Quản lý doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả cần phải chú trọng đến 5 khía cạnh chính. Vậy 5 khía cạnh đó bao gồm những gì, hãy cùng đi sâu hơn để tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Quản lý doanh nghiệp là gì?
Quản lý doanh nghiệp là việc sử dụng những phương pháp để hoạch định, tổ chức, kiểm tra – giám sát và điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp.
Bất kỳ hoạt động nào dù là quản lý doanh nghiệp hay cơ quan nào khác thì đây cũng là một quá trình phức tạp và quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tổ chức đó.
Có thể hiểu đơn giản hơ n thì quản lý doanh nghiệp là quá trình làm việc cùng với các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác bao gồm thiêt bị, vốn, công nghệ,… để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Những mục tiêu đó có thể là mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu thương hiệu,…
2. Tại sao cần quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Quản lý doanh nghiệp là một kỹ năng không thể thiếu được từ một người lãnh đạo. Quản lý doanh nghiệp hiệu qua là cách cải thiện năng lực cạnh tranh và tăng danh tiếng cho công ty bền vững nhất.
Dưới đây là những lợi ích cụ thể khi quản lý doanh nghiệp hiệu quả:
Đối với tổng thể doanh nghiệp
- Kiểm soát được các rủi ro về chất lượng và tài chính.
- Quản lý, kiểm soát được tất cả nguồn lực của công ty.
- Đảm bảo mục tiêu và chiến lược được triển khai thực thi thực thi hiệu quả.
Đối với nhà lãnh đạo
- Theo dõi, đo lường kết quả của các chiến lược và mục tiêu.
- Có thời gian để tập trung hơn vào việc hoạch định chiến lược.
- Có đủ dữ liệu nhanh chóng và chính xác để ra quyết định.
Đối với cấp quản lý
- Đưa ra được các chiến lược phù hợp với từng mục tiêu công việc, dự án.
- Nắm rõ chức năng và quyền hạn để thực hiện tốt công tác quản lý
Đối với nhân viên
- Giúp tăng năng suất khi thực hiện công việc theo quy trình và giảm sai sót trong quá trình làm việc.
- Hiểu rõ lộ trình phát triển để động lực phấn đấu.
- Được phát huy năng lực, điểm mạnh của bản thân trong môi trường làm việc.
3. Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Để quản lý doanh nghiệp thông minh và hiệu quả, thì dưới đây là 5 khía cạnh mà doanh nghiệp nên lưu ý
Quản lý kế hoạch
Quản lý kế hoạch gồm có ba yếu tố chính là mục tiêu, nguồn lực và mối quan hệ phù hợp giữa hai yếu tố này. Mục tiêu của doanh nghiệp là cơ sở để quản lý kế hoạch và nguồn lực, nhân lực là điều kiện để thực hiện mục tiêu. Cách tốt nhất để thực hiện được kế hoạch là sử dụng tài nguyên.
Mối quan hệ của hai yếu tố này được xem là tiêu chuẩn để đo lường chất lượng của phương pháp quản lý theo kế hoạch. Yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm là nguồn lực có hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra không?
Quản lý quy trình
Để nâng cao quản lý doanh nghiệp thì quy trình là chìa khóa giải mã cho chúng. Nhưng muốn hiện thực hóa được quy trình bắt buộc phải thay đổi được các thói quen truyền thống như:
- Phá vỡ các định hướng tư lợi để tránh ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và làm việc của các bộ phận, nhân viên.
- Rèn luyện tư cách tư duy hệ thống, đáp ứng yêu cầu công việc về thời gian, không để một bộ phận trễ nại kéo theo nhiều bộ phận khác.
- Hình thành định hướng hiệu suất để thúc đẩy từng nhân viên và quan tâm đến các đề xuất mới để hoàn thiện hơn.
Quản lý tổ chức
Trong quản lý thì quyền lực và trách niệm là hai khái niệm cần được cân bằng. Chỉ cần một bên nặng hơn thì cục diện sẽ thay đổi. Dưới đây là 4 nguyên tắc cơ bản mà nhiều doanh nghiệp nên lưu ý:
- Thứ nhất: thống nhất sự chỉ huy khi một người chỉ huy khi một người chỉ có thể có một người giám sát trực tiếp.
- Thứ hai: phạm vi quản lý chỉ nên trong khoảng 5-6 người.
- Thứ ba: phân công lao động được thực hiện theo quyền hạn, trách nhiệm và chuyên môn hoá.
- Thứ tư: quản lý tổ chức tốt cần có bộ phận hóa – tập trung nhân viên cùng chuyên môn, do một người quản lý lãnh đạo và điều phối.
Quản lý chiến lược
Một doanh nghiệp cần có 3 đặc điểm cơ bản như sau để nâng cao được năng lực cạnh tranh: tiềm năng gia nhập thị trường đa dạng; có khả năng khó đối với các đối thủ cạnh tranh; cung cấp giá trị mà khách hàng mong muốn.
Quản lý quản lý chiến lược là một nỗ lực quản lý để đạt được năng lực cạnh tranh cốt lõi. Bằng cách củng cố và làm nổi bật những lợi thế ưu việt, kết hợp với hệ thống kiến thức – kỹ năng, một doanh nghiệp mới đạt được vị thế cao.
Quản lý văn hóa
Phương pháp quản lý doanh nghiệp qua xây dựng văn hóa sẽ giúp tạo nên những đặc trưng bản chất của công ty. Sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp thường được thể hiện qua văn hóa doanh nhân (người lãnh đạo), văn hóa đoàn đội và văn hóa cạnh tranh. Vì vậy, quản lý văn hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi liên tục để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển.
>>> Xem thêm: 5 phương pháp Supply Chain Analytics trong doanh nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét