Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Quản lý bảo trì là gì? tại sao cần quản lý

Quản lý bảo trì là gì? Tại sao cần quản lý bảo trì trong hoạt động của doanh nghiệp? Quy trình thực hiện nó có khó khăn không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu và thực hành dễ dàng hơn nhé. 

1. Quản lý bảo trì là gì?

Quản lý bảo trì là gì? Quản lý bảo trì là hoạt động liên quan đến lên kế hoạch và lập lịch kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị định kỳ nhằm đảm bảo cho các máy móc hoạt động tốt và đem lại hiệu quả. Quy trình định kỳ này có tính tỉ mỉ nghiêm ngặt để giữ cho các thiết bị và tải sản luôn trong tình trạng tốt nhất. Trong đó bao gồm 2 ý nghĩa là phòng ngừa rủi ro và sửa chữa khi thiết bị gặp vấn đề. Trên thực tế thì việc bảo trì liên tục luôn tốt hơn việc phải sửa chữa. Có thể so sánh bảo trì như một đội lính cứu hỏa, luôn dập tắt sự cố trước khi chúng bùng phát tạo ra những thiệt hại lớn.

2. Những hoạt động trong quản lý bảo trì

Những hoạt động trong quản lý bảo trì  

Điều chỉnh và đo lường

Công việc bảo trì sẽ bao gồm các hoạt động liên quan đến việc điều chỉnh, đo lường, kiểm tra, thay thế, sửa chữa máy móc, tài sản,… Những công việc này được thực hiện nhằm khôi phục hoặc giữ lại một đơn vị chức năng, thực hiện các công việc cần thiết trong những trạng thái nhất định.

Phục vụ, thử nghiệm

Các hoạt động thứ hai của bảo trì cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng là những công việc đề cập tới việc phục vụ, thử nghiệp, sửa chữa, xây dựng, kiểm tra,… Nhằm mục tiêu giữ lại vật liệu trong trạng thái nhất định, có thể khôi phục hoặc sửa chữa để làm một số công việc nhất định.

Đảm bảo vận hành

Qúa trình này đảm bảo, giữ gìn cho doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng,… được vận hành liên tục, hiệu suất ổn định trong mọi hoàn cảnh.

3. Tại sao cần quản lý bảo trì?

Tại sao cần quản lý bảo trì? Để trả lời được câu hỏi về tại sao cần phải quản lý bảo trì, ta phải đi tìm hiểu về những lợi ích mà quản lý bảo trì đem đến cho doanh nghiệp. Từ đó chúng ta sẽ nhìn nhận dễ dàng hơn.

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Khi máy móc sảy ra sự cố cần phải khắc phục, việc ngưng tạm thời khiến các doanh nghiệp thiệt hại rất nhiều. Theo khảo sát đưa ra, 98% các tổ chức nói rằng một giờ ngừng hoạt động tiêu tốn của họ hơn 100.000 đô la. Chưa kể đến các khoản chi phí phát sinh khác như: thời gian làm việc của công nhân, kế hoạch sản xuất, tiền thuê đội ngũ sửa chữa bên ngoài,… Chính vì thế, việc bảo trì đúng cách đúng thời điểm là cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tối ưu được nguồn lực tổng thể.

Giảm các sự cố gián đoạn sản xuất

Để các máy móc tránh được sự cố gián đoạn thì doanh nghiệp phải có một kế hoạch bảo trì phòng ngừa tốt. Khi bạn chủ động lên lịch bảo trì, kiểm tra bạn sẽ bớt đi được những nguy cơ hỏng hóc. Các sự cố sẽ được khắc phục ngay từ đầu trước đi đem lại những thiệt hại.

Tăng sự hài lòng của khách hàng

Khi bạn quản lý bảo trì đúng cách, máy móc hoạt động năng suất, không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn đáng tin cậy hơn. Bằng cách luôn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáng tin cậy, một doanh nghiệp có thể nâng cao dịch vụ khách hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình.

Kéo dài tuổi thọ của tài sản

Máy móc trong nghiệp đều phải được đầu tư với chi phí cao, hầu hết khi đầu tư mục đích sử dụng của chúng là lâu dài. Nhưng trong quá trình hoạt động, máy móc trong nhà xưởng đều phải chịu những áp lực rất lớn vì làm việc liên tục với cường độ cao. Việc bảo trì giúp kéo dài tuổi thọ của tài sản, bảo trì và vệ sinh định kỳ giúp phát hiện ra các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành để khắc phục.

Đảm bảo an toàn trong môi trường lao động

Khi máy móc không được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên, dưới môi trường hoạt động không được tối ưu sẽ tạo ra những mối nguy hiểm cho người lao động. Bảo trì phòng ngừa sẽ cải thiện sự an toàn của máy móc, do đó đảm bảo sự an toàn của nhân viên hạn chế được tai nạn ngoài ý muốn. Nhờ vào những lợi ích vừa kể trên, ta đã thấy được những điều thuyết phục về lý do tại sao phải sử dụng quản lý bảo trì cho doanh nghiệp.

4. Các loại hình bảo trì hiện nay

Các loại hình bảo trì hiện nay

Bảo trì phục hồi – sửa chữa

Đây là một loại mô hình bị động, loại hình này không được chuẩn bị trước mà chỉ được thực hiện khi máy móc đã hư hỏng. Lúc này các thiết bị máy móc được sử dụng cho tới khi hỏng hóc mới thực hiện bảo trì và sửa chữa. Thường loại hình này sẽ sử dụng cho các cơ sở sản xuất nhỏ, những thiết bị máy móc rẻ, dễ thay thế, có tính quan trọng thấp,…
Ưu điểm Nhược điểm
·       Tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy. ·       Giảm đầu tư ban đầu, không cần lên kế hoạch bảo trì. ·       Thụ động, lịch trình sản xuất không được đảm bảo. ·       Chi phí sửa chữa cao. ·       Có thể dẫn tới hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới.

Bảo trì phòng ngừa

Loại hình này được lên kế hoạch trước, xảy ra định kỳ để đảm bảo không xảy ra hư hại và giảm thiểu hậu quả của sự cố máy móc. Đây được xem là loại hình tiêu chuẩn, áp dụng cho các xí nghiệp có bộ phận bảo trì. Các kỹ thuật viên dựa theo các thông số kỹ thuật để kiểm tra và buộc thay thế các chi tiết máy theo lịch trình cố định.
Ưu điểm Nhược điểm
·       Gia tăng hiệu quả làm việc của máy móc ·       Giảm thiểu thời gian chết máy ·       Giảm chi phí khắc phục (khi có sự cố) ·       Cải thiện mức độ an toàn cho người lao động ·       Tốn kém: Phụ tùng còn tốt vẫn phải thay thế. ·       Có thể có tình trạng máy hỏng trước thời hạn bảo trì.

Bảo trì dự đoán

Đây là quá trình giám sát tình trạng thực tế của thiết bị để dự đoán khi nào sẽ xảy ra hỏng học và tiến hành bảo trì máy trước khi sự cố xảy ra.
Ưu điểm Nhược điểm
·       Tăng tuổi thọ của máy qua việc theo dõi tình trạng bất thường và phát hiện các lỗi ·       Giảm ngừng máy ·       Tối ưu hóa vận hành ·       Giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa ·       Giảm thiểu chi phí cho trang thiết bị mới ·       Yêu cầu trình độ chuyên môn cao và chuyên sâu để giải thích chính xác tình trạng của dữ liệu giám sát. ·       Nhân viên phải được đào tạo tốt, phải có kinh nghiệm, bao gồm cả về công nghệ thông tin và thiết bị máy móc. ·       So với bảo trì dự phòng, việc áp dụng các kỹ thuật giám sát có thể khá tốn kém ở giai đoạn đầu

5. Quy trình quản lý bảo trì

Quy trình quản lý bảo trì

Bước 1: Lập danh sách máy móc thiệt bị đang hiện có

Bạn nên lên danh sách chia theo từng cụm, khu vực, phân xưởng, nhà máy đơn vị,… Khi lập được danh sách, bạn sẽ dễ dàng quản lý, vận hành theo đúng quy trình.

Bước 2: Xem lại lịch sử sửa chữa và bảo trì của các máy móc thiết bị

Tạo một bảng lý lịch, trong này sẽ bao gồm: các hư hỏng, thời gian hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. Dựa vào bảng để dự trù được thời gian bảo dưỡng và nhân sự cần thực hiện, để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhà máy.

Bước 3: Lên kế hoạch bảo dưỡng và kiểm tra máy thiết bị

Từ lịch sử sửa chữa, dựa vào các khuyến cáo về nhà sản xuất về thời hạn cần bảo dưỡng đối với các loại máy móc,… để đưa ra một kế hoạch bảo trì.

Bước 4: Lập lịch bảo trì

Sắp xếp cụ thể về thời gian, nhân sự, các thiết bị cần bảo trì,…

Bước 5: Thực hiện bảo trì

Bộ phận bảo trì thực hiện bảo trì, sửa chữa của từng loại thiết bị máy móc theo quy định của nhà thiết kế.

Bước 6: Nghiệm thu và cập nhật tình hình bảo trì

Bộ phận bảo trì phối hợp với Trưởng bộ phận sử dụng lập biên bản nghiệm thu. Bộ phận bảo trì lập hồ sơ của từng loại máy móc nào sửa chữa những phụ kiện gì và trong thời gian sử dụng bao lâu và lưu trữ thông tin. >>> Xem thêm: Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...