Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

HS code là gì? 6 nguyên tắc tra mã HS code

HS code là gì? 6 nguyên tắc tra mã HS code dưới đây sẽ cho bạn biết được cách tra mã chính xác, để áp dụng cho doanh nghiệp của bạn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hãy cùng đón xem nhé.

1. HS code là gì?

HS code được kết hợp từ hai “Harmonized Commodity Description” và “Coding System”. Tên tiếng Việt còn được gọi là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”.

Mã HS code được dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng trên toàn thế giới. Mã HS code tuân theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.

Cơ quan hải quan sẽ dựa vào mã số này để áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp. Đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Mục tiêu của mã HS code:

  • Phân loại hàng hóa có hệ thống
  • Thống nhất mã số áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa đối với mọi quốc gia.
  • Thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan.
  • Đơn giản hóa công việc cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán cho các hiệp ước thương mại, áp dụng các hiệp ước giữa cơ quan hải quan các nước.
HS code là gì?

2. Ví dụ về HS code

Ví dụ:  “vật đội trên đầu che nắng”, người miền Bắc sẽ gọi là “mũ” và người miền Nam gọi là “nón”, còn đối với người Mỹ thì gọi nó là “Hat”. Để các hợp đồng thương mại không phải vướng vào vấn đề chơi chữ mà luật không thể xử được, người ta sẽ thống nhất một còn số làm mã cho nhóm hàng “vật đội trên đầu che nắng”.

Nhưng trong nhóm này sẽ còn chia thành nhiều mã khác cho các nhóm như: nón thời trang, nón bảo hiểm cho công nhân, nón bảo hiểm khi lái xe,... Một vài mã tham khảo:

  • Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy có mã HS code 65061010.
  • Mũ bảo hộ có mã HS code 65061020.

Hai mã này cùng chương 65 và nhóm 06, phân nhóm 10. 2 ví dụ trên về mã HS Code giúp cho phân loại tên gọi, tính chất, tác dụng và vật liệu làm ra sản phẩm khác nhau.

Ví dụ về HS code

3. Cấu trúc mã HS code

HS code là tập hợp các chữ số được đặt liền kề nhau. Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng loại HS code gồm 8 chữ số. Tuy nhiên ở một vài quốc gia khác nó có thể lên đến 10, 12 số.

Để hài hòa giữa các quốc fia, mã HS của các bên phải sử dụng ít nhất từ 4 đến 6 chữ số đầu tiên theo quy tắc quốc tế, tuy nhiên nhưng có thể tự do áp dụng tự do các số phí sau để phù hợp với tình hình mỗi nước.

Hàng năm bên Hải quan sẽ tiến hành cập nhật và bổ sung các biểu thuế gồm tên gọi, mã HS, thuế suất tương ứng. Vì vậy các doanh nghiệp hoặc cá nhân có những lô hàng xuất nhập khẩu phải tham khảo thường xuyên để áp HS code chính xác cho sản phẩm của mình.

Cấu trúc của mã HS Việt Nam (Dựa trên biểu thuế):

Một mã HS tiêu biểu của Việt nam gồm có 8 chữ số, xét từ trái qua phải, ta có thể chí thành 4 phần khác nhau, mỗi phần gồm 2 chữ số tương ứng với:

Phần -> Chương -> Nhóm -> Phân nhóm -> Phân nhóm phụ

  • Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 phần, mỗi phần đều có chú giải phần.
  • Chương (2 số đầu tiên) Gồm có 98 chương, mỗi chương đều có chú giải chương
  • Nhóm (2 số tiếp theo): Các sản phẩm được chia thành các nhóm vì có đặc điểm chung
  • Phân nhóm (2 số tiếp theo): Các nhóm lớn được chia thành các nhóm nhỏ hơn theo thuộc tính riêng
  • Phân nhóm phụ (2 số cuối cùng): Mỗi quốc gia quy định riêng phân nhóm phụ tùy mức độ cụ thể của sản phẩm
Cấu trúc mã HS code

4. 6 nguyên tắc được sử dụng để tra mã HS

Quy tắc 1

Nội dung của quy tắc 1 sẽ bao gồm các ý sau:

  • Tên của phần, chương và phân chương mang tính khái quát.
  • Các yếu tố phân loại theo nội dung cụ thể của từng nhóm.

Nếu dựa vào 2 gạch đầu dòng trên mà vẫn chưa phân loại được nhóm hàng thì sẽ áp dụng các quy tắc tiếp theo.

Quy tắc 2

  • Quy tắc 2a: quy tắc này phân loại hàng hóa theo một nhóm hàng nhất định. Dựa vào tính chất hàng hóa ở dạng hoàn thiện hoặc chưa hoàn thiện.
  • Quy tắc 2b: nguyên liệu hoặc chất được phân loại trong nhóm nào đó thì chất hay hỗn hợp chất của nguyên liệu đó cũng thuộc nhóm đó.

Quy tắc 3

  • Quy tắc 3a: các nhóm cụ thể sẽ được ưu tiên hơn những nhóm mô tả khái quát. Nếu có hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan một phần nguyên liệu chứa trong hàng hóa là hỗn hợp thì những nhóm này thể hiện đặc trưng ngang nhau về hàng hóa.
  • Quy tắc 3b: là hàng hóa hỗn hợp gồm nhiều nguyên liệu khác nhau mà không phân loại được theo quy tắc 3a. Có thể phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành.
  • Quy tắc 3c: Phân loại nguyên liệu theo thứ tự đánh số trong nhóm tương đương.

Quy tắc 4

Hàng hóa không phân loại được theo quy tắc trên có thể phân vào nhóm có đặc tính giống chúng nhất.

Quy tắc 5

  • Quy tắc 5a: các loại bao đựng hàng hóa như bao đựng máy ảnh, nhạc cụ, bao súng, dụng cụ vẽ được phân loại theo cùng với sản phẩm bên trong.
  • Quy tắc 5b: bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa khi bao bì thuộc loại phổ biến trên thị trường.

Quy tắc 6

Để phân loại hàng hóa đảm bảo sự chính xác nhất và hàng hóa cần xác định nội dung phân nhóm và chú giải rõ ràng. Trong điều kiện đảm bảo phân nhóm cần cùng cấp độ để so sánh và áp dụng sao cho phù hợp với thực tế.

6 nguyên tắc được sử dụng để tra mã HS

>>> Xem thêm: Quy trình quản lý kho bằng mã vạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...