Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Cảm biến mực nước là gì? Phân loại và cách chọn sensor mực nước

Cảm biến mực nước là tên gọi chung dành cho các loại cảm biến dùng để đo chất lỏng. Từ khi có sự xuất hiện của cảm biến mực nước thay thế cho phương pháp đo truyền thống, đời sống sinh hoạt đến công nghiệp trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian nhiều hơn so với trước đây.

1. Cảm biến mực nước là gì?

Cảm biến mực nước hay còn gọi là sensor mực nước, đây là một thiết bị chuyên dụng dùng để đo lường các loại chất lỏng như nước, nước thải, các chất lỏng trong công nghiệp.

Ngày xưa để đo mực nước, chúng ta phải sử dlụng những phương pháp thôh

sơ như những đường ống dài. Từ lúc cảm biến mực nước xuất hiện thì công việc đo lường này cũng trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

Phạm vi sử dụng của loại sensor này khá rộng rãi, có thể đo lường các loại chất lỏng như nước, nước ngọt, nước thải, nước sinh hoạt,… Thậm chí sensor mực nước còn có thể đo những chất lỏng đặc biệt hơn như chất hóa học, các loại axit, chất độc hại của ngành công nghiệp chế tạo vật liệu,…

Ở trong đời sống hàng ngày cảm biến đo mực nước được dùng cho các loại máy bơm tự động, đồng hồ đo xăng,... Trong công nghiệp thì cảm biến mức nước còn có khả năng đo lường từ xa cho các silo, bể chứa lớn,…

Cảm biến mực nước là gì?

2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước

Dựa vào dung dịch chất lỏng và môi trường sử dụng mà mỗi loại cảm biến mực nước sẽ có những nguyên lý hoạt động khác nhau. Để giúp các bạn dễ hiểu hơn, thì ta sẽ chia nguyên lý này thành 2 loại chính như sau:

Cảm biến đo mức nước tiếp xúc

Cảm biến đo mức nước tiếp xúc là thiết bị cảm ứng tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần đo. Loại cảm biến này được sử dụng phổ biến ở những hệ thống cấp nước sạch ở trong khu dân cư, khu sản xuất, bồn phòng cháy chữa cháy.

Nhược điểm của nguyên lý này là độ chính xác của chúng không tuyệt đối. Đại diện cho loại này chính là cảm biến dạng que, cảm biến điện dung,…

Lấy ví dụ cho nguyên lý ta cùng xem cách đo mực nước của cảm biến dạng que:

  • Với cấu trúc gồm 3 que cơ bản lần lượt là: 1 que đo mức thấp, 1 que đo mức cao và 1 que để so sánh.
  • Khi mực nước lên cao thì bạn so sánh que đo mức cao với que chuẩn, dựa vào kết quả nhận được về bộ hiển thị máy bơm sẽ được điều khiển ngắt bơm.
  • Ngược lại, khi mực nước xuống thấp thì bạn so sánh que đo mức thấp với que chuẩn và máy bơm sẽ nhận tín hiệu để bơm thêm nước.
Cảm biến đo mức nước tiếp xúc

Cảm biến đo mức nước không tiếp xúc

Khác với loại cảm biến trên thì cảm biến đo mức nước không tiếp xúc khi hoạt động sẽ không cần tiếp xúc với môi trường hoặc đối tượng cần đo mà vẫn có thể đưa ra được kết quả nhanh và chính xác.

Những loại cảm biến này có giá thành khá là cao, đại diện cho loại cảm biến này chính là cảm biến siêu âm và cảm biến radar,… Được sử dụng để đo ở các kênh, bồn, silo chứa hở và đặc biệt trong các môi trường không có nhiệt độ hay áp suất cao.

Ví dụ về nguyên lý hoạt động của cảm biến đo mức nước không tiếp xúc:

  • Cảm biến siêu âm hoạt động dựa vào sóng âm thanh và cơ chế thu phát. Tính khoảng cách bằng cách tính khoảng thời gian sóng âm truyền đi. Sau đó dội lại về phía đầu cảm biến.
Cảm biến đo mức nước không tiếp xúc

3. Phân loại các sensor mực nước cơ bản

Cảm biến mực nước dạng siêu âm

Đây là dòng cảm biến hiện đại và có giá thành cao nhất, được sử dụng cho nhiều loại chất lỏng khác nhau:

  • Các chất lỏng thông thường như nước, nước sinh hoạt, nước thải,…
  • Các chất hóa học độc hại như axit, chất dễ gây ăn mòn,…
  • Các nhiên liệu dễ bốc cháy như xăng, dầu,…

Loại cảm biến này hoạt động dựa vào nguyên lý thu phát sóng điện từ, sóng điện từ lan truyền trong môi trường chất lỏng chạm vào bề mặt chất lỏng cần đó và phản xạ lại cảm biến. Sau đó cảm biến bắt đầu tính toán cho ra được mức chất lỏng còn lại trong bể chứa.

Cảm biến mực nước dạng siêu âm  

Cảm biến đo mức nước dạng điện dung

Dòng cảm biến đo mức nước điện dung hoạt động đo mực nước liên tục thông qua cảm biến được lắp từ đỉnh đến đáy của thùng chứa, bể chứa.

Thế mạnh của loại cảm biến này là đo chất lỏng lẫn chất rắn dạng bột hoặc dạng hạt. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng trong môi trường có chất ăn mòn thì cần đặt loại có lớp bảo vệ.

Cảm biến điện dung có cấu tạo gồm 1 que điện cực gắn trong ổng, phần ống được nhứng vào trong lòng các thùng chứa, bể chứa. Cảm biến bao gồm que điện cực electrode và vỏ điện từ được gắn vào cáp, phần điện tử chuyển đổi công suất thành tín hiệu dòng hoặc điện áp.

Cảm biến mực nước dạng thủy tĩnh

Dạng cảm biến này dùng để đo mực nước trong các bể chứa, bồn chứa có quy mô vừa và nhỏ để do l lường chất lỏng bình thường như nước, nước sinh hoạt.

Giống như cảm biến điện dung thì cảm biến dạng thủy tĩnh cũng cần thả dây cảm biến từ đỉnh đến đáy của thùng chứa. Với kết cấu rườm rà, thùng chứa cao bao nhiêu thì phải đặt chiều dài dây cảm biến bấy nhiêu.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến dạng thủy tĩnh là dựa trên sự thay đổi của áp suất thông qua sự thay đổi của mực nước. Theo như công thức đã được học là cứ xuống sâu 10m nước thì áp suất sẽ tăng lên 1 bar.

Cảm biến mực nước dạng thủy tĩnh

Cảm biến mực nước dạng xoay

Đây là dòng cảm biến báo đầy cạn chuyên dụng có thể đo lường mức nước hay mức chất rắn dạng bột mịn hoặc dạng hạt.

Với kết cấu nhỏ gọn, trong quá trình hoạt động cảm biến sẽ xoay với vận tốc không đổi. Nhưng khi mực chất lỏng hay chất rắn chạm vào cánh xoay thì cảm biến sẽ ngừng xoay và đưa về tín hiệu để báo mức một cách nhanh chóng.

Cảm biến mực nước dạng xoay

Cảm biến đo mức dạng rung

Tương tự với cảm biến đo mức dạng xoay đây cũng là dòng báo đầy báo bạn, có nguyên lý hoạt động tương đương và có cả cách thức lắp đặt gần giống với nhau.

Trong quá trình hoạt động cảm biến sẽ rung theo tần số cố định. Khi nạp chất lỏng hay chất rắn vào thùng chứa sẽ chạm vào cảm biến làm thay đổi tần số rung và từ đó sẽ báo đầy và báo cạn cho chúng ta biết.

Cảm biến đo mức dạng rung

4. Cách chọn sensor mực nước cần chú ý

Trước thị trường cảm biến đo mực nước đa dạng và phong phú, lựa chọn của người dùng cũng trở nên khó khăn hơn. Để chọn được loại cảm ứng phù hợp bạn cần chú ý đến những yếu tố dưới đây:

Môi chất cần đo

Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự chính xác của kết qủa đo và lâu dài ảnh hưởng đến tuổi thọ của cảm biến.

Một gợi ý cho các bạn, đối với môi trường có chất độc hại hoặc ăn mòn nên chọn loại cảm ứng không cần tiếp xúc trực tiếp.

Độ chính xác của cảm biến mức nước

Độ chính xác của cảm biến hay còn gọi là “sai số”. Người dùng thường hay bỏ quên sai số của cảm biến mực nước bởi giá thành.

Tuy nhiên, giá thành của cảm biến mức nước lại bị ảnh hưởng nhiều bởi sai số của cảm biến. Sai số càng thấp thì cảm biến đo mức nước sẽ càng cao và ngược lại.

Chức năng hiển thị có cần thiết

Ngoài chức năng hiển thị thì màn hình cũng chính là một nơi để hiệu chỉnh cảm biến đo chính xác theo điều kiện thực tế.

Một cảm biến mực nước công nghiệp có thế có hoặc không có chức năng hiển thị mức nước ngay trên thiết bị. Tuy nhiên một cảm biến mực nước có hiển thị dùng thì lúc nào cũng thích hơn so với cảm biến không hiển thị.

Khoảng cách đo mực nước

Cần biết chính xác khoảng cách cần đo dù, dù bạn sử dụng cảm biến mực nước không tiếp xúc. Chọn đúng khoảng cách đo hay độ sâu cần đo giúp chúng ta tiết kiệm chi phí và đo mực nước chính xác hơn.

Cách chọn sensor mực nước cần chú ý

>>> Xem thêm: Sensor là gì? Tổng quan về các loại cảm biến thông dụng

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

MBO là gì? Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO

MBO là gì? Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO có vai trò như thế nào? Những ưu điểm và nhược điểm của nó có ảnh hiện đến tổng thể hay không? Hãy cùng qua bài viết này để đi tìm hiểu sâu hơn về MBO là gì? nhé.

1. MBO là gì?

MBO (Management By Objectives) có nghĩa là mô hình quản lý theo mục tiêu bằng cách xác định mục tiêu cao nhất. Sau đó xác định các mục tiêu nhỏ hơn, thời gian hoàn thành ngắn hơn để đạt được mục tiêu chung.

Hay nói các khác thì MBO là cách dùng để đo lường và thực hiện những kế hoạch để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Ngoài ra MBO còn được gọi với nhiều tên gọi khác như:

  • Quản trị theo kết quả (Management of results)
  • Quản trị mục tiêu (Goals management)
  • hoạch định và kiểm soát công việc (Work planning and review)
  • Mục tiêu và kiểm soát (Goals and control)…
MBO là gì?

2. Đặc điểm của mô hình MBO

Mô hình MBO là giải pháp quản trị mang đến hiệu quả cao cho các doanh nghiệp khi áp dụng, từ các đội nhóm nhỏ đến các hệ thống.

Ưu điểm của MBO:

  • Cho phép cấp dưới và các bộ phận nhỏ hơn có thể chủ động sáng tạo để đạt được mục tiêu ở mức cao nhất.
  • Doanh nghiệp có thể chủ động, không bị phụ thuộc vào từng chi tiết, bộ phận. Giảm tác động của các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến hệ thống vận hành.
  • Việc lãnh đạo theo hướng công bằng, minh bạch; đánh giá đúng năng lực của từng bộ phận và nhân viên trong công ty.
  • Tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn cho lãnh đạo công ty với sự chủ động của nhân viên để đạt được mục tiêu cá nhân.

Nhược điểm của mô hình MBO mang lại:

  • Quản lý theo mục tiêu có thể dẫn đến sai phạm; sai lầm do không có quy chuẩn đánh giá riêng mà đánh giá dựa trên kết quả, mục tiêu.
  • Tính tập trung của nhân viên không được đảm bảo thường xuyên.
  • Mô hình khó xây dựng, quản lý một cách chuẩn nhất. Khó khăn trong việc quản trị mô hình cụ thể của doanh nghiệp.
  • Việc quản lý các chi phí nhân viên không đồng nhất, gây khó khăn có người quản lý.
  • Hệ thống quản lý MBO yêu cầu năng lực chuyên môn cao. Người quản lý hệ thống cần có năng lực và trách nhiệm.
Đặc điểm của mô hình MBO

3. Vai trò của MBO đối với doanh nghiệp

Tuy mô hình quản trị MBO vẫn còn nhiều nhược điểm nhưng cũng không thể phủ nhận được những lợi ích và vai trò của MBO đối với doanh nghiệp.

Trong đó phải nói đến những lợi ích sau:

  • MBO giúp người lãnh đạo suy nghĩ đến kết quả và giải pháp để đạt được mục tiêu mong muốn. Yêu cầu người quản lý không ngừng lập kế hoạch, điều chỉnh để phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.
  • MBO nâng cao năng lực công tác, điều hành, vận hành của toàn bộ hệ thống từ lãnh đạo đến nhân viên. Yêu cầu mỗi cá nhân hiểu rõ được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong toàn bộ hệ thống, để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp.
  • Tạo sự đoàn kết, kết nối của toàn bộ các thành viên trong công ty. Thông qua mục tiêu hướng đến, cam kết để đạt được kết quả riêng, hướng đến mục tiêu chung.
  • Việc đánh giá năng lực của các nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp được thực hiện công bằng, minh bạch. Dựa trên việc đánh giá kết quả của từng bộ phận.
  • MBO là quá trình quản lý mục tiêu, với mục tiêu đề ra, yêu cầu đội nhóm, nhân viên cần sáng tạo linh hoạt. Thúc đẩy nâng cao năng lực nhân sự, khả năng quản lý độ ngũ.
Vai trò của MBO đối với doanh nghiệp

4. Quy trình quản lý theo mục tiêu MBO là gì?

Xác định mục tiêu doanh nghiệp

Đầu tiên phả xác định được các mục tiêu của doanh nghiệp, ở đây chia thành 2 loại:

  • Mục tiêu dài hạn: như tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển của tổ chức.
  • Mục tiêu ngắn hạn: do người giám sát đặt ra chỉ là tạm thời và dựa trên những quan sát, đánh giá về những gì công ty phải đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.

Xác định mục tiêu nhân viên

Điều này được thực hiện bởi người quản lý. Sau khi nắm được bản tóm tắt về kế hoạch, chiến lược và mục tiêu tổng thể sẽ làm việc với cấp dưới để phát triển các mục tiêu riêng cho từng vị trí.

Khi xác định mục tiêu của nhân viên, hãy chú ý đến việc áp dụng nguyên tắc 80/20, tập trung xác định 20% mục tiêu chính quyết định 80% còn lại.

Giám sát hiệu suất cùng tiến độ

Mỗi cá nhân hay một nhóm, một bộ phận thực hiện tốt các trách nhiệm của bản thân là cách nhanh nhất để đạt được các mục tiêu phát triển. Vì vậy, việc theo dõi kỹ lưỡng tiến độ, hiệu suất và sự tiến bộ của nhân viên là vô cùng quan trọng.

Hiện nay có nhiều công cụ quản lý công việc giúp các nhà quản lý giám sát chặt chẽ việc thực hiện và tiến độ của từng mục tiêu công việc gắn với từng nhân viên.

Đánh giá hiệu suất công việc

Trong khuôn khổ của MBO, đánh giá hoạt động nên được thực hiện một cách thường xuyên với sự tham gia của ban lãnh đạo và các cấp quản lý liên quan.

Cung cấp phản hồi về kết quả

Việc phản hồi kết quả liên tục là bước quan trọng nhất giúp nhân viên xác định điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh kế hoạch làm việc.

Phản hồi liên tục có thể được bổ sung thông qua các cuộc họp đánh giá thường xuyên, nơi người quản lý và cấp dưới thảo luận về tiến độ và các vấn đề trong việc đạt được mục tiêu. Điều này cung cấp nhiều gợi ý để cải thiện đường lối thực thi.

Ghi nhận kết quả đạt được

Đây là bước đo lường và lập hồ sơ thành công của nhân viên trong tổ chức MBO. Ở bước này, người quản lý ngoài việc ghi nhận và đánh giá kết quả công việc, khen thưởng nhân viên đạt được mục tiêu, đồng thời đưa ra các chính sách và hoạt động khuyến khích, động viên, khích lệ tinh thần.

Quy trình quản lý theo mục tiêu MBO là gì?

>>> Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

Quản lý doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả cần phải chú trọng đến 5 khía cạnh chính. Vậy 5 khía cạnh đó bao gồm những gì, hãy cùng đi sâu hơn để tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Quản lý doanh nghiệp là gì?

Quản lý doanh nghiệp là việc sử dụng những phương pháp để hoạch định, tổ chức, kiểm tra – giám sát và điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp.

Bất kỳ hoạt động nào dù là quản lý doanh nghiệp hay cơ quan nào khác thì đây cũng là một quá trình phức tạp và quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tổ chức đó.

Có thể hiểu đơn giản hơ n thì quản lý doanh nghiệp là quá trình làm việc cùng với các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác bao gồm thiêt bị, vốn, công nghệ,… để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Những mục tiêu đó có thể là mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu thương hiệu,…

Quản lý doanh nghiệp là gì?

2. Tại sao cần quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý doanh nghiệp là một kỹ năng không thể thiếu được từ một người lãnh đạo. Quản lý doanh nghiệp hiệu qua là cách cải thiện năng lực cạnh tranh và tăng danh tiếng cho công ty bền vững nhất.

Dưới đây là những lợi ích cụ thể khi quản lý doanh nghiệp hiệu quả:

Đối với tổng thể doanh nghiệp

  • Kiểm soát được các rủi ro về chất lượng và tài chính.
  • Quản lý, kiểm soát được tất cả nguồn lực của công ty.
  • Đảm bảo mục tiêu và chiến lược được triển khai thực thi thực thi hiệu quả.

Đối với nhà lãnh đạo

  • Theo dõi, đo lường kết quả của các chiến lược và mục tiêu.
  • Có thời gian để tập trung hơn vào việc hoạch định chiến lược.
  • Có đủ dữ liệu nhanh chóng và chính xác để ra quyết định.

Đối với cấp quản lý

  • Đưa ra được các chiến lược phù hợp với từng mục tiêu công việc, dự án.
  • Nắm rõ chức năng và quyền hạn để thực hiện tốt công tác quản lý

Đối với nhân viên

  • Giúp tăng năng suất khi thực hiện công việc theo quy trình và giảm sai sót trong quá trình làm việc.
  • Hiểu rõ lộ trình phát triển để động lực phấn đấu.
  • Được phát huy năng lực, điểm mạnh của bản thân trong môi trường làm việc.
Tại sao cần quản lý doanh nghiệp hiệu quả

3. Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Để quản lý doanh nghiệp thông minh và hiệu quả, thì dưới đây là 5 khía cạnh mà doanh nghiệp nên lưu ý

Quản lý kế hoạch

Quản lý kế hoạch gồm có ba yếu tố chính là mục tiêu, nguồn lực và mối quan hệ phù hợp giữa hai yếu tố này. Mục tiêu của doanh nghiệp là cơ sở để quản lý kế hoạch và nguồn lực, nhân lực là điều kiện để thực hiện mục tiêu. Cách tốt nhất để thực hiện được kế hoạch là sử dụng tài nguyên.

Mối quan hệ của hai yếu tố này được xem là tiêu chuẩn để đo lường chất lượng của phương pháp quản lý theo kế hoạch. Yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm là nguồn lực có hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra không?

Quản lý kế hoạch

Quản lý quy trình

Để nâng cao quản lý doanh nghiệp thì quy trình là chìa khóa giải mã cho chúng. Nhưng muốn hiện thực hóa được quy trình bắt buộc phải thay đổi được các thói quen truyền thống như:

  • Phá vỡ các định hướng tư lợi để tránh ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và làm việc của các bộ phận, nhân viên.
  • Rèn luyện tư cách tư duy hệ thống, đáp ứng yêu cầu công việc về thời gian, không để một bộ phận trễ nại kéo theo nhiều bộ phận khác.
  • Hình thành định hướng hiệu suất để thúc đẩy từng nhân viên và quan tâm đến các đề xuất mới để hoàn thiện hơn.
Quản lý quy trình

Quản lý tổ chức

Trong quản lý thì quyền lực và trách niệm là hai khái niệm cần được cân bằng. Chỉ cần một bên nặng hơn thì cục diện sẽ thay đổi. Dưới đây là 4 nguyên tắc cơ bản mà nhiều doanh nghiệp nên lưu ý:

  • Thứ nhất: thống nhất sự chỉ huy khi một người chỉ huy khi một người chỉ có thể có một người giám sát trực tiếp.
  • Thứ hai: phạm vi quản lý chỉ nên trong khoảng 5-6 người.
  • Thứ ba: phân công lao động được thực hiện theo quyền hạn, trách nhiệm và chuyên môn hoá.
  • Thứ tư: quản lý tổ chức tốt cần có bộ phận hóa – tập trung nhân viên cùng chuyên môn, do một người quản lý lãnh đạo và điều phối.
Quản lý tổ chức

Quản lý chiến lược

Một doanh nghiệp cần có 3 đặc điểm cơ bản như sau để nâng cao được năng lực cạnh tranh: tiềm năng gia nhập thị trường đa dạng; có khả năng khó đối với các đối thủ cạnh tranh; cung cấp giá trị mà khách hàng mong muốn.

Quản lý quản lý chiến lược là một nỗ lực quản lý để đạt được năng lực cạnh tranh cốt lõi. Bằng cách củng cố và làm nổi bật những lợi thế ưu việt, kết hợp với hệ thống kiến ​​thức – kỹ năng, một doanh nghiệp mới đạt được vị thế cao.

Quản lý chiến lược

Quản lý văn hóa

Phương pháp quản lý doanh nghiệp qua xây dựng văn hóa sẽ giúp tạo nên những đặc trưng bản chất của công ty. Sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp thường được thể hiện qua văn hóa doanh nhân (người lãnh đạo), văn hóa đoàn đội và văn hóa cạnh tranh. Vì vậy, quản lý văn hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi liên tục để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển.

Quản lý văn hóa

>>> Xem thêm: 5 phương pháp Supply Chain Analytics trong doanh nghiệp

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...