Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

HS code là gì? 6 nguyên tắc tra mã HS code

HS code là gì? 6 nguyên tắc tra mã HS code dưới đây sẽ cho bạn biết được cách tra mã chính xác, để áp dụng cho doanh nghiệp của bạn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hãy cùng đón xem nhé.

1. HS code là gì?

HS code được kết hợp từ hai “Harmonized Commodity Description” và “Coding System”. Tên tiếng Việt còn được gọi là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”.

Mã HS code được dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng trên toàn thế giới. Mã HS code tuân theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.

Cơ quan hải quan sẽ dựa vào mã số này để áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp. Đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Mục tiêu của mã HS code:

  • Phân loại hàng hóa có hệ thống
  • Thống nhất mã số áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa đối với mọi quốc gia.
  • Thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan.
  • Đơn giản hóa công việc cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán cho các hiệp ước thương mại, áp dụng các hiệp ước giữa cơ quan hải quan các nước.
HS code là gì?

2. Ví dụ về HS code

Ví dụ:  “vật đội trên đầu che nắng”, người miền Bắc sẽ gọi là “mũ” và người miền Nam gọi là “nón”, còn đối với người Mỹ thì gọi nó là “Hat”. Để các hợp đồng thương mại không phải vướng vào vấn đề chơi chữ mà luật không thể xử được, người ta sẽ thống nhất một còn số làm mã cho nhóm hàng “vật đội trên đầu che nắng”.

Nhưng trong nhóm này sẽ còn chia thành nhiều mã khác cho các nhóm như: nón thời trang, nón bảo hiểm cho công nhân, nón bảo hiểm khi lái xe,... Một vài mã tham khảo:

  • Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy có mã HS code 65061010.
  • Mũ bảo hộ có mã HS code 65061020.

Hai mã này cùng chương 65 và nhóm 06, phân nhóm 10. 2 ví dụ trên về mã HS Code giúp cho phân loại tên gọi, tính chất, tác dụng và vật liệu làm ra sản phẩm khác nhau.

Ví dụ về HS code

3. Cấu trúc mã HS code

HS code là tập hợp các chữ số được đặt liền kề nhau. Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng loại HS code gồm 8 chữ số. Tuy nhiên ở một vài quốc gia khác nó có thể lên đến 10, 12 số.

Để hài hòa giữa các quốc fia, mã HS của các bên phải sử dụng ít nhất từ 4 đến 6 chữ số đầu tiên theo quy tắc quốc tế, tuy nhiên nhưng có thể tự do áp dụng tự do các số phí sau để phù hợp với tình hình mỗi nước.

Hàng năm bên Hải quan sẽ tiến hành cập nhật và bổ sung các biểu thuế gồm tên gọi, mã HS, thuế suất tương ứng. Vì vậy các doanh nghiệp hoặc cá nhân có những lô hàng xuất nhập khẩu phải tham khảo thường xuyên để áp HS code chính xác cho sản phẩm của mình.

Cấu trúc của mã HS Việt Nam (Dựa trên biểu thuế):

Một mã HS tiêu biểu của Việt nam gồm có 8 chữ số, xét từ trái qua phải, ta có thể chí thành 4 phần khác nhau, mỗi phần gồm 2 chữ số tương ứng với:

Phần -> Chương -> Nhóm -> Phân nhóm -> Phân nhóm phụ

  • Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 phần, mỗi phần đều có chú giải phần.
  • Chương (2 số đầu tiên) Gồm có 98 chương, mỗi chương đều có chú giải chương
  • Nhóm (2 số tiếp theo): Các sản phẩm được chia thành các nhóm vì có đặc điểm chung
  • Phân nhóm (2 số tiếp theo): Các nhóm lớn được chia thành các nhóm nhỏ hơn theo thuộc tính riêng
  • Phân nhóm phụ (2 số cuối cùng): Mỗi quốc gia quy định riêng phân nhóm phụ tùy mức độ cụ thể của sản phẩm
Cấu trúc mã HS code

4. 6 nguyên tắc được sử dụng để tra mã HS

Quy tắc 1

Nội dung của quy tắc 1 sẽ bao gồm các ý sau:

  • Tên của phần, chương và phân chương mang tính khái quát.
  • Các yếu tố phân loại theo nội dung cụ thể của từng nhóm.

Nếu dựa vào 2 gạch đầu dòng trên mà vẫn chưa phân loại được nhóm hàng thì sẽ áp dụng các quy tắc tiếp theo.

Quy tắc 2

  • Quy tắc 2a: quy tắc này phân loại hàng hóa theo một nhóm hàng nhất định. Dựa vào tính chất hàng hóa ở dạng hoàn thiện hoặc chưa hoàn thiện.
  • Quy tắc 2b: nguyên liệu hoặc chất được phân loại trong nhóm nào đó thì chất hay hỗn hợp chất của nguyên liệu đó cũng thuộc nhóm đó.

Quy tắc 3

  • Quy tắc 3a: các nhóm cụ thể sẽ được ưu tiên hơn những nhóm mô tả khái quát. Nếu có hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan một phần nguyên liệu chứa trong hàng hóa là hỗn hợp thì những nhóm này thể hiện đặc trưng ngang nhau về hàng hóa.
  • Quy tắc 3b: là hàng hóa hỗn hợp gồm nhiều nguyên liệu khác nhau mà không phân loại được theo quy tắc 3a. Có thể phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành.
  • Quy tắc 3c: Phân loại nguyên liệu theo thứ tự đánh số trong nhóm tương đương.

Quy tắc 4

Hàng hóa không phân loại được theo quy tắc trên có thể phân vào nhóm có đặc tính giống chúng nhất.

Quy tắc 5

  • Quy tắc 5a: các loại bao đựng hàng hóa như bao đựng máy ảnh, nhạc cụ, bao súng, dụng cụ vẽ được phân loại theo cùng với sản phẩm bên trong.
  • Quy tắc 5b: bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa khi bao bì thuộc loại phổ biến trên thị trường.

Quy tắc 6

Để phân loại hàng hóa đảm bảo sự chính xác nhất và hàng hóa cần xác định nội dung phân nhóm và chú giải rõ ràng. Trong điều kiện đảm bảo phân nhóm cần cùng cấp độ để so sánh và áp dụng sao cho phù hợp với thực tế.

6 nguyên tắc được sử dụng để tra mã HS

>>> Xem thêm: Quy trình quản lý kho bằng mã vạch

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

PO là gì? Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng PO?

PO là gì? PO là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy vì sao các doanh nghiệp cần sử dụng PO? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để giải đáp được vấn đề này nhé.

1. PO là gì?

PO (Purchase Order) là một thuật ngữ dùng để nói về đơn đặt hàng. Là loại tài liệu ủy quyền mua hàng được gửi từ người mua đến nhà cung cấp. Là một loại hợp đồng có giá trị thương mại ràng buộc để mua hàng hóa và dịch vụ.

Đơn đặt hàng PO phải bao gồm những thông tin liên quan đến giao dịch kinh doanh. Ví dụ: giá trên mỗi đơn vị do người mua và người bán thỏa thuận, số lượng hàng đặt mua, kiểu dáng, màu sắc,…

Nhiều đơn đặt hàng bao gồm cả yêu cầu thanh toán và vận chuyển. Để theo dõi các khoản thanh toán trong tương lai trùng khớp với hồ sơ thanh toán, mỗi đơn hàng sẽ được cung cấp một số duy nhất được gọi là mã hàng.

Hai dạng PO được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện nay là PO điện tử và PO phi điện tử.

[caption id="attachment_5805" align="aligncenter" width="600"]PO là gì? PO là gì?[/caption]

2. Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng PO?

PO là một chứng từ quan trọng, có ý nghĩa với một doanh nghiệp, được dùng là tài liệu để kiểm tra, đánh giá các vấn đề liên quan đến đơn hàng.

PO giúp người mua hàng làm rõ yêu cầu và mong muốn của họ thông qua nhà cung cấp. PO mang tính ràng buộc về mặt pháp lý trong trường hợp không có hợp đồng chính thức.

Cho dù doanh nghiệp bạn đang có quy mô nhỏ hay lớn, thì việc sử dụng PO cũng đều giúp quản lý đơn hàng dễ dàng hơn:

  • PO cho phép khách hàng thông báo yêu cầu đến nhà cung cấp để cùng xem xét đề xuất bởi cả hai bên. Khách hàng dựa vào đây có thể khiếu nại nếu như đơn hàng không được giao như cam kết.
  • Việc quản lý đơn hàng được đơn giản hóa.
  • Tổ chức dễ dàng quản lý ngân sách hơn, khi một đơn PO được đặt chi phí sẽ được tính ngay vào ngân sách công ty.
  • Việc thực hiện đơn hàng và xử lý thanh toán được thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn đáng kể với các PO.
Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng PO?

3. Nội dung chính của PO

Để đảm bảo  tính rõ ràng, đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa như: đơn giá, số lượng hàng, thanh toán, điều kiện giao hàng, thời hạn, bao bì, cam kết,…

Mỗi PO sẽ có thông tin trình bày khác nhau, tùy thuộc vào người mua, người bán, từng doanh nghiệp, tổ chức. Nhưng một PO cơ bản sẽ gồm các yếu tố sau:

  • Number and date (số và ngày)
  • Seller/Buyer : Name, contact, Tel/fax (thông tin người mua, người bán)
  • Quantity (số lượng)
  • Unit price (đơn giá)
  • Payment terms (điều kiện thanh toán)
  • Special instruction (discount, FOC…)
  • Incorterms (điều kiện giao hàng)
  • Goods description/Commodity/Product (Mô tả hàng hóa)
  • Total amount (giá trị hợp đồng)
  • Specifications/Quality(phẩm cấp, thông số kỹ thuật)
  • Signature (chữ ký).
[caption id="attachment_5808" align="aligncenter" width="800"]Nội dung chính của PO Các mẫu PO phổ biến[/caption]

4. Quy trình sử dụng PO

Thông thường quy trình sử dụng PO sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Bên mua hàng tìm hiểu và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp.
  • Bước 2: Mua hàng sẽ xuất PO cho bên bán để bắt đầu quá trình mua hàng.
  • Bước 3: Bên bán hàng nhận PO và xác nhận với bên mua hàng là có đáp ứng được điều kiện đặt hàng không. Nếu bên bán không đáp ứng được nhu cầu bên mua thì PO sẽ bị hủy.
  • Bước 4: Nếu như bên bán đồng ý với những thỏa thuận thì bên mua sẽ chuẩn bị đơn hàng dựa trên số lượng đơn hàng trong kho hoặc lên lịch sản xuất để đảm bảo cung cấp đầy đủ số hàng theo tiến độ.
  • Bước 5: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ số lượng đơn hàng, bên bán có thể nhờ một đơn vị vận tải thứ 3 cung cấp dịch vụ vận chuyển với số lượng PO mà bên mua hàng gửi đến.
  • Bước 6: Bên bán hàng lập hóa đơn cho đơn đặt hàng, trong đó sử dụng số PO mà bên mua gửi để đảm bảo tính chính xác cũng như khả năng kiểm tra chéo thông tin giao hàng.
  • Bước 7: Bên mua hàng sau khi kiểm tra hàng hóa sẽ thực hiện quá trình thanh toán theo các điều khoản trong đơn đặt hàng cho bên bán.
Quy trình sử dụng PO

5. Làm thế nào để quản lý PO hiệu quả?

Việc sử dụng PO đúng cách là để hạn chế tối đa những rủi ro có thể diễn ra trong quá trình làm việc với nhà cung cấp.

  • Quản lý nhà cung cấp mà doanh nghiệp đã từng đặt hàng, hồ sơ nhà cung cấp phải đảm bảo rõ ràng, dễ tiếp cận. Việc này giúp lựa chọn nhà cung cấp dễ dàng và chính xác hơn.
  • Hạn chế những chi phí liên quan đến ngân hàng bằng việc sử dụng dịch vụ cần thiết để bổ sung hàng tồn kho, phân loại sản phẩm, tách các khoản mua thành nhiều mục.
  • Triển khai hệ thống phê duyệt mua hàng để có thể kiểm soát vấn đề chi phí cũng như ngăn ngừa quản lý tài chính yếu kém. Để ngăn chặn việc mua hàng không đạt yêu cầu và tránh trùng lặp đơn hàng.
  • Đưa ra các đề mục cần kiểm tra để đánh giá và đảm bảo chất lượng, giúp duy trì dữ liệu chính xác của các đơn đặt hàng.
  • Lưu trữ và quản lý hồ sơ đúng cách để hạn chế thất thoát, đảm bảo tính bảo mật cho các chứng từ.
  • Quy trình hủy đơn hàng cần rõ ràng, khi PO bị hủy cần có một văn bản chính thức gồm các thông tin liên quan cùng chữ ký phê duyệt.
  • PO bị hủy cần được lưu trữ cùng các tài liệu liên quan.

Ngày nay, các phầm mềm quản lý bán hàng đều có tính năng này, xử lý đơn đặt hàng và đơn nhập hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Phần mềm cung cấp cho doanh nghiệp những báo cáo đầy đủ nhất, quản lý chi tiết toàn bộ nhà cung cấp và công nợ để tính toán và thành toán chi phí nhập hàng đúng hạn. Từ đó lên kế hoạch nhập hàng phù hợp.

Làm thế nào để quản lý PO hiệu quả?

6. Sự khác nhau giữa invoice và PO là gì?

Trước tiên, chúng ta sẽ nói sơ qua về invoice để các bạn dễ hình dung hơn:

“ Invoice còn được gọi là hóa đơn bản hàng, là chứng từ được dùng để mua và bán sản phẩm.”

Thường người dùng hay nhầm lẫn giữa PO và invoice, nhưng thực chất chúng lại là hai thành phần riêng biệt. Bạn có thể dựa theo những vấn đề sau để phân biệt chúng:

  • Khi đặt mua một sản phẩm hoặc dịch vụ thì người mua sẽ tạo đơn đặt hàng (PO). Còn người bán hàng sẽ tạo hóa đơn để ghi lại giao dịch mua bán để thu tiền các mặt hàng đã xuất đi.
  • Người bán nhận đơn hàng (PO) và người mua nhận được hóa đơn (invoice).
  • Khi người mua cần mua hàng thì một PO sẽ được tạo, sau khi mua hàng thành công thì một hóa đơn sẽ được tạo.
  • PO thường xuyên yêu cầu làm rõ những nội dung bắt buộc trong hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ. Còn hóa đơn thường chỉ được sử dụng để xác nhận việc bán hàng và lưu giữ tài liệu cho thủ tục thanh toán.

Sự khác nhau giữa invoice và PO là gì?

>>> Xem thêm: CO là gì? Tại sao cần CO khi xuất hàng hóa?

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

5 phương pháp Supply Chain Analytics trong doanh nghiệp

5 phương pháp Supply Chain Analytics chính trong doanh nghiệp dưới đây đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng xem 5 phương pháp này có những ưu điểm nào nhé. 

1. Tổng quan về Supply Chain

Tổng quan về Supply Chain Suppy Chain còn được gọi là chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng này bao gồm một chuỗi các vận hành liên kết để chuyển đổi và dịch chuyển từ nguyên liệu thô đến thành phần cuối cùng đến tay cá nhân. Mạng lưới này kết nối giữa công ty và các nhà cung cấp để sản xuất và phân phối sản phẩm. Bao gồm các hoạt động, thực thể, con người, thông tin và tài nguyên khác nhau. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được.

2. Phương pháp Supply Chain Analytics

Phương pháp Supply Chain Analytics Supply Chain Analytics chính xác là một công cụ để người dùng có thể kiểm tra được mức độ hiệu quả của Suppy Chain để phát hiện ra các cơ hội cải tiến mô hình kinh doanh. Sử dụng phương pháp Suppy Chain Analytics sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn ra được những cơ hội phát triển tốt hơn. Chúng tập hợp tất cả mọi thứ từ tình trạng hàng hóa, giá thành nguyên liệu thô cho đến quy trình vận chuyển và logistics, nhu cầu, thành phẩm,… Doanh nghiệp thông qua chúng sẽ hiểu hơn về chuỗi công ứng của mình. Việc này còn giúp cho doanh nghiệp nhận biết được cơ hội hợp tác kinh doanh với công ty, doanh nghiệp mới. Mở rộng thêm quy mô công ty.

3. 5 phương pháp Supply Chain Analytics chính trong doanh nghiệp

3.1 Phân tích mô tả (Descriptive Analytics)

Phương pháp phân tích mô tả được xem là hình thức phân tích hiệu quả nhất trong Supply Chain Analytics, được sử dụng để kiểm tra hiệu suất của chuỗi cung ứng trong quá khứ. Từ đó người quản lý dễ dàng nhìn thấy được những gì đã từng xảy ra, kiểm tra xem các kết quả hoạt động có trùng khớp với những mục tiêu, kế hoạch ban đầu được đề ra hay không? Phương pháp này sử dụng công nghệ data mining (khai thác dữ liệu) thu thập những dữ liệu thô từ chuỗi cung ứng. Sau đó tổng hợp và trình bày tóm tắt thông tin một cách trực quan nhất để người dùng có thể nhìn toàn cảnh một giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một nhược điểm là không thể giải thích được nguyên nhân điểm đúng và sai trong quá trình cho doanh nghiệp. Chính vì thế các doanh nghiệp có database lớn sẽ kết hợp phương pháp này với các loại phân tích dữ liệu khác. Phân tích mô tả (Descriptive Analytics)

3.2 Phân tích dự đoán (Predictive Analytics)

Phương pháp này giúp doanh nghiệp nhìn thấy được những gì có thể xảy ra trong tương lai. Thời gian có thể là một tháng, hai tháng hoặc một năm tới. Không chắc chắn những điều dự đoán sẽ xảy ra, nhưng doanh nghiệp cũng có thể đưa ra được những phương án phòng bị và chỉnh sửa kế hoạch sao cho phù hợp. Mức độ chính xác của dự đoán còn dựa vào tính ổn định và chất lượng của database. Phân tích dự đoán (Predictive Analytics)

3.3 Phân tích đề xuất (Prescriptive Analytics)

Phương pháp phân tích đề xuất là một bước tiến xa hơn so với hai phương pháp chúng ta vừa nhắc đến ở trên. Chúng đưa ra được các đề xuất về hành động thích hợp khi các kết quả được dự báo có thể xảy ra. Phân tích đề xuất sử dụng thuật toán thông kê để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Điều gì nên xảy ra?”, chúng sẽ phân tích dữ liệu lịch sử cùng toàn bộ thông tin về chuỗi cung ứng với các công cụ, công nghệ tinh vi như Big data, thuật toán và quy tắc kinh doanh, Machine Learning,… Phân tích đề xuất (Prescriptive Analytics)

3.4 Bộ quy chuẩn đo lường về hiệu suất hoạt động (Performance Metrics)

Phương pháp này phù hợp sử dụng cho các doanh nghiệp muốn đo lường mức độ hiệu quả vận hành của chuỗi cung ứng. Mỗi bộ chỉ số đo lường sẽ cung cấp một loại thông tin khác nhau. Lúc này doanh nghiệp cần phải quyết định số liệu nào là phù hợp và hữu ích đối với doanh nghiệp của mình. Bộ quy chuẩn đo lường về hiệu suất hoạt động (Performance Metrics)

3.5 Đo lường hiệu suất hỗn hợp (Hybrid Performance Measurement)

Phương pháp này là một dạng phân tích chuỗi phức tạp, chúng sử dụng một số phương pháp trong cùng một bộ khung để người quản lý có thể đưa ra quyết định một cách tốt nhất. Doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống phân cấp các mục tiêu kinh doanh kết hợp với các phương trình toán học và mô hình giả lập để có thể sử dụng phương pháp này. Đo lường hiệu suất hỗn hợp (Hybrid Performance Measurement)

4. Xu hướng phát triển ngành Supply Chain tại Việt Nam

Ngành Supply Chain tại Việt Nam đang dần chuyển mình theo xu thế “The new retail” – sự đổi mới trong phương pháp bản lẻ truyền thống. The new retail giúp doanh nghiệp dự đoán nhu cầu khách hàng, tạo ra những thứ họ muốn vào thời điểm họ cần. Tối ưu hóa vận hành và trải nghiệm thông qua nền tảng số hóa và AI. Thuật ngữ Supply Chain đã xuất hiện tại Việt Nam từ 10 năm về trước, nhưng đến thời điểm hiện tại nền kinh tế nước nhà mới nhận ra được vai trò quan trọng của chúng. Hiện nay có tới hơn 300.000 doanh nghiệp trên cả nước đang tham gia vào hoạt động này, áp dụng Supply Chain Analytics. Tạo cho nhiều bạn trẻ có thể tiếp cận và mở ra nhiều cơ hội về nghề nghiệp hơn. Xu hướng phát triển ngành Supply Chain tại Việt Nam >>> Xem thêm: Supply chain là gì? So sánh Supply chain và Logistics

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

Switch công nghiệp là gì? Phân loại và so sánh

Switch công nghiệp là gì? Phân loại  và so sánh Switch công nghiệp ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mua theo nhu cầu sử dụng và kinh tế của bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé

1. Switch công nghiệp là gì?

[caption id="attachment_5771" align="aligncenter" width="600"]Switch công nghiệp là gì? Switch công nghiệp là gì?[/caption]

Switch công nghiệp hay tiếng Anh còn gọi là Industrial Ethernet Switch – IE Switch, ngoài ra chúng còn được gọi với tên gọi khác là thiết bị chuyển mạch công nghiệp (bộ chia mạng).

Switch công nghiệp có thiết kế mạnh mẽ, vỏ kim loại rắn chắc có thể đáp ứng nhiệt độ từ 0 – 75°C, đôi khi lên tới 85°C. Bên cạnh đó còn có khả năng chống rung shock và cháy nổ cực tốt. Thích hợp phục vụ cho các hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.

Xét về cơ bản thì Switch công nghệ cũng không khác nhiều so với switch thông thường, cũng giống như so sánh sự khác biệt giữa PC và IPC vậy. Nhưng điều nổi bật của chúng chính là tính bảo mật cao, cũng như các yêu cầu về thời gian thực trong điều khiển công nghiệp.

2. Các loại Switch công nghiệp

Đối với mỗi môi trường công nghiệp, những nhu cầu về kết nối hay chia sẻ và trao đổi dữ liệu ít nhiều cũng có sự khác nhau. Vì điều này mà Switch công nghiệp có đa dạng về chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dùng.

Dựa theo những tính chất cơ bản thì ta có thể chia chúng thành 3 loại:

  • Phân theo số cổng
  • Phân theo nhu cầu sử dụng
  • Phân theo nhà sản xuất

Nắm chắc được những ưu điểm riêng của từng loại sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thiết bị chuyển mạch công nghiệp.

2.1 Phân loại theo số cổng

Phân loại theo số cổng

Số lượng cổng của Switch công nghiệp khá đa dạng để đáp ứng cho số lượng user tại các xí nghiệp và các nhà máy. Một số loại phải kể đến như: switch công nghệ 4 cổng, 8 cổng, 16 cổng, 24 cổng, 48 cổng.

Loại Switch công nghiệp phổ biến nhất là loại 8 port.

2.2 Phân loại theo nhu cầu sử dụng

Dựa theo nhu cầu sử dụng thì Switch công nghiệp được chia thành 2 loại: Switch công nghiệp không được quản lý và Switch công nghiệp được quản lý.

  • Switch công nghiệp không được quản lý: các thiết bị chuyển mạch cho phép bạn kết nối các thiết bị đơn giản mà không cần cấu hình. Cùng với tính năng “plug-and-play” nghĩa là chỉ cần cắm và chạy. Chúng có chi phí phải chăng phù hợp cho nhu cầu sử dụng nhanh chóng, đơn giản.
  • Switch công nghiệp được quản lý: là thiết bị chuyển mạch làm việc với hiệu suất và độ bảo mật cao, cho phép người dùng theo dõi, giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống mạng. Mục đích là để cung cấp bảo mật cao hơn, linh hoạt và hoạt động tốt hơn so với Switch không được quản lý.
[caption id="attachment_5774" align="aligncenter" width="600"]Phân loại theo nhu cầu sử dụng Switch công nghiệp không được quản lý[/caption]

2.3 Phân loại theo nhà sản xuất

Một số thương hiệu hàng đầu được kể đến như: Cisco, PLANET, 3Onedata, D-Link, Siemens, Allied Telesis,…

Phân loại theo nhà sản xuất

3. Ưu điểm của Switch công nghiệp

Ưu điểm của Switch công nghiệp

Phù hợp với môi trường có dải nhiệt độ rộng

Switch công nghiệp sử dụng vỏ kim loại để tản nhiệt có thể chịu được sự thay đổi về nhiệt độ hay các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Với cấu tạo này chúng có thể hoạt động tốt trong môi trường có dải nhiệt độ từ -40 độ đến 85 độ.

Hiệu suất siêu chống nhiễu

Mức độ nhiễu cao sẽ gây ảnh hưởng đến các kết nối mạng, mà Switch công nghiệp có thể giải quyết được vấn đề chống nhiễu mạnh.

Ngoài ra chúng có thể chống sét, chống thấm nước, chống ăn mòn, chống giật, chống tĩnh điện...

Thiết kế nguồn điện dự phòng

Switch công nghiệp có thiết kế với nguồn dự phòng kép để tránh sự cố mất điện, hoạt động hiệu quả và tin cậy.

Thiết kế của Switch công nghiệp cho phép chúng cung cấp nhiều mô đun media có thể thay thế nóng và các đơn vị nguồn để cung cấp tính linh hoạt và tính sẵn sàng cao hơn.

Mạng ring nhanh, dự phòng nhanh

Switch công nghiệp có khả năng hình thành mạng dự phòng nhanh chóng, đáng tin cậy với thời gian tự phục hồi siêu nhanh dưới 50 mili giây.

Chúng có thể cung cấp khả năng khôi phục nhanh hơn từ một đường dẫn dữ liệu bị lỗi

Độ bền cao

Switch công nghiệp với kết cấu bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn trong công nghiệp có vòng đời hoạt động trong 10 năm hoặc hơn.

4. Sự khác nhau giữa Switch công nghiệp và Switch thường

Sự khác nhau giữa Switch công nghiệp và Switch thường
So sánh Switch công nghiệp Switch thường
Môi trường hoạt động Switch công nghiệp có thiết kế mạnh mẽ chống lại bụi bẩn, tiếng ồn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, sấm chớp,… Switch công nghiệp có thể hoạt động trong môi trường nhà xưởng, xí nghiệp, những nơi có môi trường sử dụng khắc nghiệt. Các thiết bị Switch thông thường được sử dụng phổ biến trong hệ thống mạng tại các văn phòng hay doanh nghiệp, nơi có môi trường làm việc dễ chịu.
Nhiệt độ làm việc Có thể hoạt động trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt, với dải nhiệt độ lớn trong khoảng từ -40 đến 85°C Switch thông thường chỉ hoạt động được trong môi trường nhiệt độ từ 0 đến 60°C.
Tuổi thọ của sản phẩm Các thiết bị switch công nghiệp có tuổi thọ lên tới 10 năm. Các thiết bị chuyển mạch thông thường chỉ có thể hoạt động bình thường từ 1,5 đến 3 năm trước khi bị lỗi.
Khả năng làm mát Switch công nghiệp, vì thường xuyên hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao nên các thiết bị chuyển mạch này hỗ trợ làm mát nhanh chóng bằng cách tản nhiệt thông qua thân vỏ. Các thiết bị Switch truyền thống thường được trang bị quạt tản nhiệt để hỗ trợ làm mát cho thiết bị
Bài viết trên đã tổng hợp lại những kiến thức cơ bản về Switch công nghiệp là gì? Cũng như sự khác nhau giữa chúng với switch thường để bạn dễ dàng so sánh và lựa chọn mua. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

>>> Xem thêm: Switch là gì? Tìm hiểu về switch

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

Tổng quan hệ thống Pick to light nhà kho thông minh

Hệ thống Pick to light là một trong những công nghệ hiện đại được sử dụng để nâng cao hiệu quả mô hình các nhà kho thông minh. Với sự nhanh nhẹn và chính xác, hệ thống Pick to light đã đem đến cho doanh nghiệp những giá trị to lớn. Cùng tìm hiểu về chúng nhé.

1. Hệ thống Pick to light là gì?

Hệ thống Pick to light là gì? Hệ thống Pick to light hay còn được gọi là hệ thống DPS (Digital Picking System), đây là một hệ thống kết hợp giữa máy tính và các modules phát tín hiệu ánh sáng nhằm hỗ trợ các quy trình trong các nhà kho. Hệ thống Pick to light hỗ trợ quy trình lấy hàng/nhặt hàng trong tất cả kho/xưởng dễ dàng hơn. Nhân viên chỉ việc di chuyển đến nơi mà các Modules đang sáng/nhấp nháy và pick đúng số lượng được hiển thị. Việc này giúp tiết kiệm tối đa thời gian tìm sản phẩm trong kho và tối giản các bước trong quy trình để tạo sự thuận lợi cho nhân viên vận hành, cắt giảm đi các chi phí không mong muốn như chi phí đào tạo, tổn thất do hàng bị trả về do sai sót trong soạn hàng,…

2. Thành phần chính của hệ thống Pick to light

Thành phần chính của hệ thống Pick to light Hệ thống Pick to light đã xuất hiện từ những năm 1990 và từ đó cho đến nay, công nghệ này đã có những bước phát triển nhanh chóng. Các thành phần chính của hệ thống Pick to light ngày nay là:
  • Các thiết bị đầu cuối chiếu sáng được đặt ở mọi vị trí lấy hàng (thường được gắn vào giá, kệ xếp hàng, bàn làm việc, giá đỡ pallet, băng chuyền,…), bao gồm 2 loại:
Các thiết bị đầu cuối chiếu sáng có dây truyền thống (để cấp nguồn và liên lạc với bộ điều khiển) có thể bao gồm nhiều đèn và màn hình LED chữ/số để chỉ ra số lượng cần chọn Thiết bị đầu cuối hiện đại – không dây kết nối qua WiFi thay vì cáp mạng, nhưng vẫn yêu cầu hệ thống dây điện, mặc dù một số nhà cung cấp đã sử dụng thiết bị đầu cuối đèn không dây chạy bằng pin.
  • Máy quét mã vạch để “trích dẫn” hoặc xác định các hộp hoặc hộp tương ứng với một đơn đặt hàng cụ thể
  • Các phần mềm Pick to light để quản lý các tín hiệu và yêu cầu. Ngoài ra, một số giải pháp Pick to light còn có khả năng kết nối với các hệ thống quản lý khác như WMS, ERP,…

3. Cách thức hoạt động của hệ thống Pick to light

Cách thức hoạt động của hệ thống Pick to light Về cơ bản, các thiết bị mô-đun ánh sáng sẽ được lắp đặt trên các giá đỡ, hoặc kệ hàng ở những vị trí cố định. Khi bắt đầu quy trình lấy hàng, phần mềm quản lý kho sẽ gửi thông tin các đơn hàng hay các phiếu yêu cầu xuất kho đến phần mềm Pick To Light được cài sẵn trên máy tính. Sau đó, phần mềm Pick To Light sẽ liên kết các số định danh ID của đèn, tương ứng với mã vị trí, mã hàng và số lượng tương ứng có trong phiếu yêu cầu xuất kho. Công nhân chỉ cần quét mã đơn hàng/phiếu yêu cầu xuất kho thì tất cả các vị trí đèn của hàng cần lấy sẽ sáng lên. Sau khi bấm nút xác nhận để hoàn tất việc lấy hàng tại 1 vị trí, dữ liệu tồn kho sẽ được cập nhật trực tiếp từ phần mềm Pick To Light lên hệ thống quản lý kho của khách hàng.

4. Ưu điểm của hệ thống Pick to light

Ưu điểm của hệ thống Pick to light Hầu hết các kho bãi cũng như nhà máy tại Việt Nam hiện vẫn sử dụng các công cụ để hỗ trợ nhặt hàng, soạn hàng như Handy terminal (handheld), nhiều nơi vẫn sử dụng list picking. Vốn dĩ các cách làm này vẫn hoạt động tương đối hiệu quả ở thời điểm trước, tuy nhiên với dòng chảy phát triển mạnh mẽ của tự động hóa và nhu cầu về tiến độ xuất nhập hàng cao hơn bao giờ hết (đặc biệt là với các ngành công nghiệp mới như E-Commerce), việc lệ thuộc vào các cách làm cũ dẫn tới nhiều yếu điểm như sau:
  • Dễ dẫn đến thiếu hụt nhân lực trong thời điểm đại dịch hoặc khi nhu cầu tăng cao trong dịp lễ, Tết.
  • Mất thời gian để đào tạo sử dụng và làm quen
  • Mất thời gian để sạc pin
  • Rủi ro rơi mất, thất lạc các thiết bị
  • Scan, đọc sai vị trí, loại sản phẩm. Bỏ qua line, bỏ qua bước (trong nhà máy)
Khắc phục các vấn đề trên, ưu điểm của Pick To Light là:
  • Dễ sử dụng, làm quen ngay tức thì
  • Giảm gấp đôi thời gian làm việc, tăng gấp đôi thời gian xử lý đơn hàng
  • Giảm chi phí cho nhân công
  • Linh hoạt trong việc thay đổi vị trí
  • Giảm hơn 10 lần khả năng xảy ra sai sót

5. Lợi ích của hệ thống Pick to light đem lại

Lợi ích của hệ thống Pick to light đem lại Việc áp dụng Pick to light vào quản lý nhà kho có thể thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về tiết kiệm chi phí và năng suất.
  • Tiết kiệm thời gian so với cách lấy hàng truyền thống khi phải dựa vào danh sách được lập và tốn thời gian và công sức khi đi lấy hàng ở từng nơi.
  • Nâng cao hiệu suất khi hệ thống lấy hàng kết nối trực tiếp với các giá chứa cho phép thu thập nhanh hơn và cập nhật theo thời gian thực, quy trình lấy hàng sẽ diễn ra nhanh chóng và chính xác.
  • Dễ đào tạo và sử dụng, với hệ thống Pick to light hiệu quả, bạn có thể cắt giảm thời gian training xuống còn 30-45 phút. Dễ dàng hơn so với cách lấy hàng truyền thống mất đến hàng giờ.
  • Pick to light cũng giúp các tổ chức hướng tới mục tiêu nhà kho không giấy tờ bằng việc hạn chế các thủ tục cần đến tài liệu giấy tờ như lập danh sách nhiệm vụ, checklist, danh sách đặc biệt,…
  • Bạn cũng có thể tích hợp pick-to light với hệ thống quản lý kho hiện có (WMS) , hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) , quản lý chuỗi cung ứng, hoặc các hệ thống máy chủ lưu trữ khác, để kiểm soát kho hàng tốt hơn.
  • Hơn nữa, các hệ thống pick-to-light tiên tiến hơn có thể tạo báo cáo tỷ lệ chọn , phân tích năng suất và các số liệu khác, đồng thời cũng giúp phân tích sự khác biệt về quy mô của khu vực làm việc, để tính đến nhu cầu về khối lượng lao động theo đơn đặt hàng.
>>> Xem thêm: Tổng quan về kho tự động AS/RS

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...