nông nghiệp và cuối cùng là công nghiệp nặng. Qúa trình này bắt đầu từ Anh, lan rộng qua Pháp, Nga, Đức, Mỹ,… trong một thời gian tương đối dài từ 60 đến 80 năm. Mô trình công nghiệp hóa cổ điển này đem lại nhiều mâu thuẫn, tranh cãi gay gắt bởi hai tầng lớp là tư bản và lao động, giữa các nước tư bản với nhau, giữa các nước tư bản và các nước thuộc địa. Lý do xảy ra những mâu thuẫn này là do nguồn vốn để công nghiệp hóa xuất phát từ việc bóc lột lao động làm thuê, làm phá sản người sản xuất nhỏ, xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

2. Mô hình công nghiệp hóa Liên Xô (cũ)

Mô hình này được gây dựng đầu tiên vào năm 1930 bởi Liên Xô, sau đó lan tỏa mạnh mẽ đến các nước XãHCN và Đông Âu vào năm 1945. Đặc trưng của mô hình này là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như cơ khí chế tạo máy. Nhà nước có vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh. Giai đoạn đầu mô hình này rất hiệu quả, khiến sản lượng Công nghiệp tại Liên Xô vươn lên đứng đầu Châu Âu và chỉ đứng thứ hai sau Mỹ. Đây được đánh dấu là thời gian hoàn thành công nghiệp hóa ngắn nhất trên thế giới được ghi nhận. Tuy nhiên ở giai đoạn sau khi khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển và tiến bộ. Lúc này hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh ở Liên Xô tỏ ra lạc hậu, không còn thích ứng được, làm kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới. Mô hình Công nghiệp hóa này bị xụp đổ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Mô hình công nghiệp hóa Liên Xô (cũ)

3. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới

Ở mô hình này các nước như Nhật Bản, NICs đã sử dụng chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, tận dụng những lối đi tắt thông qua tiếp nhận công nghệ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Bằng việc nhập khẩu công nghệ và từng bước sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu. Thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước thu hút nguồn lực ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Kết quả chỉ sau 20 – 30 năm đã thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới Kết quả của mô hình giúp bạn nhận ra được rằng, trong thời đại ngày nay các nước đi sau nếu biết khai thác tốt lợi thế trong nước và tận dụng, tiếp thu những nguồn lực, đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại của các nước đi trước, thì sẽ rút ngắn được quá trình phát triển. Việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại có thể thực hiện bằng các con đường cơ bản sau:
  • Thông qua đầu tư nghiên cứu, chế tạo, hoàn thiện dần dần trình độ công nghệ từ thấp đến cao.
  • Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn.
  • Phát triển khoa học, công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Kết hợp vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn.

Vai trò công nghiệp hóa là gì?

Công nghiệp hóa hiện đại hóa có tác dụng to lớn và toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
  • Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.
  • Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và trí thức.
  • Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

Mục tiêu công nghiệp hóa tại Việt Nam

Mục tiêu công nghiệp hóa tại Việt Nam Việt Nam đã và đang dần trở mình từ nền kinh tế nông nghiệp, thủ công sang nền kinh tế công nghiệp với các máy móc, thiết bị công nghệ cao, các giải pháp tự động hóa,… Việt Nam vẫn luôn không ngừng chú trọng và đẩy mạnh:
  • Chuyển dịch công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn.
  • Phát triển thế mạnh vốn có về nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với các ngành công nghiệp chế biến để tăng giá trị sản phẩm.
  • Giảm tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.
  • Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghệ chế tác,…
  • Tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước và có lợi thế cạnh tranh để xuất khẩu.
  • Phát triển ngành dịch vụ để hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng để phát triển nền kinh tế.
>>> Xem thêm: Tự động hóa và điều khiển trong công nghiệp

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022

Ngôn ngữ lập trình là gì? có mấy loại ngôn ngữ lập trình?

Ngôn ngữ lập trình là gì? có mấy loại ngôn ngữ lập trình? Vai trò của chúng trong các chương trình, phần mềm hiện nay ra sao? Hãy cùng thông qua bài viết này để hiểu hơn về chúng.

1. Ngôn ngữ lập trình là gì?

Ngôn ngữ lập trình – Programming Language là ngôn ngữ dùng để diễn tả thuật toán sao cho máy tính hiểu và thực hiện được. Dạng ngôn ngữ này được thực hiện chuẩn hóa theo một hệ thống những quy tắc riêng được áp dụng cho chúng. Nó đảm bảo giúp người thực hiện công việc lập trình có thể thực hiện mô tả chương trình làm việc, cho thiết bị điện tử một cách hiệu quả và chuẩn xác. Nó đảm bảo giúp cả con người và thiết bị đều có thể hiểu được dễ dàng nhất.

Ngôn ngữ lập trình là gì?

Đối với ngôn ngữ lập trình khi được sử dụng gồm có nhiều thành phần khác nhau cấu tạo nên. Trong đó bao gồm

  • Thành phần bảng ký tự: có thể là chữ cái thường và hoa, chữ số, ký tự đặc biệt.
  • Cú pháp và bộ quy tắc được áp dụng để viết chương trình. Thông thường thì cú pháp khi xuất hiện lỗi sẽ được phát hiện trong quá trình chương trình được dịch. Đảm bảo chỉ có thể hoàn thiện khi hoàn tất và không còn lỗi cú pháp xuất hiện.
  • Ngữ nghĩa là thành phần giúp việc xác định được ý nghĩa, tính chất cũng như thuộc tính của câu lệch được viết hiệu quả. Đối với thành phần ngữ nghĩa thì lỗi sẽ được phát hiện trong quá trình chương trình thực thi với công việc, hoặc một dữ liệu cụ thể.

2. Phân loại ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ máy tính

Ngôn ngữ máy tính

Ngôn ngữ máy hay còn được biết tới là mã máy – machine language, là ngôn ngữ nền tảng của bộ vi xử lý, mọi chương trình được viết ở dạng khác cuối cùng đều được chuyển thành ngôn ngữ máy trước khi chúng được thi hành.

Chúng được biểu diễn dưới dạng mã nhị phân, là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lý để có thể nhận biết và thực hiện một cách trực tiếp.

Hợp ngữ

Hợp ngữ

Hợp ngữ – assembly language là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp dùng các từ viết tắt trong tiếng Anh để viết chương trình. Ví dụ như Input = nhập, add = phép cộng, sub = phép trừ,…

Loại ngôn ngữ này từng được sử dụng phổ biến trong mọi khía cạnh của lập trình. Nhưng ngày nay xu hướng sử dụng chúng đã giảm bớt, chỉ dùng được trong một số lĩnh vực hẹp. Chủ yếu để giao thiệp trực tiếp với phần cứng, xử lý nhiều vấn đề liên quan đến tốc độ cao. Điển hình là trình điều khiển thiết bị, hệ thống nhúng cấp thấp, các ứng dụng thời gian thực,…

Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Ngôn ngữ lập trình bậc cao – High level programming language là ngôn ngữ lập trình sở hữu hình thức có sự tương đồng khá nhiều với ngôn ngữ tự nhiên. Sở hữu tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại thiết bị, không cần hỗ trợ của các chương trình dịch vẫn có thể ứng dụng bình thường, đem tới hiệu quả cao.

Một số ví dụ bậc cao phổ biến hiện nay như ngôn ngữ lập trình C, C++, Java, Pascal, PHP, Visual Basic.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân loại ngôn ngữ lập trình theo phương pháp xây dựng, thực hiện chương trình như sau:

  • Ngôn ngữ lập trình tuyến tính: Chương trình được thực hiện tuần tự từ đầu đến cuối, lệnh nào viết trước thì thực thi trước, viết sau chạy sau.
  • Ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc: Được chia nhỏ thành những dự án con, mỗi phần thực hiện một công việc xác định. Chương trình chính sẽ gọi nó theo một giải thuật, một cấu trúc được xác định trong mục chính. Một vài ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc phổ biến là Pascal và C.
  • Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: Phương pháp lập trình lấy đối tượng làm nền tảng để xây dựng giải thuật, chương trình. Chúng hướng đối tượng phổ biếnnhư C#, lập trình đối tượng C++, lập trình JAVA…

3. Vai trò của ngôn ngữ lập trình

Hiện nay ngôn ngữ lập trình được đưa vào sử dụng là vô cùng lớn, đặc biệt trong thời buổi hiện đại hóa ngày nay. Tất cả mọi thứ đều được mã số hóa, chia sẻ, lưu trữ trên nền tảng Internet. Chính vì vậy ngày càng có nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau được đưa vào ứng dụng. Việc lựa chọn một ngôn ngữ dễ hiểu, có khả năng diễn đạt, điều hành hệ thống đơn giản là cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào.

Đối với các công ty mới startup có định hướng phát triển sâu hơn trong tương lai ở môi trường trực tuyến thì việc làm chủ thông tin là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc thành thạo chúng cho phép các lập trình viên có thể thay đổi công nghệ họ đang làm việc, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng ở mức cao cấp, giúp làm tăng giá trị chyên môn trong mắt nhà tuyển dụng và giúp tiết kiệm nhiều chi phí.

Mỗi một ngôn ngữ lập trình khi được đưa vào sử dụng sở hữu những thế mạnh riêng, có khả năng đem tới sự phù hợp cho một mảng nhất định, cũng đảm bảo có thể đạt hiệu suất tốt nhất nhưng không thể đảm bảo được mức độ hoàn thiện toàn diện. Vì thế, với nhiều ngôn ngữ lập trình được cung cấp, được đưa vào sử dụng có khả năng đảm bảo giúp khai thác triệt để, tận dụng thích hợp trong từng hoàn cảnh, từng điều kiện thực tế có sự chủ động, đạt được hiệu quả cao như mỗi người mong muốn.

4. Các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay

Java

Java

Java được phát triển bởi Sun Microsystems, đây là ngôn ngữ lập trình được ứng dụng phổ biến, rộng khắp trên nhiều nền tảng khác nhau, tiêu biểu như Mac, Windows, Unix,… với ứng dụng đa nền tảng, chất lượng cao, đóng góp cho nhiều phần mềm và ứng dụng nổi tiếng.

Một vài ưu điểm nổi trội của Java trong việc đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dùng:

  • Java có thể thực hiện mở rộng khi cần thiết, thích hợp cho nhiều đối tượng và người dùng với yêu cầu khác nhau.
  • Với nền tảng riêng biệt mà Java sở hữu nhờ vào việc biên tập những yêu cầu mà nó nhận được trở thành Bite Code hoàn toàn độc lập, đảm bảo tiếp tục dịch và thực thi độc lập với phần mềm hỗ trợ Vitual Machile.
  • Số lượng lớn người dùng song ngôn ngữ này trở nên khó với một số các lập trình viên bởi đặc trưng ở cấu trúc code đơn giản, đơn giản tới mức khiến nó trở nên khá dài, gây mất thời gian khi sử dụng, đặc biệt là đối với Java thuần.
  • Tính bảo mật được đánh giá cao, tốc độ xử lý ấn tượng, thêm vào đó là thời gian xử lý nhanh chóng giúp ngôn ngữ Java có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu của nhiều người dùng, cho những ứng dung quy mô lớn.

JavaScript

JavaScript

JavaScript là ngôn ngữ lập trình phần mềm chính thức được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu, được sử dụng rộng rãi cho các website người dùng, hay cả máy chủ để đáp ứng cho nhu cầu, đòi hỏi thực tế. Việc sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript hiện nay được ứng dụng chủ yếu trong quá trình thiết kế website động, lập trình ứng dụng hay các hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM, thêm vào đó là các công cụ nổi tiền và ứng dụng nhiều như DHTML, SPA và Ajax.

Một số ưu điểm của JavaScript

  • Là ngôn ngữ dễ đọc, việc fix lỗi khi cần vô cùng đơn giản khi so sánh với các ngôn ngữ lập trình khác.
  • Hỗ trợ website có thể tương tác với người dùng tốt hơn, đơn giản mà hiệu quả cao, hoạt động tốt trên hầu hết các trình duyệt ngày nay.
  • Sở hữu tốc độ nhanh, nhẹ hơn so với hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác được sử dụng hiện nay.
  • Hỗ trợ giúp các lập trình viên thực hiện việc kiểm tra, tiến hành xử lý được các dữ liệu input hiệu quả từ người dùng trước khi chuyển sang quá trình chuyển tới server. Điều này góp phần giúp giảm thiểu đi lượng công việc cho các web server dễ dàng như ý muốn, nâng cao hiệu quả xử lý nhanh chóng cho website.

Python

Python

Python là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở sử dụng đa mục đích, hỗ trợ được cho nhu cầu của nhiều người. Python hỗ trợ cho phong cách lập trình cốt lõi khác nhau, định hướng đối tượng, thủ tục được đảm bảo. Tạo ra những thuật toán đơn giản, hỗ trợ đọc hiểu code một cách rõ ràng giúp quá trình ứng dụng ngôn ngữ Python diễn ra thuận lợi. Python luôn không ngừng cải tiến và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, đáp ứng được nhiều nhu cầu, đòi hỏi thực tế của người dùng:

  • Ngôn ngữ phát triển sau nhưng sở hữu cấu trúc tốt, đơn giản phù hợp cho nhiều đối tượng với những cú pháp đơn giản.
  • Sở hữu khả năng lập trình đa nền tảng, thực hiện trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
  • Có khả năng tương thích mạnh mẽ, hoàn hảo với các phần cứng, hay các ứng dụng của bên thứ 3. Phù hợp với những server lớn, hoạt động phức tạp.
  • Ứng dụng Python mang tới tốc độ xử lý vô cùng nhanh chóng, từ đó việc tạo ra những phần mềm lớn trở nên đơn giản, dễ dàng và hiệu quả.

C++

C++

C++ là dạng ngôn ngữ lập trình bậc trưng, có sự đa mẫu hình tự do theo kiểu tĩnh. Công cụ giúp hỗ trợ việc lập trình thủ tục, hay dữ liệu mang tính trừu tượng, hoặc hướng đối tượng, hoặc ứng dụng cho lập trình đa hình. C++ còn đặc biệt thích hợp cho lập trình hệ thống, hay các hệ thống nhúng. Xét về ưu điểm thì ngôn ngữ lập trình C++ cũng sở hữu nhiều điểm cộng lớn như:

  • C ++ là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ máy tính được đánh giá cao với tính năng xử lý với tốc độ cao.
  • Sở hữu nhiều thư viện riêng được phát triển bởi nhà cung cấp.
  • Là ngôn ngữ cơ bản mà người lập trình cần hiểu và nắm bắt. Đem tới hiệu quả sử dụng cao và khả năng làm quen với tính đa mô hình trong lập trình được thực hiện tốt hơn.

C#

C#

C# hay còn được gọi là C Sharp là một ngôn ngữ lập trình phần mềm theo hướng đối tượng, được phát triển và hoàn thiện bởi Microsoft, dựa trên nền tảng C++ và Java. C# là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp và công ty để thay thế cho C++ khi chúng sở hữu đầy đủ những ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình trước đó.

PHP

PHP

PHP - Personal Home Page là dạng ngôn ngữ lập trình theo dạng kịch bản, đặc trưng là sử dụng mã nguồn mở từ đó giúp tạo nên các ứng dụng chạy trên web máy chủ thực hiện thuận lợi. Hiện nay chúng được ứng dụng cho nhiều hệ điều hành khác nhau, trong đó phải kể tới như Linux, Mac OS, hay Windows,….

Một số thế mạnh mà PHP đem lại như:

  • Cung cấp miễn phí cho người dùng thực hiện thử qua mọi tính năng mà PHP hỗ trợ.
  • Sở hữu cấu trúc đơn giản, người mới bắt đầu cũng có thể tham gia vào lĩnh vực lập trình.
  • Sở hữu thư viện đồ sộ, đa dạng vừa là ưu điểm song cũng là hạn chế của ngôn ngữ lập trình PHP khi cung cấp tới người dùng.
  • Ngôn ngữ lập trình PHP được mở rộng, ngày càng có nhiều framework được cung cấp hỗ trợ cho quá trình lập trình của từng người dùng.

>>> Xem thêm: Jira là gì? Tìm hiểu ngôn ngữ jira

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...