Cơ điện tử là gì? Dựa theo thực tế thì cơ điện tử là một khái niệm rất rộng trong đó được chia nhỏ thành nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Để các bạn đọc dễ dàng nắm bắt và hình dung hơn thì hãy cùng IAS tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
1. Cơ điện tử là gì?
Cơ điện tử hay kỹ thuật cơ điện tử là một nhánh kỹ thuật liên ngành chú trọng vào các ngành kỹ thuật điện tử và kỹ thuật cơ khí cũng như nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến robot học, điện tử học, kỹ thuật máy tính, viễn thông, kỹ thuật hệ thống, kỹ thuật điều khiển và Product engineering.
Mục tiêu của ngành kỹ thuật cơ khí nhằm tạo ra giải pháp thiết kế nhằm hợp nhất các phân ngành lại với nhau. Ban đầu, lĩnh vực nghiên cứu của cơ điện tử được dự định chỉ bao gồm sự kết hợp giữa cơ khí và điện tử.
Tuy nhiên, với tính phức tạp của các hệ thống công nghệ phát triển không ngừng, định nghĩa của ngành được mở rộng sang nhiều lĩnh vực công nghệ khác.
Nhiều người xem cơ điện tử là một từ thông dụng hiện đại đồng nghĩa với tự động hóa, robot học và kỹ thuật cơ điện (Electromechanical engineering).
Kỹ thuật cơ điện tử là một khái niệm được dùng phổ biến để mô tả về một lĩnh vực khoa học kỹ thuật liên ngành, nhưng vẫn chưa có một khái niệm nào được chấp nhận là đầy đủ khi nói về nó.
Nhưng xét về tính chung, phổ biến thì kỹ thuật cơ điện tử vẫn được cấu thành từ những ngành kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện và điện tử, kỹ thuật lập trình, cảm biến và truyền thông.
2. Tiềm năng phát triển của cơ điện tử
Cơ điện tử là một lĩnh vực công nghệ cao mà hiện nay đang có nhu cầu về nhân sự lớn, đặc biệt sau khi làn sóng công nghiệp 4.0 khi mà tự động hóa – robot đã trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay.
Nhiều nhà máy đang dần chuyển đổi mô hình sang sử dụng các hệ thống thông minh như người máy và nâng cấp các công nghệ cao, dây chuyền lắp ráp. Những giải pháp thông minh này đã mang giúp doanh nghiệp tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Tất cả ứng dụng trên đều yêu cầu cao về ỹ thuật cơ điện, từ đó kỹ thuật cơ điện đã dựa vào những nhu cầu này để phát triển. Trên thực tế, nhiều địa phương đã xác nhận “cơ điện tử” là một nghề cần ưu tiên cao với cơ hội việc làm mở rộng.
Công nghệ luôn tiến bộ không ngừng, tiềm năng phát triển của nó là vô hạn. Một số công việc, vị trí trước mắt hiện tại của cơ điện tử bạn có thể tham khảo:
- Tạo ra và tương tác với các loại robot tự động trong các dây chuyền của nhà máy cho hệ thống, dây chuyền của các sản phẩm gia công, thực phẩm, đồ uống.
- Cơ điện tử cũng có thể phụ trách các vấn đề liên quan đến máy bay không người lái, hệ thống điều khiển cho các chuyến đi trong công viên giải trí, phát triển nguyên mẫu,…
- Cơ điện tử cũng có thể làm việc với vai trò thiết kế và bảo trì thiết bị tự động trong các ngành nghề như sản xuất, hàng không, khai thác mỏ, robot, quốc phòng, vận tải,…
3. Học cơ điện tử ra thì làm gì?
Dưới đây là một số vị trí bạn có thể học trong ngành cơ điện tử, được các trường, các khóa học ngắn giảng dạy mà bạn có thể theo học:
- Kỹ sư thiết kế điện tử.
- Kỹ sư tự động hóa.
- Kỹ sư và kỹ thuật viên người máy.
- Kỹ sư thiết kế cơ khí.
- Kỹ sư thiết bị
- Kỹ sư phần mềm
- Kỹ sư thiết kế và xử lý sự cố hệ thống điều khiển.
Những lựa chọn trên đây đều là những ngành nghề tính đến hiện tại hay trong tương lai đều vẫn được ưa chuộng, luôn cần đến. Mà bạn sẽ không phải đắn đo môi trường này sẽ bị đào thải, hay khó xin việc.
Để dễ hình dung hơn, thì dưới đây là chi tiết theo từng lĩnh vực bạn có thể kham khảo:
Trong sản xuất hiện đại và công nghệ robot
Khi lựa chọn công việc này bạn sẽ có cơ hội làm việc cùng với những sản xuất công nghệ cao và robot.
Vai trò của bạn lúc này là xây dựng các giải pháp về tự động hóa để cải thiện chất lượng, số lượng và năng suất sản xuất. Bạn có trách nhiệm trong việc khắc phục và quản lý những sự cố liên quan đến robot, thiết bị điện và tự động hóa.
Trong dịch vụ viễn thông và thông tin
Ở lĩnh vực này bạn cần có trách nhiệm trong việc cài đặt, bảo trì, sửa chữa điện thoại di động, mạng máy tính, cáp quang, thiết bị truyền hình,…
Một vài vị trí bạn có thể chọn lựa như kỹ sự điện áp cao, kỹ thuật viên hiện trường, kỹ thuật viên mạng,…
Trong nông nghiệp, thực phẩm, lâm nghiệp
Đối với lĩnh vực nay bạn có thể đảm nhận vị trí trong quá trình vận hành và canh tác. Ví dụ như: thiết kế nhà kính để tăng sản lượng lương thực; thiết kế hệ thống tưới tiêu; sử dụng những nguyên tắc kỹ thuật đảm bảo tính bền vững của rừng.
Nghề cơ điện tử trong vận tải và Logistics
Những năm đổ lại đây thì lĩnh vực Logistics đã thu hút được nhiều bạn trẻ lựa chọn, đây là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nền kinh tế.
Khi tốt nghiệp cơ điện tử bạn cũng có thể tham gia vào nhiều vị trí trong chuỗi cung ứng, làm việc với máy móc, cơ sở hạ tầng máy tính, quy trình và thiết bị vận chuyển phức tạp,…
>>> Xem thêm:
Xu hướng phát triển Robot công nghiệp tự động hóa sản xuất hiện nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét