Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

Hệ thống giám sát sản xuất là gì?

Hệ thống giám sát sản xuất hiện đang trở thành xu hướng dẫn đầu hiện nay trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên ít ai biết được hệ thống này có vai trò và chức năng ra sao? Vì vậy để giải đáp được các thắc mắc hãy cùng theo dõi bài viết này nhé. 

1. Hệ thống giám sát sản xuất là gì?

Hệ thống giám sát sản xuất là gì?

Hệ thống giám sát sản xuất được áp dụng cho các dây chuyền tự động, nhà máy, doanh nghiệp. Đây được xem là một bước tiến mới thay cho việc giám sát thủ công truyền thống chủ yếu dựa vào bảng biểu viết tay và các hình thức truyền thông tin đơn sơ không đem lại hiệu quả.

Hệ thống giám sát sản xuất là hệ thống kiểm soát chi tiết từng công đoạn trong quá trình sản xuất và hoạt động theo thời gian thực. Nó có khả năng cảnh báo nhanh chóng các sự cố gián đoạn liên quan đến: dây chuyền sản xuất gặp sự cố, hết nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm không đạt yêu cầu, phát hiện lỗi trên sản phẩm hoàn thành,…

Hệ thống này ngày càng được ưa chuộng bởi khả năng cập nhật số liệu hoàn toàn tự động, nhanh chóng và chính xác. Dễ dàng cập nhật, thay đổi, điều chỉnh thông số với ít hơn sự tham gia của con người. Trong đó sự chính xác, nhanh chóng là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả cao của hệ thống giám sát cho nhà sản xuất.

Ví dụ: Hệ thống giám sát điện năng [caption id="attachment_5447" align="aligncenter" width="600"]Hệ thống giám sát điện năng Hệ thống giám sát điện năng[/caption]

2. Ưu điểm của hệ thống giám sát sản xuất

Ưu điểm của hệ thống giám sát sản xuất

Tiết kiệm thời gian lưu dữ liệu

Ở phương pháp giám sát truyền thống, các nhân viên phải ghi chép lại các thông tin bằng tay. Điều này vừa mất đi thời gian để thống kế các sự cố, còn dẫn đến việc sai số nhất định.

Nhưng ở hệ thống giám sát sản xuất hiện nay thì khác, chúng được áp dụng vào những công nghệ tiên tiến, được kết nối trực tiếp đến máy tính thông qua hệ thống server chuyên dụng để báo cáo thông tin các sự cố cũng như ghi chép và lưu trữ trên server hoặc các máy tính cùng mạng trong suốt quá trình sản xuất.

Dễ dàng kiểm soát sự cố

Ở hệ thống này, các thông tin được xử lý và truyền đến các máy tính lưu trữ qua mạng LAN bằng server. Người quản lý hệ thống có thể kịp thời kiểm soát những sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất trên máy tính và có thể biết chính xác vị trí đang xảy ra sự cố.

Ngoài ra, hệ thống giám sát sản xuất còn đưa ra những báo cáo chi tiết hoặc tổng thể về những sự cố đã xảy ra và thời gian dừng hoạt động trong ca hay trong ngày làm việc.

Bên cạnh đó, dựa vào những thông số mà bộ phận quản lý có thể phân tích ra những khả năng gây ra sự cố, để tìm ra được nguyên nhân chính xác và khắc phục.

3. Các chức năng cơ bản của hệ thống giám sát sản xuất

Hiển thị thông tin sản xuất

Hiển thị thông tin sản xuất

Phần mềm sẽ hiển thị toàn bộ giá trị sản lượng kế hoạch và giá trị thực tế tính đến thời điểm hiện tại để có thể so sánh và có những điều chỉnh kịp thời.

Các phần mềm sẽ hỗ trợ cho người quản lý và nhân viên nắm được năng suất công việc, từ đó điều chỉnh tiến độ sản xuất kịp thời, phù hợp, tiết kiệm chi phí.

Luôn thông báo tức thời

Luôn thông báo tức thời

Các công đoạn sản xuất được hiển thị một cách trực quan. Khi có bất kỳ công đoạn nào xảy ra vấn đề, gặp trục trặc thì hệ thống sẽ tự động báo cáo để kịp thời dừng dây chuyền sản xuất, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hỗ trợ quản lý từ xa

Hỗ trợ quản lý từ xa

Công nghệ di động hiện nay phát triển rất nhanh, các giải pháp giám sát quản lý cũng từ đó mà cải tiến. Nhiều hệ thống giám sát sản xuất cũng từ đó được nâng cấp theo.

Các nhà quản lý có thể sử dụng các phần mềm để theo dõi sản xuất ở bất cứ đâu nhờ vào chức năng quản lý từ xa. Các nhân viên cũng có thể tương tác với các nhà quản lý thông qua hệ thống để kịp thời báo cáo các sự cố.

Quản lý chất lượng sản phẩm

Các công đoạn hoàn thành sản phẩm được nắm bắt chi tiết hơn so với cách giám sát trước đây. Điều này giúp cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tránh được những sai sót.

Quản lý kho nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố thiết yếu trong sản xuất. Nếu kho hàng không đủ lượng nguyên vật liệu cho sản xuất, quy trình sản xuất bị gián đoạn sẽ gây ra tốn kém chi phí. Hệ thống sẽ dựa vào sản lượng định mức, sản lượng thực tế thông báo khi nguyên vật liệu sắp chạm mức quy định.

4. Lợi ích của hệ thống giám sát sản xuất đem lại

Lợi ích của hệ thống giám sát sản xuất đem lại
  • Hiển thị giá trị sản lượng đặt ra mục tiêu và giá trị thực tế tính đến thời điểm hiện tại.
  • Giúp người quản lý và công nhân nắm được năng suất mình đạt được; từ đó sẽ điều chỉnh tiến độ sản xuất cho phù hợp.
  • Hiển thị ANDON tại các vị trí quan trọng trên dây chuyền một cách tức thời và trực quan.
  • Tất cả các thông tin được lưu thành cơ sở dữ liệu để báo cáo và in ấn.
  • Ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất như: thực phẩm, hóa chất, dệt may, điện tử…
  • Giúp quản lý được sản lượng từ xa dùng mạng LAN hay internet.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm, báo cáo sự cố

5. Vì sao nên áp dụng hệ thống giám sát sản xuất cho doanh nghiệp

Vì sao nên áp dụng hệ thống giám sát sản xuất cho doanh nghiệp

Hệ thống giám sát sản xuất sẽ đảm nhận được trách nhiệm thay thế các giám sát thủ công, thuận tiện trọng việc ghi chú và lưu trữ dữ liệu sản xuất một cách chính xác theo thời gian thực.

Với độ chính xác cao, hệ thống sẽ tối ưu được lượng nguyên liệu đầu vào tăng năng suất sản phẩm đầu ra.

Hệ thống giám sát cũng tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa khu sản xuất với các bộ phận văn phòng khác; từ đó đưa ra kế hoạch cải thiện sản xuất phù hợp để nâng cao năng suất lao động và sản xuất.

>>> Xem thêm: Phần mềm SCADA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...