Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

Cách bố trí và thiết kế kho hàng cho doanh nghiệp

Cách bố trí và thiết kế kho hàng là những điều thiết yếu mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm hiện nay. Mô hình của mỗi kho sẽ có những đặc thù riêng khác nhau nhưng xét về nguyên tắc thì chúng đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định khi bố trí và thiết kế. 

Vậy cách bố trí và thiết kế kho hàng cho doanh nghiệp cần những gì thì hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây. 

1. Lý do cần bố trí và thiết kế kho hàng cho doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp hiện nay luôn phải đau đầu với vấn đề về số lượng hàng hóa. Với số lượng nhiều thì phải làm thế nào để vừa tiết kiệm được chi phí thuê kho bãi, mà vừa có thể dễ dàng vận hành kho.

Chính vì những lo lắng này mà các doanh nghiệp cần phải bố trí và thiết kế kho hàng bài bản, khoa học càng sớm sẽ càng tốt trong kinh doanh.

Vậy cụ thể thì tại sao các doanh nghiệp phải cần đến sự bố trí và thiết kế này?

  • Thứ nhất: với cùng một diện tích kho nhưng nếu bạn biết cách bố trí khoa học thì sẽ tận dụng được tối đa không gian của kho. Số lượng hàng hóa lưu trữ cũng tăng lên, hàng hóa hạn chế sự hư hỏng. Tiết kiệm được tối đa chi phí thuê thêm kho bãi.
  • Thứ hai: hàng hóa sắp xếp theo khoa học sẽ đi theo khu, theo loại hàng hóa, giúp quá trình tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn. Qúa trình vận hành bao gồm xuất, nhập hàng hóa, kiểm tra hàng hóa,… tiết kiệm được thời gian và công sức hơn.
  • Thứ ba: kho hàng sạch sẽ, hàng hóa gọn gàng sẽ không gây nguy hiểm cho người lao động và hàng hóa. Ngoài ra tính thẩm mỹ cũng được đánh giá cao hơn.
Cách bố trí và thiết kế kho

2. Sơ đồ kho được sử dụng phổ biến hiện nay

Trước khi xây dựng được nhà kho thông minh, bạn cần tìm hiểu về những sơ đồ kho phổ biến hiện nay để xem mình thích hợp với loại nhà kho như thế nào.

Hiện nay có 3 loại sơ đồ được sử dụng nhiều nhất là nhà kho hình chữ U, nhà kho hình chữ I, nhà kho hình chữ L.

Nhà kho hình chữ U

Sơ đồ nhà kho hình chữ U thích hợp đối với mọi không gian, dù diện tích lớn hoặc nhỏ. Đây được xem là mô hình phổ biến nhất hiện nay, hầu như những người mới bắt đầu làm kho đều lựa chọn theo sơ đồ này.

Thiết kế được xây dựng theo hình bán nguyệt, khu vực vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa được đặt hai bên song song, khu vực chính chính giữa dành để lưu trữ.

Ưu điểm lớn nhất của sơ đồ này là giữ cho luồng giao thông của kho hàng chính được tách biệt và sắp xếp hợp lý, giảm thiểu không gian có sẵn cần thiết.

Nhược điểm của sơ đồ này là tắc ngẽn sản xuất có thể xảy ra ở khu vực vận chuyển và nhận hàng hóa gần nhau.

Nhà kho hình chữ U  

Nhà kho hình chữ L

Nhà kho theo layout hình chữ L ít phổ biến nhất trong các loại, bởi cấu hình của nó khác thường và chỉ phù hợp với mô hình nhà xưởng hình chữ L.

Ở thiết kế này, khu vực bốc dỡ và tiếp nhận được bố trí ở một cạnh bên nhà kho, khu vực vận chuyển và lấy hàng sẽ nằm ở khu vực còn lại. Khu vực có diện tích rộng nhất được dùng để chứa sản phẩm và thường nằm ở trung gian.

Về ưu điểm thì nhà kho hình chữ L cũng giảm thiểu tắc nghẽn bằng cách tránh chuyển động qua lại và phân tách hiệu quả các sản phẩm với các xe hàng đến và đi ở hai phía đối diện.

Còn về nhược điểm thì nhà kho sơ đồ chữ L cần nhiều không gian để chạy dòng chảy này một cách hiệu quả.

Nhà kho hình chữ L

Nhà kho hình chữ I

Nhà kho theo sơ đồ chữ I thường được sử dụng bởi các tập đoàn lớn, những nhà kho có diện tích lớn, ưu tiên về chiều dài hoặc những kho hàng hoạt động theo nguyên tắc FIFO.

Thiết kế của sơ đồ này có dòng chảy thằng từ nhận hàng đến vận chuyển và ngược lại. Khu vực xếp dỡ hàng hóa ở một đầu và khu vực bốc dỡ hàng hóa ở đầu còn lại. Phía sau quầy xếp dỡ là nơi tiếp nhận, khu vực lưu kho, đóng gói và cuối cùng là vận chuyển.

Thiết kế này sử dụng toàn bộ chiều dài của nhà kho, các sản phẩm tương tự được tách biệt theo định dạng dây chuyền lắp ráp và giảm thiểu tối tắc nghẽn hàng hóa bằng cách tránh di chuyển qua lại.

Nhược điểm lớn nhất của sơ đồ này là nhà kho cần không gian bốc xếp tối ưu ở hai bên của nhà kho.

Nhà kho hình chữ I

3. Cách bố trí và thiết kế kho hàng cho doanh nghiệp

Sử dụng mã SKU

Mã SKU (Stock Keeping Unit) là một mã gồm các chữ cái và số được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định, liên quan đến thông tin của sản phẩm đó. Ví dụ như: kiểu dáng, kích thước, ngày sản xuất,…

Phương pháp này giúp bạn tìm kiếm, kiểm soát hàng hóa trong kho một cách đơn giản nhất. Mã SKU đã đem lại những công dụng như:

  • Giúp phân biệt các phiên bản sản phẩm khác nhau.
  • Phân biệt 1 mặt hàng giữa nhiều kho khác nhau.
  • Quản lý hàng hóa tránh tình trạng hết hàng, thất thoát.
  • Liên kết sản phẩm giữa các kênh khi bán hàng đa kênh.
  • Không cần đầu tư phần cứng mà vẫn quản lý hàng hóa hiệu quả, tiết kiệm được chi phí.
Sử dụng mã SKU

Khoanh vùng khu vực, lập sơ đồ nhà kho

Để thiết kế và xây dựng được một nhà kho tối ưu thì khoanh vùng khu vực là bước quan trọng nhất.

Cần thiết kế không gian bên trong kho theo từng khu vực riêng biệt theo từng tính chất riêng của sản phẩm. Ví dụ như: khu A phân theo hàng hóa dễ vỡ, khu B phân theo hàng hóa cận date, khu C phân theo hàng hóa sản xuất,…

Tại mỗi khu vực như A, B, C bạn có thể chia nhỏ thêm thành A1, A2, A3, B1, B2, B3,… để phân rõ hơn tính chất và đặc điểm hàng hóa trong cùng một loại hàng.

Còn sơ đồ nhà kho như đã nói ở trên thì hiện nay có 3 sơ đồ phổ biến là sơ đồ chữ U, sơ đồ chữ L, sơ đồ chữ I.

Sau khi có được sơ đồ cho nhà kho thì bạn hay dán trực tiếp tại cửa ra vào giúp việc tìm hàng hóa và kiểm kê nhanh chóng hơn.

Khoanh vùng khu vực, lập sơ đồ nhà kho

Áp dụng các nguyên tắc xếp hàng hóa

Khi sử dụng những nguyên tắc sắp xếp và lưu trữ hàng hóa sẽ giúp cho quá trình kiểm tra – xuất nhập – tìm kiếm trở nên nhanh chóng hơn. Rút ngắn được thời gian quản lý và vận hành.

Có hai nguyên tắc sắp xếp và lưu trữ hàng hóa được sử dụng nhiều nhất hiện nay là FIFO và LIFO:

  • FIFO: hàng nhập trước xuất trước, thích hợp cho kho chứa hàng hóa ngắn hạn, ưu tiên xuất những lô hàng được nhập trước.
  • LIFO: nhập sau xuất trước là nguyên tắc sắp xếp dành cho những kho hàng không bị ràng buộc bởi yếu tố thời gian.
Áp dụng các nguyên tắc xếp hàng hóa

Lựa chọn các thiết bị phù hợp

Hệ thống kệ lưu trữ

Hệ thống kệ kho hàng được sử dụng với mục đích lưu trữ hàng hóa và tối ưu không gian lưu trữ hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Một số loại kệ kho được dùng nhiều hiện nay phải kể đến như kệ Double Deep, Drive in, kệ sàn Mezzanine, kệ con lăn, kệ khuôn,…

3 điều lưu ý khi lựa chọn hệ thống kệ lưu trữ là:

  • Diện tích nhà kho.
  • Phương pháp xuất nhập hàng hóa.
  • Nhu cầu lưu thông trong kho.

Thiết bị vận chuyển

Thiết bị vận chuyển ở đây chủ yếu là xe nâng và hai loại xe nâng được sử dụng nhiều nhất là xe nâng tay và xe nâng động cơ.

  • Xe nâng tay: với thiết kế nhỏ gọn, thích hợp dùng cho những kho hàng có diện tích nhỏ hẹp.
  • Xe nâng động cơ: thích hợp cho những kho hàng cần nâng hạ và di chuyển hàng hóa khối lượng lớn với tần suất cao.

Lắp đặt các biển chỉ dẫn

Bên cạnh sơ đồ hệ thống kho thì các biển chỉ dẫn cũng quan trọng không kém. Các biển chỉ dẫn phải được thống nhất về chữ, ký hiệu, mũi tên.

Các biển chỉ dẫn sẽ cho bạn biết được bao quát kho hàng, sắp xếp hàng hóa chính xác, tiết kiệm được thời gian quản lý và vận hành.

Lựa chọn các thiết bị phù hợp

Lựa chọn phần mềm nhà kho vận hành

Sử dụng phần mềm quản lý kho đang là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay trong quá trình chuyển đổi nhà kho thông minh.

Phần mềm quản lý kho giúp kiểm soát được số lượng tồn trong kho, số lượng hàng hóa sau những lần nhập xuất. Đưa ra các báo cáo hỗ trợ người dùng.

Qúa trình quản lý đơn giản hơn khi các số liệu được chuyển từ giấy tờ rắc rối sang các thao tác thực hiện trên các thiết bị thông minh.

Lựa chọn phần mềm nhà kho vận hành >>> Xem thêm: Phần mềm quản lý kho truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...