Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

MBO là gì? Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO

MBO là gì? Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO có vai trò như thế nào? Những ưu điểm và nhược điểm của nó có ảnh hiện đến tổng thể hay không? Hãy cùng qua bài viết này để đi tìm hiểu sâu hơn về MBO là gì? nhé.

1. MBO là gì?

MBO (Management By Objectives) có nghĩa là mô hình quản lý theo mục tiêu bằng cách xác định mục tiêu cao nhất. Sau đó xác định các mục tiêu nhỏ hơn, thời gian hoàn thành ngắn hơn để đạt được mục tiêu chung.

Hay nói các khác thì MBO là cách dùng để đo lường và thực hiện những kế hoạch để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Ngoài ra MBO còn được gọi với nhiều tên gọi khác như:

  • Quản trị theo kết quả (Management of results)
  • Quản trị mục tiêu (Goals management)
  • hoạch định và kiểm soát công việc (Work planning and review)
  • Mục tiêu và kiểm soát (Goals and control)…
MBO là gì?

2. Đặc điểm của mô hình MBO

Mô hình MBO là giải pháp quản trị mang đến hiệu quả cao cho các doanh nghiệp khi áp dụng, từ các đội nhóm nhỏ đến các hệ thống.

Ưu điểm của MBO:

  • Cho phép cấp dưới và các bộ phận nhỏ hơn có thể chủ động sáng tạo để đạt được mục tiêu ở mức cao nhất.
  • Doanh nghiệp có thể chủ động, không bị phụ thuộc vào từng chi tiết, bộ phận. Giảm tác động của các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến hệ thống vận hành.
  • Việc lãnh đạo theo hướng công bằng, minh bạch; đánh giá đúng năng lực của từng bộ phận và nhân viên trong công ty.
  • Tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn cho lãnh đạo công ty với sự chủ động của nhân viên để đạt được mục tiêu cá nhân.

Nhược điểm của mô hình MBO mang lại:

  • Quản lý theo mục tiêu có thể dẫn đến sai phạm; sai lầm do không có quy chuẩn đánh giá riêng mà đánh giá dựa trên kết quả, mục tiêu.
  • Tính tập trung của nhân viên không được đảm bảo thường xuyên.
  • Mô hình khó xây dựng, quản lý một cách chuẩn nhất. Khó khăn trong việc quản trị mô hình cụ thể của doanh nghiệp.
  • Việc quản lý các chi phí nhân viên không đồng nhất, gây khó khăn có người quản lý.
  • Hệ thống quản lý MBO yêu cầu năng lực chuyên môn cao. Người quản lý hệ thống cần có năng lực và trách nhiệm.
Đặc điểm của mô hình MBO

3. Vai trò của MBO đối với doanh nghiệp

Tuy mô hình quản trị MBO vẫn còn nhiều nhược điểm nhưng cũng không thể phủ nhận được những lợi ích và vai trò của MBO đối với doanh nghiệp.

Trong đó phải nói đến những lợi ích sau:

  • MBO giúp người lãnh đạo suy nghĩ đến kết quả và giải pháp để đạt được mục tiêu mong muốn. Yêu cầu người quản lý không ngừng lập kế hoạch, điều chỉnh để phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.
  • MBO nâng cao năng lực công tác, điều hành, vận hành của toàn bộ hệ thống từ lãnh đạo đến nhân viên. Yêu cầu mỗi cá nhân hiểu rõ được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong toàn bộ hệ thống, để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp.
  • Tạo sự đoàn kết, kết nối của toàn bộ các thành viên trong công ty. Thông qua mục tiêu hướng đến, cam kết để đạt được kết quả riêng, hướng đến mục tiêu chung.
  • Việc đánh giá năng lực của các nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp được thực hiện công bằng, minh bạch. Dựa trên việc đánh giá kết quả của từng bộ phận.
  • MBO là quá trình quản lý mục tiêu, với mục tiêu đề ra, yêu cầu đội nhóm, nhân viên cần sáng tạo linh hoạt. Thúc đẩy nâng cao năng lực nhân sự, khả năng quản lý độ ngũ.
Vai trò của MBO đối với doanh nghiệp

4. Quy trình quản lý theo mục tiêu MBO là gì?

Xác định mục tiêu doanh nghiệp

Đầu tiên phả xác định được các mục tiêu của doanh nghiệp, ở đây chia thành 2 loại:

  • Mục tiêu dài hạn: như tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển của tổ chức.
  • Mục tiêu ngắn hạn: do người giám sát đặt ra chỉ là tạm thời và dựa trên những quan sát, đánh giá về những gì công ty phải đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.

Xác định mục tiêu nhân viên

Điều này được thực hiện bởi người quản lý. Sau khi nắm được bản tóm tắt về kế hoạch, chiến lược và mục tiêu tổng thể sẽ làm việc với cấp dưới để phát triển các mục tiêu riêng cho từng vị trí.

Khi xác định mục tiêu của nhân viên, hãy chú ý đến việc áp dụng nguyên tắc 80/20, tập trung xác định 20% mục tiêu chính quyết định 80% còn lại.

Giám sát hiệu suất cùng tiến độ

Mỗi cá nhân hay một nhóm, một bộ phận thực hiện tốt các trách nhiệm của bản thân là cách nhanh nhất để đạt được các mục tiêu phát triển. Vì vậy, việc theo dõi kỹ lưỡng tiến độ, hiệu suất và sự tiến bộ của nhân viên là vô cùng quan trọng.

Hiện nay có nhiều công cụ quản lý công việc giúp các nhà quản lý giám sát chặt chẽ việc thực hiện và tiến độ của từng mục tiêu công việc gắn với từng nhân viên.

Đánh giá hiệu suất công việc

Trong khuôn khổ của MBO, đánh giá hoạt động nên được thực hiện một cách thường xuyên với sự tham gia của ban lãnh đạo và các cấp quản lý liên quan.

Cung cấp phản hồi về kết quả

Việc phản hồi kết quả liên tục là bước quan trọng nhất giúp nhân viên xác định điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh kế hoạch làm việc.

Phản hồi liên tục có thể được bổ sung thông qua các cuộc họp đánh giá thường xuyên, nơi người quản lý và cấp dưới thảo luận về tiến độ và các vấn đề trong việc đạt được mục tiêu. Điều này cung cấp nhiều gợi ý để cải thiện đường lối thực thi.

Ghi nhận kết quả đạt được

Đây là bước đo lường và lập hồ sơ thành công của nhân viên trong tổ chức MBO. Ở bước này, người quản lý ngoài việc ghi nhận và đánh giá kết quả công việc, khen thưởng nhân viên đạt được mục tiêu, đồng thời đưa ra các chính sách và hoạt động khuyến khích, động viên, khích lệ tinh thần.

Quy trình quản lý theo mục tiêu MBO là gì?

>>> Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...