Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Các mô hình doanh nghiệp C2C, B2B, B2C? Khái niệm và so sánh

Các mô hình doanh nghiệp C2C, B2B, B2C là gì? Khái niệm và so sánh sự khác nhau giữa các mô hình doanh nghiệp này? Từ đó đưa ra được những điểm mạnh, yếu của các loại mô hình doanh nghiệp này để kết hợp và ứng dụng chúng vào trong kinh doanh. 

Khái niệm các mô hình doanh nghiệp C2C, B2B, B2C

Các mô hình doanh nghiệp thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, góp phần thay đổi thói quen kinh doanh, mua sắm của con người. Chúng đề cập đến cách một doanh nghiệp hoạt động để bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến (online).

Trong các mô hình doanh nghiệp thì hiện 3 mô hình phổ biến nhất là C2C,B2B,B2C.

1. Mô hình C2C

Mô hình doanh nghiệp C2C

C2C được viết tắt từ Customer to Customer, đây là mô hình kinh doanh trong đó người bán và người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau, thường là trong môi trường trực tuyến.

Để thực hiện giao dịch thương mại trực tuyến, những người tiêu dùng sẽ phải thông qua một bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là một trang web làm trung gian đấu giá hoặc bán hàng.

Các hoạt động trong mô hình C2C

  • Đấu giá: cho phép cá nhân đăng bán sản phẩm của mình với việc đặt ra một mức giá sàn. Ai có nhu cầu mua sẽ tham gia vào việc đấu giá, ai đưa ra mức cao nhất sẽ được quyền sở hữu sản phẩm.
  • Giao dịch trao đổi: là hoạt động trao đổi dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm có giá trị tương đương giữa những người dùng với nhau.
  • Dịch vụ hỗ trợ: dịch vụ hỗ trợ tham gia nhằm giải quyết vấn đề về chất lượng và độ an toàn. Có thể kể đến dịch vụ Paypal nhằm hỗ trợ thanh toán chẳng hạn.
  • Bán tài sản ảo: Tài sản này có thể là vật phẩm trong các trò chơi trực tuyến. Người tham gia vào C2C có thể đem những vật phẩm này trao đổi, buôn bán với người khác.

Đặc điểm riêng biệt của mô hình C2C

  • C2C là một mô hình kinh doanh cho phép các khách hàng (cá nhân) giao dịch với nhau và thường xuyên trong môi trường trực tuyến.
  • Các doanh nghiệp C2C xuất hiện cùng với công nghệ thương mại điện tử và nền kinh tế chia sẻ (sharing economy).
  • Các nền tảng C2C trực tuyến phổ biến như Craigslist, Etsy và eBay, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua hệ thống phân loại hoặc đấu giá.
  • Một trong những hạn chế lớn nhất của mô hình C2C là khó kiểm soát chất lượng và đảm bảo thanh toán.

Lợi ích khi sử dụng mô hình C2C

  • Đăng tin rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng.
  • Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán.
  • Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới.

2. Mô hình B2B

Mô hình B2B

Mô hình B2B được viết tắt từ cụm từ Business to Business. Loại mô hình doanh nghiệp này được hiểu đơn giản là một website ở đó nhiều công ty mua bán sản phẩm trên cơ sở dùng chung một nền tảng công nghệ.

Ở mô hình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng là các doanh nghiệp khác (bao gồm cả mối quan hệ giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp bán buôn và doanh nghiệp bán buôn với doanh nghiệp bán lẻ).

Các mô hình B2B phổ biến

  • Mô hình B2B trung gian: Mô hình đi theo hướng giao dịch và trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua một sàn thương mại điện tử trung gian.
  • Mô hình B2B thiên về bên mua: Ở mô hình này, đơn vị doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo, nhập hàng từ bên đơn vị thứ 3 để báo giá cũng như phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình.
  • Mô hình B2B thiên về bên bán: mô hình này một doanh nghiệp sẽ sở hữu trang thương mại điện tử và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đến đơn vị thứ 3.
  • Mô hình B2B thương mại hợp tác: Đây là loại hình thương mại hợp tác, tương tự như mô hình B2B trung gian. Nhưng chúng có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu bởi nhiều đơn vị hơn.

Lợi ích của mô hình doanh nghiệp B2B

  • Tính bảo mật cao.
  • Thuận tiện sử dụng cho người mua lẫn người bán.
  • Tiềm năng thị trường rộng lớn.
  • Lợi nhuận cao hơn.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu tổng quan về mô hình B2B

3. Mô hình B2C

Mô hình B2C

B2C là viết tắt của Business To Consumer trong tiếng Anh, đây là thuật ngữ mô tả mô hình doanh nghiệp thương mại điện tử giữa doanh nghiệp tới người tiêu dùng.

Trong đó, các giao dịch thương mại được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Nói cách khác, đây là mô hình doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong môi trường số.

Các mô hình B2C thường gặp

  • Người bán hàng trực tiếp: mọi người có thể mua hàng hoá từ các nhà bán lẻ trực tuyến, bao gồm nhà sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ,…
  • Trung gian trực tiếp: các nhà phân phối đóng vai trò là khâu trung gian, giữ vai trò kết hợp người mua và người bán, nổi tiếng nhất là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,…
  • Thực hiện dựa trên quảng cáo: khách hàng được sử dụng miễn phí nội dung của 1 trang web và trong trang web đó sẽ có những quảng cáo và những sản phẩm mà doanh nghiệp muốn bán.
  • Thực hiện dựa trên cộng đồng: các doanh nghiệp tập trung vào xây dựng cộng đồng trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo,… dựa trên các mục đích chung.

Lợi ích của mô hình B2C

  • Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng, không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng,...
  • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với nhiều lượng khách hàng trên khắp cả nước
  • Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn để mua hàng, không mất thời gian đi lại.

So sánh các mô hình doanh nghiệp C2C, B2B, B2C

1. Sự khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp B2B và B2C

Sự khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp B2B và B2C
Yếu tố so sánh Mô hình B2B Mô hình B2C
Đối tượng khách hàng Doanh nghiệp với doanh nghiệp Doanh nghiệp với người tiêu dùng
Đàm phán giao dịch Bao gồm tất cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, giao nhận hàng và các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Khá đơn giản, chỉ cần đưa sản phẩm của mình lên các trang thương mại điện tử và mở một siêu thị trực tuyến.
Quy trình Marketing Tập trung vào các doanh nghiệp, phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân Tập trung vào người tiêu dùng, không cần các mối quan hệ cá nhân
Quy trình bán hàng Cần sử dụng xây dựng các mối quan hệ và quảng bá bằng những hoạt động tiếp thị khác nhau. Phức tạp, tốn nhiều thời gian Liên quan tới các giao dịch ngắn về thời gian. Vì vậy cần nắm bắt sự quan tâm của khách hàng nhanh chóng.

2. Sự khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp B2C và C2C

Sự khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp B2C và C2C
Yếu tố so sánh Mô hình B2C Mô hình C2C
Đối tượng khách hàng Doanh nhiệp với người tiêu dùng Người tiêu dùng với người tiêu dùng
Đàm phán giao dịch Đơn giản, nhanh chóng Đơn giản, nhanh chóng, có thể đàm phán trực tiếp tại chỗ
Quy trình marketing Tập trung vào người tiêu dùng, không cần các mối quan hệ cá nhân Tập trung vào những người có nhu cầu, không cần các mối quan hệ cá nhân
Quá trình bán hàng Đơn giản, nhanh chóng, sản phẩm đa dạng Đơn giản, nhanh chóng, sản phẩm bị hạn chế

Sự kết hợp của các mô hình doanh nghiệp

Sự kết hợp của các mô hình kinh doanh

Trên thực tế, ngày nay, nhiều doanh nghiệp không chỉ áp dụng riêng một mô hình mà còn kết hợp chúng với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Sự kết hợp của mô hình doanh nghiệp B2B, B2C được biết đến với cái tên B2B2C.

Một ví dụ tiêu biểu cho mô hình B2B2C: nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ bán sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ bán sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Như vậy, các khái niệm và đặc trưng của mỗi loại mô hình doanh nghiệp C2C, B2C, B2B đã được tổng hợp qua bài viết này. Hy vọng sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho các bạn.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

Tìm hiểu tổng quan về mô hình B2B

Mô hình B2B được sử dụng phổ biến đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Vậy mô hình này đã đem lại lợi ích gì, khiến chúng trở nên phổ biến như hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về mô hình B2B nha.

1. Mô hình B2B là gì?

Mô hình B2B Mô hình B2B được viết tắt từ cụm từ Business to Business. Đây là một hình thức kinh doanh buôn bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử, trên các kênh thương mại điện tử. Một số giao dịch phức tạp hơn cũng có thể diễn ra bên ngoài thực tế, từ lập hợp đồng, báo giá cho đến mua bán sản phẩm. Hiện nay, hình thức kinh doanh này đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng, bởi những ưu thế mà chúng đem lại. Hiện tượng cho thấy hình thức này phổ biến chính là các website thương mại ra đời ngày càng một nhiều. B2B mang lại nhiều lợi ích cá nhân cho doanh nghiệp và cả sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Theo như nghiên cứu mới nhất thì tỷ lệ website hiện nay hướng đến các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp tang nhanh từ 75,4% đến 84,8%.

2. Ví dụ về mô hình B2B

Ví dụ về mô hình B2BVí dụ 1

  Ví dụ điển hình nhất của mô hình này là các sàn giao dịch thương mại điện tử, các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam như: Lazada, shopee, Tiki, … Ở nước ngoài thì có Amazon, Taobao, Alibaba, Ebay,… Mô hình này thực hiện theo cách thức là bất cứ doanh nghiệp nào cần bán hàng hóa gì có thể đăng ký thông tin rồi gửi hàng hóa lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Và ngược lại nếu doanh nghiệp nào muốn mua thì cũng liên hệ sàn giao dịch. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp hạn chế được trường hợp gian lận, lừa đảo. Vì các hoạt động tại đây được ghi chép, công khai và minh bạch.

Ví dụ 2

Mô hình này sẽ chuyên về phân phối hàng hóa, thường là các ngành về thời trang, may mặc,… Đây được xem như một chợ đầu mối, giống như mô hình kinh doanh offline theo kiểu truyền thống. Các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ lên trang web của xưởng may để chọn sản phẩm, chọn số lượng, giá cả và tiến hành thanh toán đặt hàng. Đây có thể được xem là mô hình B2B phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, hơn cả mô hình B2B trung gian. Vì tâm lý của doanh nghiệp khi kinh doanh thường muốn tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp khách hàng của mình hơn là đến thông qua một bên thứ ba nào đó.

3. Lợi ích mô hình B2B đem lại

Lợi ích mô hình B2B đem lại Khác hẳn với các mô hình kinh doanh khác, mô hình B2B có một quy trình mua hàng riêng biệt. Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đem tới nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp hơn.

Tính năng bảo mật

B2B sẽ đảm bảo quyền lợi cho người bán lẫn người mua, vì hợp đồng là một phần phổ biến của thương mại B2B nên tính bảo mật của chúng rất cao.

Sự thuận tiện

Mô hình B2B diễn ra trực tuyến, bớt đi được một khâu bán hàng trực tiếp tại cửa hàng. Tạo điều kiện để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, giúp các đơn vị cân nhắc và dễ dàng đặt hàng số lượng lớn.

Tiềm năng thị trường rộng lớn

Mô hình B2B ngày càng phổ biến, được xem là một trong những thị trường có tiềm năng mở rộng lớn. Đồng thời, họ có khả năng linh hoạt khi chuyên về một lĩnh vực như công nghệ để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này

Lợi nhuận cao hơn

Các công ty B2B thường bán các mặt hàng của họ với số lượng sỉ để người mua có thể có được một thỏa thuận tốt hơn. Số lượng đơn đặt hàng lớn hơn dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn. Song song đó, việc dễ dàng quảng cáo đến các doanh nghiệp khác thông qua website có thể giúp cắt giảm chi phí tiếp thị và tăng tỷ lệ chuyển đổi

4. Các loại mô hình B2B phổ biến hiện nay

Hiện nay mô hình B2B được chia thành 4 loại dựa theo bản chất kinh doanh, hình thức hoạt động:

Mô hình B2B trung gian

Mô hình B2B trung gian Mô hình này đi theo hướng giao dịch và trao đổi giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Dưới hình thức này cả người bán và người mua đều được bảo vệ trực tiếp quyền lợi trong quá trình giao dịch. Tuân thủ theo luật lệ của trang thương mại điện tử trung gian. Mô hình này không còn xa lạ gì với chúng ta, ở Việt Nam các ông lớn trên sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,…

Mô hình B2B thiên về bên mua

Mô hình B2B thiên về bên mua Mô hình này ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến nhiều vì hầu hết các doanh nghiệp đều muốn bán sản phẩm của mình ra thị trường. Tuy nhiên, ngược lại thì ở nước ngoài mô hình này lại khá phát triển. Ở mô hình này, đơn vị doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo, nhập hàng từ bên đơn vị thứ 3 để báo giá cũng như phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình.

Mô hình B2B thiên về bên bán

Ngược lại với mô hình trên thì với mô hình này một doanh nghiệp sẽ sở hữu trang thương mại điện tử và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đến đơn vị thứ 3. Ở đây, đơn vị thứ 3 có thể là cá nhân, người bán buôn, bán lẻ hoặc nhà sản xuất,… thông thường sẽ thiên bên bán phân phối với số lượng lớn. Loại mô hình này được bắt gặp thường xuyên hơn, phổ biến với nền kinh tế hiện nay.

Mô hình B2B thương mại hợp tác

Mô hình B2B thương mại hợp tác Đây là loại hình thương mại hợp tác, tương tự như mô hình B2B trung gian. Nhưng chúng có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu bởi nhiều đơn vị hơn. Mô hình này thường được hiển thị dưới dạng sàn giao dịch điện tử như: Chợ trên mạng (net marketplaces), Chợ điện tử (e-marketplaces), Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges), Thị trường điện tử (e-markets), Trung tâm trao đổi (exchange hubs), Cộng đồng thương mại (trading communities), Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges).

5. Xu hướng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam

Xu hướng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam Hiện nay, mô hình B2B tại Việt Nam vẫn đang không ngừng phát triển, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiến hành xây dựng website riêng, tham gia vào các sàn thương mại điện tử để tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn những khó khan, trở ngại ngăn sự phát triển như:
  • Truyền thông còn yếu
  • Giao diện web, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, chưa có được sự thân thiện và tính năng hấp dẫn tăng trải nghiệm người dùng.
  • Tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp còn yếu, nhất là ở khâu xử lý phản hồi của khách hàng.
  • Thiếu tính minh bạch trong việc bảo vệ quyền lợi khách hàng,…
Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp đã và đang có mong muốn phát triển theo xu hướng này cần phải có những chiến lược, hướng đi đột phá hơn các chiến lược kinh doanh truyền thống. Cũng như cải thiện lại phương án bán hàng, tiếp thị hợp tác, đầu tư vào việc thiết kế website (đặc biệt là tối ưu hóa chất lượng website thương mại điện tử) để có thể hội nhập và tiến hành các giao dịch B2B một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. >>> Xem thêm: Tìm hiểu về mô hình O2O  

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

Hàng xá hàng rời là gì?

Hàng xá hàng rời là gì? Những điều cần phải lưu ý khi sử dụng dịch vụ này? Vậy để quá trình vận chuyển trở nên thuận lợi hơn hãy cùng tham khảo bài viết để cùng rút ra những kinh nghiệm nhé. 

1. Hàng xá hàng rời là gì?

Hàng xá hàng rời là gì?

Hàng xá hay còn được gọi là hàng rời, trong tiếng Anh nó còn được gọi là Bulk Cargo. Theo như khái niệm thì ta có thể hiểu hàng xá là hàng chở xô, thông thường sẽ không được đóng thùng, đóng bao hay đóng gói.

Được chuyên chở dưới dạng rời còn gọi là chở xá (Carriage in bulk) như: Than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ, phân bón, ximăng…

Loại hàng hóa này không phù hợp hoặc không thể chứa vừa Container hoặc khoang chứa. Đối với hàng hóa loại này sẽ được trực tiếp chứa thông qua các khoang hàng của xe tải, tàu hỏa hoặc tàu thủy.

Các mặt hàng xá thông dụng đã được khai thác thường xuyên là:

  • Phân bón
  • Nông sản
  • Sắt thép
  • Cá đông lạnh
  • Động vật sống
  • Dăm gỗ, viên gỗ nén
  • Vật liệu xây dựng

2. Phân loại hàng rời

Phân loại hàng rời

Hàng rời được phân loại thành 2 nhóm như sau:

Nhóm 1

Hàng rời rắn với sự kết hợp từ các phần tử nhỏ, hạt nhỏ hay còn gọi là hàng khô. Loại hàng rời này sẽ được chở với khối lượng, số lượng lớn trên tàu như: lương thực, bột mì, hạt rời, cà phê, nông sản, đá, vật liệu,…

Nhóm 2

Hàng rời lỏng với các mặt hàng như xăng dầu, hóa chất, nước, dầu thô,… được vận chuyển bằng tanker, tàu thủy, tàu hỏa, đảm bảo an toàn.

3. Băng tải vận chuyển hàng xá

Băng tải vận chuyển hàng xá

Băng tải vận chuyển hàng xá được sử dụng nhiều tại các khu vực bến bãi, kho hàng, cầu cảng, bến sông,… những khu vực tập trung nhiều loại hàng xá.

Chúng có vai trò chuyển hàng ở độ cao khác nhau, đảm bảo hàng hóa an toàn, tránh rơi vãi trong quá trình vận chuyển từ tàu thuyền lên kho bãi hay lên xe và ngược lại. Các loại băng tải chuyển hàng xá được thiết kế đa dạng, được chia thành nhiều loại khác nhau:

  • Băng tải gầu: thiết kế tải chuyển hàng ở độ cao có độ chênh lệch lớn.
  • Băng tải cầu cảng: băng tải chuyển hàng xá phổ biến nhất, có nhiều chủng loại và đặc trưng khác nhau. Tính di động chuyển hàng an toàn, linh hoạt cho khu vực cầu cảng, bến tàu.
  • Băng tải lòng máng: chuyển hàng với thiết kế lòng máng phù hợp với hàng hóa có độ tách rời cao.
  • Vít tải chuyển hàng : vít tải liệu cho hàng hóa dạng bột, dạng hạt… có 2 loại vít tải tròn, vít tải máng.

4. Đặc trưng của băng tải chuyển hàng xá

Đặc trưng của băng tải chuyển hàng xá

Đặc tính công nghệ chuyển hàng xá

Băng tải chuyển hàng xá có đa dạng về mẫu mã và thiết kế vừa kể như trên. Chung quy mỗi hệ thống sẽ có những ứng dụng riêng, nhưng đều mang chung các đặc tính kỹ thuật

  • Dây băng tải có độ ma sát cao, tiếp xúc an toàn với các loại hàng hóa. Giúp quá trình vận chuyển an toàn, hàng hóa không bị văng ra ngoài.
  • Hoạt động ổn định với kết cấu chắc chắn, chuyển hàng hóa ở khoảng cách xa với độ cao chênh lệch.
  • Băng tải chuyển hàng xá có độ bền cơ học cao, chịu được tải trọng hàng hóa lớn. Vận chuyển liên tục trong thời gian dài vì quá trình bốc xếp hàng xá rất mất thời gian.
  • Băng tải chuyển hàng xá chịu ăn mòn hóa học, ăn mòn do các điều kiện thời tiết, môi trường. Chống ngấm, thấm nước, chịu được nhiệt độ môi trường cao, điều kiện ngoài trời.

Tiêu chuẩn thiết kế băng tải chuyển hàng xá

Thiết kế băng tải chuyển hàng xá đặc biệt cần có những tiêu chuẩn riêng đảm bảo an toàn. Các tiêu chuẩn thiết kế băng tải hàng xá cần lưu ý:

  • Tiêu chuẩn dây băng tải: chịu nhiệt, chịu lực và độ ma sát an toàn cho hàng hóa.
  • Tiêu chuẩn con lăn băng tải: thiết kế đồng tâm, đồng trụ, độ dày vỏ con lăn tối thiểu 3mm.
  • Tiêu chuẩn kết cấu khung băng tải: tải trọng tối đa, kích thước chiều rộng khung, độ nghiêng không quá 30 độ cho các dòng băng tải cầu cảng, vít tải không có nắp che chắn…

5. Đặc điểm tàu chở hàng xá

Đặc điểm tàu chở hàng xá

Tàu chở hàng rời là loại tàu có công suất hoạt động rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa trên thế giới.

Loại tàu này có thể giúp vận chuyển những hàng hóa ở dạng thô, khô (bulk cargo) như: than đá, lưu huỳnh, quặng sắt, hàng nông sản, phế liệu không đóng thùng hay bao kiện.

Những loại hàng này sẽ được chứa trực tiếp vào các khoang hàng chống thấm nước của tàu.

Ngoài ra, còn có tàu chuyên dụng chở hàng xá. Đây là loại tàu một boong, có cấu trúc vững chắc. Có két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết.

Tàu chuyên dụng chở hàng rời thường có miệng hầm rộng rãi, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng. Điểm đặc biệt là hầm hàng của loại tàu này luôn được gia công chắc chắn để chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.

6. Những lưu ý khi lựa chọn tàu hàng xá vận chuyển hàng

Những lưu ý khi lựa chọn tàu hàng xá vận chuyển hàng

Lựa chọn đơn vị vận chuyển

Khi bạn quyết định sử dụng tàu hàng xá để vận chuyển thì việc của bạn đầu tiên là nên lựa chọn một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp. Để họ sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ, kỹ lưỡng về các quy trình.

Lựa chọn những công ty đã có nhiều kinh nghiệm và có bí quyết các đối tác trên các cung đường khác nhau để giúp bạn có thể vận chuyển hàng hóa một cách nhanh nhất.

Tham khảo kỹ hợp đồng

Thông thường bên vận chuyển phải là người chịu trách nhiệm về chuyến hàng của bạn. Nên bạn cần xem xét kỹ hợp đồng, minh bạch rõ ràng về các điều khoản.

Nếu như bạn cảm thấy có điều khoản nào không rõ ràng hay bất lợi cho bạn thì bạn cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng nhất.

Tìm hiểu các phát sinh

Bạn cũng nên tìm hiểu về các công ty vận tải hàng hóa bằng đường biển xem các vấn đề phát sinh khác. Hỏi họ xem bạn có thể giám sát lô hàng bất cứ khi nào.

Đền bù tổn thất

Dù không ai mong muốn nhưng bạn cứ hỏi các công ty cung cấp vận chuyển tàu hàng xá xem các chính sách bồi thường nếu như trong quá trình vận chuyển hàng hóa của bạn gặp phải sự cố gì. Điều này rất quan trọng để giúp bạn tránh những mất mát to lớn bằng tài chính.

>>> Xem thêm: Logistics là gì? hình thức và đặc điểm

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Quản lý bảo trì là gì? tại sao cần quản lý

Quản lý bảo trì là gì? Tại sao cần quản lý bảo trì trong hoạt động của doanh nghiệp? Quy trình thực hiện nó có khó khăn không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu và thực hành dễ dàng hơn nhé. 

1. Quản lý bảo trì là gì?

Quản lý bảo trì là gì? Quản lý bảo trì là hoạt động liên quan đến lên kế hoạch và lập lịch kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị định kỳ nhằm đảm bảo cho các máy móc hoạt động tốt và đem lại hiệu quả. Quy trình định kỳ này có tính tỉ mỉ nghiêm ngặt để giữ cho các thiết bị và tải sản luôn trong tình trạng tốt nhất. Trong đó bao gồm 2 ý nghĩa là phòng ngừa rủi ro và sửa chữa khi thiết bị gặp vấn đề. Trên thực tế thì việc bảo trì liên tục luôn tốt hơn việc phải sửa chữa. Có thể so sánh bảo trì như một đội lính cứu hỏa, luôn dập tắt sự cố trước khi chúng bùng phát tạo ra những thiệt hại lớn.

2. Những hoạt động trong quản lý bảo trì

Những hoạt động trong quản lý bảo trì  

Điều chỉnh và đo lường

Công việc bảo trì sẽ bao gồm các hoạt động liên quan đến việc điều chỉnh, đo lường, kiểm tra, thay thế, sửa chữa máy móc, tài sản,… Những công việc này được thực hiện nhằm khôi phục hoặc giữ lại một đơn vị chức năng, thực hiện các công việc cần thiết trong những trạng thái nhất định.

Phục vụ, thử nghiệm

Các hoạt động thứ hai của bảo trì cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng là những công việc đề cập tới việc phục vụ, thử nghiệp, sửa chữa, xây dựng, kiểm tra,… Nhằm mục tiêu giữ lại vật liệu trong trạng thái nhất định, có thể khôi phục hoặc sửa chữa để làm một số công việc nhất định.

Đảm bảo vận hành

Qúa trình này đảm bảo, giữ gìn cho doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng,… được vận hành liên tục, hiệu suất ổn định trong mọi hoàn cảnh.

3. Tại sao cần quản lý bảo trì?

Tại sao cần quản lý bảo trì? Để trả lời được câu hỏi về tại sao cần phải quản lý bảo trì, ta phải đi tìm hiểu về những lợi ích mà quản lý bảo trì đem đến cho doanh nghiệp. Từ đó chúng ta sẽ nhìn nhận dễ dàng hơn.

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Khi máy móc sảy ra sự cố cần phải khắc phục, việc ngưng tạm thời khiến các doanh nghiệp thiệt hại rất nhiều. Theo khảo sát đưa ra, 98% các tổ chức nói rằng một giờ ngừng hoạt động tiêu tốn của họ hơn 100.000 đô la. Chưa kể đến các khoản chi phí phát sinh khác như: thời gian làm việc của công nhân, kế hoạch sản xuất, tiền thuê đội ngũ sửa chữa bên ngoài,… Chính vì thế, việc bảo trì đúng cách đúng thời điểm là cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tối ưu được nguồn lực tổng thể.

Giảm các sự cố gián đoạn sản xuất

Để các máy móc tránh được sự cố gián đoạn thì doanh nghiệp phải có một kế hoạch bảo trì phòng ngừa tốt. Khi bạn chủ động lên lịch bảo trì, kiểm tra bạn sẽ bớt đi được những nguy cơ hỏng hóc. Các sự cố sẽ được khắc phục ngay từ đầu trước đi đem lại những thiệt hại.

Tăng sự hài lòng của khách hàng

Khi bạn quản lý bảo trì đúng cách, máy móc hoạt động năng suất, không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn đáng tin cậy hơn. Bằng cách luôn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáng tin cậy, một doanh nghiệp có thể nâng cao dịch vụ khách hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình.

Kéo dài tuổi thọ của tài sản

Máy móc trong nghiệp đều phải được đầu tư với chi phí cao, hầu hết khi đầu tư mục đích sử dụng của chúng là lâu dài. Nhưng trong quá trình hoạt động, máy móc trong nhà xưởng đều phải chịu những áp lực rất lớn vì làm việc liên tục với cường độ cao. Việc bảo trì giúp kéo dài tuổi thọ của tài sản, bảo trì và vệ sinh định kỳ giúp phát hiện ra các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành để khắc phục.

Đảm bảo an toàn trong môi trường lao động

Khi máy móc không được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên, dưới môi trường hoạt động không được tối ưu sẽ tạo ra những mối nguy hiểm cho người lao động. Bảo trì phòng ngừa sẽ cải thiện sự an toàn của máy móc, do đó đảm bảo sự an toàn của nhân viên hạn chế được tai nạn ngoài ý muốn. Nhờ vào những lợi ích vừa kể trên, ta đã thấy được những điều thuyết phục về lý do tại sao phải sử dụng quản lý bảo trì cho doanh nghiệp.

4. Các loại hình bảo trì hiện nay

Các loại hình bảo trì hiện nay

Bảo trì phục hồi – sửa chữa

Đây là một loại mô hình bị động, loại hình này không được chuẩn bị trước mà chỉ được thực hiện khi máy móc đã hư hỏng. Lúc này các thiết bị máy móc được sử dụng cho tới khi hỏng hóc mới thực hiện bảo trì và sửa chữa. Thường loại hình này sẽ sử dụng cho các cơ sở sản xuất nhỏ, những thiết bị máy móc rẻ, dễ thay thế, có tính quan trọng thấp,…
Ưu điểm Nhược điểm
·       Tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy. ·       Giảm đầu tư ban đầu, không cần lên kế hoạch bảo trì. ·       Thụ động, lịch trình sản xuất không được đảm bảo. ·       Chi phí sửa chữa cao. ·       Có thể dẫn tới hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới.

Bảo trì phòng ngừa

Loại hình này được lên kế hoạch trước, xảy ra định kỳ để đảm bảo không xảy ra hư hại và giảm thiểu hậu quả của sự cố máy móc. Đây được xem là loại hình tiêu chuẩn, áp dụng cho các xí nghiệp có bộ phận bảo trì. Các kỹ thuật viên dựa theo các thông số kỹ thuật để kiểm tra và buộc thay thế các chi tiết máy theo lịch trình cố định.
Ưu điểm Nhược điểm
·       Gia tăng hiệu quả làm việc của máy móc ·       Giảm thiểu thời gian chết máy ·       Giảm chi phí khắc phục (khi có sự cố) ·       Cải thiện mức độ an toàn cho người lao động ·       Tốn kém: Phụ tùng còn tốt vẫn phải thay thế. ·       Có thể có tình trạng máy hỏng trước thời hạn bảo trì.

Bảo trì dự đoán

Đây là quá trình giám sát tình trạng thực tế của thiết bị để dự đoán khi nào sẽ xảy ra hỏng học và tiến hành bảo trì máy trước khi sự cố xảy ra.
Ưu điểm Nhược điểm
·       Tăng tuổi thọ của máy qua việc theo dõi tình trạng bất thường và phát hiện các lỗi ·       Giảm ngừng máy ·       Tối ưu hóa vận hành ·       Giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa ·       Giảm thiểu chi phí cho trang thiết bị mới ·       Yêu cầu trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu để giải thích chính xác tình trạng của dữ liệu giám sát. ·       Nhân viên phải được đào tạo tốt, phải có kinh nghiệm, bao gồm cả về công nghệ thông tin và thiết bị máy móc. ·       So với bảo trì dự phòng, việc áp dụng các kỹ thuật giám sát có thể khá tốn kém ở giai đoạn đầu

5. Quy trình quản lý bảo trì

Quy trình quản lý bảo trì

Bước 1: Lập danh sách máy móc thiệt bị đang hiện có

Bạn nên lên danh sách chia theo từng cụm, khu vực, phân xưởng, nhà máy đơn vị,… Khi lập được danh sách, bạn sẽ dễ dàng quản lý, vận hành theo đúng quy trình.

Bước 2: Xem lại lịch sử sửa chữa và bảo trì của các máy móc thiết bị

Tạo một bảng lý lịch, trong này sẽ bao gồm: các hư hỏng, thời gian hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. Dựa vào bảng để dự trù được thời gian bảo dưỡng và nhân sự cần thực hiện, để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhà máy.

Bước 3: Lên kế hoạch bảo dưỡng và kiểm tra máy thiết bị

Từ lịch sử sửa chữa, dựa vào các khuyến cáo về nhà sản xuất về thời hạn cần bảo dưỡng đối với các loại máy móc,… để đưa ra một kế hoạch bảo trì.

Bước 4: Lập lịch bảo trì

Sắp xếp cụ thể về thời gian, nhân sự, các thiết bị cần bảo trì,…

Bước 5: Thực hiện bảo trì

Bộ phận bảo trì thực hiện bảo trì, sửa chữa của từng loại thiết bị máy móc theo quy định của nhà thiết kế.

Bước 6: Nghiệm thu và cập nhật tình hình bảo trì

Bộ phận bảo trì phối hợp với Trưởng bộ phận sử dụng lập biên bản nghiệm thu. Bộ phận bảo trì lập hồ sơ của từng loại máy móc nào sửa chữa những phụ kiện gì và trong thời gian sử dụng bao lâu và lưu trữ thông tin. >>> Xem thêm: Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

Phần mềm quản lý kho là gì? phương pháp quản lý kho hiệu quả

Phần mềm quản lý kho là gì? phương pháp quản lý kho hiệu quả phổ biến hiện nay bao gồm những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về những phương thức quản lý kho nhé.

1. Quản lý kho là gì?

Quản lý kho là gì? Quản lý kho trong tiếng Anh là Warehouse Management, đây là từ gọi chung dùng để chỉ các hoạt động lưu trữ, bảo quản, cập nhật tình hình hàng hóa có trong kho một cách chính xác và chi tiết. Hệ thống quản lý kho hiệu quả không chỉ giúp giảm chi phí lưu thông mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất và cung ứng hàng hóa được diễn ra liên tục, ổn định. Một nhân viên quản lý kho sẽ phải thực hiện các công việc như sau:
  • Tiếp nhận thông tin xuất nhập kho, thực hiện công tác xuất và nhập hàng hóa
  • Đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa xuất nhập kho
  • Kiểm tra thường xuyên định mức tồn kho tối thiểu
  • Sắp xếp, áp dụng quy tắc an toàn và phòng cháy chữa cháy trong kho
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến yêu cầu của khách hàng
  • Lên kế hoạch nhập hàng và trình đến cấp trên xét duyệt

2. Phần mềm quản lý kho là gì?

Phần mềm quản lý kho là gì? Phần mềm quản lý kho là công cụ hữu ích giúp các tổ chức kiểm soát những hoạt động hàng ngày của kho. Phần mềm quản lý kho giúp kiểm kê vật tư đã xuất - nhập vào kho, số lượng tồn kho, sản phẩm nào đã chuyển kho,... hiệu quả. Với phần mềm này, công tác quản lý số lượng hàng, vị trí sắp xếp của từng sản phẩm, tình trạng hàng hóa đều được kiểm soát chi tiết giúp cho quá trình bán hàng được liên tục, không bị gián đoạn. Các phần mềm quản lý kho được biết đến như một giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí quản lý, vận chuyển, nhân sự và tránh thất thoát hàng hóa.

3. Tính năng cơ bản của phần mềm quản lý kho

Tính năng cơ bản của phần mềm quản lý kho

Quản lý đồng bộ thông tin

  • Quản lý đầy đủ, chi tiết thông tin hàng hóa trong kho.
  • Quản lý thông tin chung của hàng hóa như: mã hàng, tên hàng, giá trị hàng.
  • Quản lý các hóa đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến các đơn hàng.
  • Phân nhóm và loại hàng hóa, giúp tìm kiếm hàng hóa nhanh chóng, sắp xếp hàng tồn kho khoa học, hợp lí.
  • Tích hợp các đơn vị đo đếm hàng hóa, khả năng quy đổi nhanh chóng. Giúp biết chính xác tổng khối lượng hàng hóa dự trữ, có khả năng thông tin chi tiết về sản phẩm như: xuất xứ, chủng loại, màu sắc, đặc điểm, ghi chú,…
  • Nắm bắt thông tin xuất – nhập hàng, nắm bắt về giấy tờ, kiểm soát lượng tiêu thụ hàng hóa. Và kiểm soát những mặt hàng gần hết hạn sử dụng.

Quản lý khách hàng

Quản lý các thông tin khách hàng gồm: tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, email, mã nhóm, ngày, công nợ,… và phân loại khách hàng theo nhóm và nhiều tiêu chí khác. Quản lý hợp đồng, đơn hang của từng khách hàng. Tạo đơn hàng ứng với từng khách hàng.

Quản lý danh mục sản phẩm

Gồm có các thông tin: tên sản phẩm, mã sản phẩm, mã in, đơn vị tính, khối lượng, giá bán, giá mua, mã nhóm,… Ngoài ra còn tổng hợp những sản phẩm đã in trong năm, số thùng đã in trong năm, số lượng tổng, số lượng thùng,…

Kiểm kê

Phần mềm quản lý kho giúp dễ dàng hơn trong kiểm kê và đối chiếu hàng hóa trong kho giữa việc xuất nhập trên giấy tờ và xuất nhập hàng hóa thực tế, tồn kho lý thuyết và tồn kho thực tế.

Quản lý biến đổi kho

Quản lý biến đổi kho là quản lý sự biến động về nguồn hàng, xuất nhập các mặt hàng và số lượng của chúng trong kho, theo từng ngày, từng tuần,…

Quản lý nhập kho

Người dùng dễ dàng nhập các thông tin thành phẩm: tên, thông tin liên quan đến hàng hóa, sản phẩm. Phần mềm có thể nhập hàng hóa theo hóa đơn mua ngoài, nhập hàng trả lại từ khách hàng, nhập hàng lưu chuyển,… và nhiều mục khác theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ export phiếu nhập kho.

Quản lý xuất kho

Phần mềm cung cấp chi tiết thông tin hàng hóa sản phẩm liên quan đến các hoạt động xuất kho: cho sản xuất, theo đơn cho khách, trả hàng,… và các hoạt động khác tùy theo yêu cầu của người dùng.

4. Lợi ích của phần mềm quản lý kho

Lợi ích của phần mềm quản lý kho

Quản lý quy trình nhập kho

Khi sử dụng phần mềm quản lý kho bạn sẽ thấy hàng hóa được đặt đúng nơi hơn, các quy trình kho được diễn ra thuận lợi. Tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng và thời gian sản xuất.
  • Lập kế hoạch nhận hàng: sắp xếp khu vực lưu trữ trống, bố trí nhân công, thiết bị.
  • Xử lý và kiểm tra quy trình nhập kho nhanh hơn: ít lỗi hơn, xử lý biên nhận hàng, cân hàng, kiểm đếm hàng hóa nhanh hơn giúp bạn tiết kiệm thời gian.
  • Chụp bằng chứng hình ảnh về tình trạng hàng hóa: là bằng chứng về tình trạng hàng hóa, hỗ trợ khi xảy ra ttranh chấp với nhà cung cấp/khách hàng.
  • In nhãn và dán nhãn tại chỗ: để thay thế lô hàng hỏng và mất mát.
  • Tính năng tích hợp thông báo trước vận chuyển (ASN) giúp tiết kiệm thời gian chờ của tài xế xe tải.

Quản lý quy trình xuất kho

Phần mềm sẽ gợi ý các phương án picking, di chuyển hàng hóa với những thuật toán tối ưu. Tối ưu hóa hiệu quả quá trình lấy hàng, người quản lý kho phù hợp với chiến lược chọn và tự động hóa chính xác với hàng hóa được xử lý (pallet, carton, lô hàng lẻ, cụm,…). Đối với kho hàng và trung tâm phân phối không xử lý đơn đặt hàng của khách hàng, phần mềm có thể được thực hiện dựa trên khối lượng nhận và vận chuyển.
  • Giảm thời gian picking: Đây là quy trình tốn kém nhất trong kho, bao gồm 55% tổng chi phí vận hành, tối ưu hóa quy trình này sẽ giảm chi phí đáng kể và tăng hiệu quả vận hành kho.
  • Quy trình đóng gói và dán nhãn: tất cả các dữ liệu cần thiết được nhập vào phần mềm để xử lý và đưa ra gợi ý.

Quản lý tồn kho

  • Hệ thống cảnh báo tự động bằng cách cập nhật hàng tồn kho hàng ngày để tránh tình trạng thiếu hàng. Đưa ra các cảnh báo thông qua email hoặc SMS.
  • Lưu trữ: hàng hóa được đặt vào không gian lưu trữ thích hợp nhất với từng loại hàng hoá/lô hàng/yêu cầu của khách hàng. Qúa trình lưu trữ sẽ tối đa hóa tối đa không gian có sẵn trong kho và tăng hiệu quả lao động.
  • Bổ sung tồn kho: đảm bảo lượng tồn kho nằm ở mức an toàn cho từng vị trí, giúp quá trình lấy hàng trơn tru và hiệu quả hơn.
  • Ứng dụng quản lý cho thiết bị di động: hỗ trợ các nhà quản lý kho cần di chuyển trong kho, khi cần truy cập vào các số liệu hiệu suất, email của khách hàng, tài liệu nội bộ,…
  • Phân tích dự báo tồn kho: cung cấp các kết quả ước tính hợp lý về doanh số mỗi ngày, cho nhà quản lý biết số lượng sản phẩm dự kiến ​​sẽ được xuất/nhập/lưu trữ.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và dịch vụ khách hàng

Nâng cao năng lực cạnh tranh: giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu và tự động hóa vận hành cũng như đáp ứng các yêu cầu về kết nối công nghệ thông tin của khách hàng. Phân quyền truy cập khách hàng: cung cấp các kết quả ước tính hợp lý về doanh số mỗi ngày, cho nhà quản lý biết số lượng sản phẩm dự kiến ​​sẽ được xuất/nhập/lưu trữ. c. Hạn chế giao tiếp bằng email, điện thoại gây mất thời gian, bị động,… cũng như xử lý cách nghiệp vụ phức tạp khác.

5. Các phương pháp quản lý kho hiệu quả

Các phương pháp quản lý kho hiệu quả

Đầu tư công nghệ và nâng cao trình độ quản lý kho

Phần mềm quản lý kho hàng một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý kho hàng của các doanh nghiệp hiện nay. Để có thể bán hàng và thống kê chi tiết thu chi cần phải theo dõi sát sao nguồn hàng hóa trong kho. Hiện nay, các phương pháp quản lý kho truyền thống bằng giấy tờ, sổ sách gần như không còn hữu dụng bởi tiềm ẩn nhiều sai sót và rủi ro trong quá trình quản lý. Thay vào đó, những phần mềm quản lý kho lại đang lên ngôi và được đánh giá là giải pháp tốt nhất giúp các đơn vị kinh doanh online quản lý hàng hóa chuyên nghiệp hiệu quả. >>> Xem thêm: Phần mềm quản lý kho SmartWMS

Áp dụng phương pháp FIFO hoặc LIFO

FIFO và LIFO là 2 thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực quản lý hàng tồn kho.
  • FIFO có nghĩa là hàng hóa nhập vào trước sẽ được ưu tiên xuất trước. Thường được áp dụng cho các mặt hàng có tính chất thời hạn ngắn như thực phẩm, đồ thời trang theo trend, bánh kẹo, công nghệ…
  • LIFO là các mặt hàng mới vừa nhập vào sẽ được xuất đi trước để bảo đảm cập nhật theo thời giá, cân đối chi phí sản xuất và bán hàng phù hợp, thường áp dụng với những nguyên vật liệu có thể tồn kho lâu dài như vật liệu xây dựng.

Sắp xếp theo mã SKU

SKU đang được sử dụng phổ biến, vai trò của chúng được đánh giá cao hơn cả mã vạch. Mỗi mã SKU sẽ có những ký hiệu riêng việc gồm cả chữ và số cho mỗi sản phẩm và danh mục sản phẩm khác nhau. Do đó số lượng SKU cũng sẽ không bị giới hạn. Khi sử dụng mã SKU bạn sẽ dễ nhận biết được thông tin sản phẩm mà không cần phải quét mã để tìm kiếm. Giúp bạn phân biệt được 1 mặt hàng từ nhiều kho khác nhau. Hạn chế được tình trạng hết hàng, thất thoát hàng trong kho bằng việc quản lý hàng hóa qua mã SKU.

Lên sơ đồ lưu trữ để dễ kiểm soát

Sơ đồ quản lý kho hàng là bản vẽ thu nhỏ thể hiện tổng kho hàng của bạn, việc nhìn vào sơ đồ kho bạn sẽ dễ dàng hình dung được vị trí của từng loại hàng hóa. Căn cứ vào sơ đồ này, chủ doanh nghiệp có thể lên kế hoạch thay đổi phù hợp hoặc quy hoạch lại để tăng hiệu quả khai thác đối với kho hàng.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Lập trình nhúng là gì? Kỹ thuật lập trình nhúng căn bản

Lập trình nhúng là gì? Kỹ thuật lập trình nhúng căn bản bao gồm những kiến thức và kỹ năng ra sao? Hiện nay ngành kỹ thuật nhúng có còn phổ biến tại Việt Nam hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết nhé. 

1. Lập trình nhúng là gì?

Lập trình nhúng là gì?

Lập tình nhúng là một thuật ngữ chỉ một hệ thống có khả năng tự trị, chúng được nhúng trong một môi trường hay một hệ thống mẹ nào đó.

Hệ thống này sẽ bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm với mục đích giải các bài toán trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tự động hóa, truyền tin,… với chức năng riêng biệt được thiết kế riêng.

Tùy thuộc vào yêu cầu, tính chất mà có một số hệ thống sẽ đòi hỏi sự ràng buộc nhằm đảm bảo tính ứng dụng và độ an toàn. Hoặc có những hệ thống không yêu cầu sự chặt chẽ thì có thể đơn giản hóa.

Hệ thống nhúng có tính chất chuyên biệt và thường được sản xuất với số lượng lớn nên phải tối ưu hóa để giảm thiểu kích thước cũng như chi phí sản xuất.

2. Thành phần cơ bản của lập trình nhúng

Thành phần cơ bản của lập trình nhúng

ROM: Chứa chương trình, các dữ liệu được fix hoặc các constant data. Hiện nay, đa số các hệ thống đều sử dụng EEPROM hoặc FLASH để thay cho ROM bởi chúng có khả năng ghi xóa, update chương trình mới.

RAM: Lưu chương trình thực thi và các biến tạm.

MCU: Là bộ xử lý tính toán trung tâm.

Ngoài ra, còn có các ngoại vi như ADC, DAC, các khối giao tiếp UART, I2C…

3. Lập tình nhúng hoạt động như thế nào?

Lập tình nhúng hoạt động như thế nào?

Về cơ thì để tạo ra một chương trình hay một tập lệnh hoạt động được trên một vi xử lý thì chúng ta sẽ cần đến nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Tùy vào mỗi mục đích dùng khác nhau mà bạn có thể cân nhắc cho hợp lý nhất. Và các ngôn ngữ này phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định hay các nhà phát triển phải đáp ứng được chúng thì mới có thể áp dụng chúng lên vi xử lý.

  • Tốc độ: những tập lệnh, chương trình trên vi xử lý phải đủ nhanh. Bởi chúng hoạt động dựa vào yếu tố phần cứng, nên nếu như quá chậm sẽ ảnh hưởng chung đến toàn hệ thống.
  • Càng đơn giản càng tốt: các chương trình trên vi xử lý phải đơn giản nhất có thể, để dễ dàng tìm ra lỗi cũng như nâng cấp. Bởi qua mỗi thế hệ thì các vi xử lý không chỉ cần phải nâng cấp mà còn phải tương thích với toàn hệ thống nên sự tối giản là rất cần thiết.

Sau khi những chương trình hay tập lệnh này được lập trình xong thì chúng sẽ được nạp vào bộ vi xử lý. Sau đó sẽ có một đội ngũ kiểm tra riêng về sự ổn định của chúng khi chạy trên hệ thống và cuối cùng là xuất xưởng vi xử lý đó.

Hiện nay có khá nhiều ngôn ngữ cho lập trình nhúng như ngôn ngữ C, Python, Rust hay Assembly…. đây đều là những ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong lập trình nhúng bởi sự tương thích hệ thống, tính gọn nhẹ và khả năng tùy biến cao.

4. Sự khác nhau giữa lập trình nhúng và lập trình ứng dụng thông thường?

Lập trình nhúng thực chất là khác so với những lập trình ứng dụng thông thường. Một vài yếu tô cho bạn thấy rõ điều đó như:

  • Lập tình ứng dụng để tạo ra các phần mềm và ứng dụng chạy trên các hệ điều hành như Windows, MacOS hay Linux hoặc IOS/Android. Trong khi đó lập trình nhúng hoạt động độc lập trên nền tảng phần cứng và không cần hệ điều hành điều khiển.
  • Hệ thống nhúng bao gồm những con chip rất nhỏ, vậy nên các tài nguyên như RAM, ROM thường rất ít.
  • Với lập trình nhúng thì 1MB RAM đã là một con chip khá mạnh rồi => vậy nên việc tối ưu code là vô cùng quan trọng trong lập trình nhúng. Bạn sẽ phải tối ưu đến từng dòng code.
  • Còn lập trình ứng dụng thông thường sẽ được chạy trên các hệ điều hành như mình đã nói ở trên, nên tài nguyên phần cứng (như RAM, ổ cứng…) có dung lượng rất lớn, toàn tính bằng GB (4GB, 6GB, 8GB…).

Vậy nên, với lập trình ứng dụng thông thường thì họ không quá quan tâm đến độ dài của các dòng code, mà quan trọng nhất, cái mà họ quan tâm chính là yêu cầu/ chức năng của chương trình đó là gì.

5. Ứng dụng của lập trình nhúng

Ứng dụng của lập trình nhúng

Hiện nay, hệ thống nhúng có mặt trong rất nhiều các sản phẩm, lĩnh vực gần gũi với đời sống của con người như:

  • Hệ thống định vị toàn cầu, vệ tinh, dẫn đường trong không lưu
  • Thiết bị kết nối mạng như Gateway, Hub, Router,…
  • Thiết bị y tế: Máy điều hòa nhịp tim, máy thẩm thấu,…
  • Thiết bị văn phòng như máy in, scan, fax, photocopy,…
  • Thiết bị gia dụng như lò nướng, vi sóng, tủ lạnh,..
  • Máy trả lời tự động, dây chuyền sản xuất tự động trong robots, công nghiệp,…

Trong các ngành máy tính, điện tử, viễn thông ngân hàng …. Hệ thống nhúng được sử dụng rộng rãi

Hệ thống nhúng được tích hợp cả phần mềm và phần cứng, tích hợp được 1 thiết bị lập trình như vi xử lý.

Hệ thống nhúng và PC, thiết bị cầm tay PDA có sự khác biệt là do sự thiết kế để chuyên biệt hóa chức năng cụ thể nhằm tăng chất lượng cho hệ thống giảm thiểu giá thành.

6. Kỹ thuật lập trình nhúng căn bản

Kỹ thuật lập trình nhúng căn bản

Kiến thức cơ bản về lập trình

Ở mỗi vị trí công việc, những kỹ sư lập trình nhúng sẽ có những yêu cầu về mặt kỹ thuật và kiến thức riêng, để có thể đáp ứng được cho công việc.

Dưới đây là những kiến thức căn bản nhất mà đối với một kỹ sư lập trình nhúng cần có:

  • Ngôn ngữ lập trình: thành thạo về C/C++.
  • Kiến thức điện tử: kiến thức về vi điều khiển, vi xử lý, kiến thức về logic, chip, ADC, INTERRUPT, TIMER,…
  • Các loại giao tiếp: I2C, SPI, JTAG, UART, RS232 hay một số loại giao tiếp nâng cao như CAN, USB, SATA, MOST, PCIE,…
  • Hệ điều hành: Linux, hệ điều hành thời gian thực.
  • Memory: DRAM, NAND, NOR, SRAM,…
  • Khả năng nghe và đọc hiểu tài liệu tiếng Anh, về những tài liệu chuyên ngành.

Kiến thức chuyên ngành của lập trình nhúng

Embedded software

  • Ngôn ngữ lập trình: C++, Java.
  • Lập trình Android, web
  • Scrip: Shell script, Perl, Python.
  • Am hiểu cấu trúc dữ liệu và giải thuật tốt.
  • Xây dựng môi trường: Makefile, Cmake.

Embedded hardware

  • Thiết kế PCB, bao gồm Allegro hoặc Antium.
  • Kiến thức điện tử
  • Thực hiện test board sau khi đã thiết kế xong
  • Phân tích, đánh giá để lựa chọn các linh kiện cho dự án
  • Thành thạo các loại dụng cụ máy đo
  • Có kỹ năng về sửa và hàn mạch

7. Cơ hội làm việc ngành lập trình nhúng tại Việt Nam

Ở trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì ngành lập trình luôn là những ngành nghề hấp dẫn. Luôn có sức hút đối với những bạn trẻ nhưng để đáp ứng được công việc thì không phải ai cũng làm được.

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lập trình nhúng rất cao bởi nguồn nhân lực cho ngành phần mềm rất khan hiếm. Tính chất công việc đặt ra yêu cầu cao về mặt kiến thức và kỹ năng.

Nếu như bạn có đủ năng lực và sẵn sàng với công việc này, thì cơ hội làm việc vô cùng rộng mở. Đặc biệt trong tương lai, nghành nghề này còn đem lại nhiều hấp dẫn hơn nữa.

Cơ hội làm việc ngành lập trình nhúng tại Việt Nam

Hiện tại đối với ngành lập trình nhúng sẽ có hai hướng đi như sau:

Embedded software

Bạn sẽ là một developer đúng nghĩa với công việc là viết code, test code, viết requirement, document cho sản phẩm.

Bạn có thể cùng với đội nhóm của mình phát triển các sản phẩm phần mềm cho các sản phẩm nhúng. Có thể lá application ( web, desktop, mobile app), firmware, OS, driver,…

Embedded hardware

Bạn sẽ làm những công việc của một người chuyên thiết kế board mạch hay còn gọi là thiết kế PCB, test board mạch. Đòi hỏi phải giỏi về phần cứng và cả về điện tử.

 >>> Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình là gì? có mấy loại ngôn ngữ lập trình?

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...