Quản trị sản xuất là gì? Vai trò của quản trị sản xuất đối với doanh nghiệp ra sao? Sau khi đọc qua bài viết này bạn sẽ hiểu được tại sao các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng quản trị sản xuất cho doanh nghiệp của mình.
1. Quản trị sản xuất là gì?
Trước đây, quản trị sản xuất thường được hiểu là một quá trình sản xuất vật chất, sản của nó là hữu hình. Tuy nhiên trong những năm gần đây, phạm vi của quản trị sản xuất được mở rộng hơn.
Quản trị sản xuất hay còn có tên gọi tiếng Anh là Production Management. Nó là tổng hợp quá trình hoạch định, tổ chức triển khai và kiểm tra hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, trong đó yếu tố trung tâm là quản trị quá trình biến đổi nhằm chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra nhằm thực hiện những mục tiêu định trước.
Đồng thời tổ chức thực hiện, phối hợp với chúng để chuyển hóa ra thành những sản phẩm vật chất - dịch vụ có hiệu quả vượt trội, đáp ứng lợi ích hoặc mục đích sử dụng của con người.
Nói một cách đơn giản hơn thì quản trị sản xuất là một tập hợp các hoạt động bao gồm: lập kế hoạch, điều phối, giám sát, kiểm soát và ra quyết định liên quan đến nguồn lực và đầu ra của một quá trình sản xuất.
Điều này kết hợp giữa 6 yếu tố chính là tiền tệ, con người, vật liệu, máy móc, thị trường và phương pháp.
2. Mục tiêu về quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất có mục tiêu tổng quát là bảo đảm cung cấp đầu ra cho doanh nghiệp trên cơ sở khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này, quản trị sản xuất và tác nghiệp có những mục tiêu cụ thể sau:
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ đảm bảo chất lượng
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhu cầu của khách hàng, các bộ phận kỹ thuật và thiết kế có nhiệm vụ chuyển các yêu cẩu của khách hàng thành các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
Các thông số kỹ thuật này được chuyển thành các mục tiêu mà bộ phận sản xuất của một tổ chức có thể đo lường và đạt được.
Chất lượng cuối cùng của sản phẩm được xác định và cần phải duy trì sự cân bằng hợp lý giữa chất lượng sản phẩm và chi phí sản phẩm
Sản xuất với số lượng thích hợp
Quản trị sản xuất phải đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đang sản xuất các sản phẩm và dịch vụ với số lượng phù hợp theo nhu cầu của thị trường.
Nếu như nhu cầu sử dụng ít mà sản lượng sản phẩm lại nhiều hơn sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn vốn tồn kho. Ngược lại nếu như cầu sử dụng nhiều mà sản lượng lại ít thì sẽ gây ra sự thiếu hụt. Vì vậy việc quyết định số lượng phù hợp là vô cùng cần thiết.
Tối ưu hóa chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất được xác định trước khi sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Quy trình sản xuất phải được thực hiện trong giới hạn các chi phí sản xuất đã được xác định trước.
Giữ khoảng cách chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí sản xuất thực tế ở mức tối thiểu cũng là nhiệm vụ trọng tâm của quản trị sản xuất.
Đảm bảo sản xuất hàng hóa đúng tiến độ
Tiến độ quy trình là thước đo để xác định hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến tiến độ này, như thiếu nhân lực, chậm trễ trong việc cung cấp nguyên liệu, máy móc hỏng hóc,… Tất cả yếu tố này sẽ ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.
Lúc này quản trị sản xuất phải lên kế hoạch cho các hoạt động khác nhau liên quan đến sản xuất. Ngoài ra, trong trường hợp tìm thấy bất kỳ sự sai lệch nào; tất cả các biện pháp sửa chữa khắc phục cần thiết được đội ngũ quản lý sản xuất để loại bỏ những sai lệch đó. Điều này tạo điều kiện cho việc giữ thời gian sản xuất tổng thể ở mức tối thiểu.
Bên cạnh đó, mục tiêu của quản trị sản xuất cũng bao gồm việc cung cấp đầy đủ nhân lực; kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn của thiết bị và máy móc; xem xét sự sẵn có của nguyên vật liệu đúng thời hạn và đảm bảo các thông số kỹ thuật như chất lượng, kích thước, hình dạng, màu sắc...
3. Các yếu tố chính của quản trị sản xuất
Quy trình quản trị sản xuất cũng được chia thành nhiều bước, nhiều khâu chuẩn bị khác nhau. Qúa trình này được bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khi thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất hàng hóa.
Dự báo nhu cầu sản xuất
Đây là bước đầu tiên nằm trong quy trình của quản trị sản xuất. Để giúp các dự báo đưa ra có tính chính xác và nhanh chóng thì doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm kiếm sản phẩm phù hợp để sản xuất, sản xuất với số lượng bao nhiêu là đủ? Cần sản xuất vào thời điểm nào,…
Thiết kế sản phẩm
Tiếp theo là cần xác định những yếu tố đầu vào như máy móc thiết bị, yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện,…
Mỗi loại sản phẩm sẽ cần đến những phương pháp và quy trình sản xuất khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thiết kế thật nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu và tạo lợi thế cạnh tranh phù hợp với những tài nguyên mình đang có.
Các hoạt động về nghiên cứu và thiết kế sản phẩm sẽ được thực hiện bởi một bộ phận riêng chuyên thiết kế. Tuy nhiên công việc này cũng cần có sự tham gia và điều phối của các chuyên viên, các cán bộ quản lý,…
Quản lý năng lực sản xuất
Mỗi doanh nghiệp muốn thành công thì phải xác định được đúng đắn năng lực sản xuất của mình. Lúc này mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất và nắm bắt được tiềm năng trên thị trường.
Quy trình này giúp doanh nghiệp xác định quy mô, công suất chuyền sản xuất,… việc xác định được đúng năng lực sản xuất không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất sau này.
Định vị cho doanh nghiệp
Định vị là việc lựa chọn địa điểm, vùng phân bố để đảm bảo cho các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Định vị doanh nghiệp còn tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Muốn xác định được vị trí của mình thì bạn cần phân tích được những yếu tố từ môi trường xung quanh đã tác động như thế nào đến doanh nghiệp của mình, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.
Bố trí sản xuất
Bố trí sản xuất là việc xác định phương án trong bố trí phần mặt bằng sản xuất, máy móc phù hợp với dây chuyền sản xuất để quản lý tốt chất lượng sản phẩm, đạt hiệu quả cao khi vận hành.
Sử dụng trực quan kinh nghiệp là phương pháp bố trí sản xuất được các doanh nghiệp áp dụng nhiều. Cùng với đó là sự kết hợp những chương trình phần mềm máy tính công nghệ cao giúp xác định cũng như lựa chọn được phương pháp bố trí tối ưu nhất.
Lên kế hoạch sắp xếp nguồn lực
Hoạt động này dựa trên việc xác định kế hoạch trong nhu cầu quản lý sản xuất để từ đó lên kế hoạch về lao động, nguồn lực tương ứng với máy móc, nguyên vật liệu,…
Việc này sẽ làm cho quá trình sản xuất được diễn ra liền mạch với mức chi phí bỏ qua thấp nhất.
Điều độ trong sản xuất
Điều độ trong sản xuất là toàn bộ hoạt động xây dựng trong lịch trình sản xuất, điều phối công việc theo thời gian cho từng người, từng tổ, từng nhóm.
Hơn nữa cũng phải sắp xếp thứ tự các đầu công việc nào cần làm trước, công việc nào làm sau để hoàn thành đúng tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
Kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất
Đó là kiểm soát hệ thống chất lượng hệ thống sản xuất và quản trị hàng tồn kho. Hai nội dung này khá quan trọng vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho vốn bị tồn đọng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Còn quản lý chất lượng với mục đích mỗi sản phẩm được sản xuất ra đều có chất lượng tốt, phù hợp với mong đợi của mọi khách hàng.
>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất MES
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét