Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Tự động hóa và điều khiển trong công nghiệp

Tự động hóa và điều khiển trong công nghiệp đang dần trở nên phổ biến thay thế cho các loại hình sản xuất công nghiệp truyền thống. Hãy cùng đi tìm hiểu để biết được chúng có gì nổi bật để dần thay thế nhé.

1. Tự động hóa và điều khiển trong công nghiệp

Tự động hóa và điều khiển trong công nghiệp

Tự động hóa và điều khiển trong công nghiệp được hiểu là việc ứng dụng các hệ thống điều khiên tự động, như máy tính, các loại robot công nghiệp (cánh tay robot, robot cộng tác) để điều khiển các loại máy móc, cũng như vận hành quá trình sản xuất một cách tự động, con người không phải tham gia hoặc tham gia rất ít vào quá trình sản xuất.

Tự động hóa chính là bước thứ hai ngoài cơ giới hóa, hỗ trợ người vận hành thực hiện nhiệm vụ, đồng thời giúp hạn chế sự tham gia của con người thông qua các lệnh lập trình logic, thông minh và hoạt động mạnh mẽ.  Sử dụng các hệ thống điều khiển như: máy tính, máy trạm, vi mạch, PLC hoặc robot 3 trục, robot 6 trục, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin… thay thế con người, để xử lý các quy trình, điều khiển các máy móc khác nhau.

tự động hóa công nghiệp có thể được định nghĩa là việc sử dụng các công nghệ và các thiết bị điều khiển tự động giúp vận hành và kiểm soát các quy trình công nghiệp mà không cần sự can thiệp đáng kể của con người. Tự động hóa công nghiệp mang lại hiệu suất vượt trội so với điều khiển thủ công. Các thiết bị tự động hóa có thể kể đến như PLC, PC, PAC…

2. Vai trò của tự động hóa trong công nghiệp

  • Có rất nhiều sự thay đổi tích cực khi các công ty áp dụng tự động hóa vào trong hoạt động sản xuất của mình, lợi ích của tự động hóa bao gồm:
  • Tăng năng suất lao động: Các dây chuyền tự động hóa có thể hoạt động liên tục 24/24 mà không cần đến sự can thiệp của con người, chính vì thế lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ nhiều hơn so với việc doanh nghiệp không áp dụng tự động hóa
  • Tăng chất lượng sản phẩm: Với việc các ứng dụng tự động hóa được lập trình chính xác, sẽ giảm đáng kể về sai số của sản phẩm so với thao tác của công nhân. Ví dụ với sản phẩm: “Máy lắp ráp linh kiện - Component assembly machine” sử dụng trong ngành sản xuất điện điện tử, linh kiện nhựa có độ chính xác (Accuracy) lên tới 0.1 mm.
  • Ngoài ra Tự động hóa còn giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt, cắt giảm chi phí nhân công và nhiều chi phí khác.

3. Phân cấp của hệ thống tự động hóa công nghiệp

Phân cấp của hệ thống tự động hóa công nghiệp

Các hệ thống tự động hóa công nghiệp rất phức tạp về bản chất do có số lượng lớn thiết bị hoạt động đồng bộ với nhau. Dựa vào các mức độ tự động hóa và cấu trúc hệ thống cụ thể mà ta có mô hình phân cấp các chức năng như hình sau:

Cấp chấp hành (cấp trường)

Đây là mức thấp nhất của hệ thống phân cấp tự động hóa bao gồm các thiết bị hiện trường như cảm biến và bộ truyền động. Với nhiệm vụ là chuyển dữ liệu của các quy trình và máy móc lên cấp độ cao hơn để theo dõi, phân tích. Bao gồm việc kiểm soát tham số quá trình thông qua bộ truyền động.

Cảm biến chuyển đổi các thông số thời gian thực như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, mức độ… thành tín hiệu điện. Sau đó được chuyển đến bộ điều khiển để theo dõi và phân tích các thông số thời gian thực. Mặt khác, thiết bị truyền động chuyển đổi các tín hiệu điện thành các phương tiện cơ học để điều khiển các quá trình.

Cấp điều khiển

Cấp độ này bao gồm nhiều thiết bị tự động hóa khác nhau như máy CNC, PLC… có thể thu được thông số quy trình từ các cảm biến. Bộ điều khiển tự động điều khiển bộ truyền động dựa trên các tín hiệu cảm biến, chương trình hoặc kỹ thuật điều khiển đã được xử lý.

Bộ điều khiển lập trình (PLC) là những bộ điều khiển công nghiệp mạnh mẽ, có khả năng cung cấp các chức năng điều khiển tự động dựa trên đầu vào từ các cảm biến. Nó bao gồm các mô-đun khác nhau như CPU, I/O tương tự, I/O kỹ thuật số và mô-đun giao tiếp. PLC cho phép người vận hành lập trình một chức năng hoặc quy tình điều khiển để thực hiện tự động hóa sản xuất.

Cấp điều khiển và giám sát

Ở cấp độ này, các thiết bị tự động và hệ thống giám sát tạo điều kiện thuận lợi cho các chức năng điều khiển và can thiệp như Giao diện người máy (HMI), giám sát các thông số khác nhau, đặt mục tiêu sản xuất, lưu trữ lịch sử, thiết lập khởi động và tắt máy…

HMI của hệ thống điều khiển phân tán (DCS) hoặc hệ thống quản lý tự động hóa (SCADA) là những thiết bị được sử dụng phổ biến nhất trong cấp độ này.

Cấp thông tin

Đây là cấp độ cao nhất của tự động hóa công nghiệp, quản lý toàn bộ hệ thống. Các nhiệm vụ của cấp độ này bao gồm lập kế hoạch sản xuất, phân tích khách hàng và thị trường, đơn đặt hàng và bán hàng… Vì vậy, nó giải quyết được nhiều hơn các hoạt động về thương mại.

Từ hệ thống phân cấp trên, chúng ta có thể kết luận rằng có luồng thông tin liên tục từ cấp cao đến cấp thấp và ngược lại. Nếu chúng ta giả định theo cách đồ họa này, nó giống như một kim tự tháp. Trong đó, khi đi lên, thông tin được tổng hợp lại và khi đi xuống, chúng ta sẽ có được thông tin chi tiết về quá trình.

4. Ứng dụng tự động hóa và điều khiển phổ biến hiện nay

Ứng dụng Assembly Automation

Ứng dụng Assembly Automation

TPA thiết kế và phát triển các ứng dụng Assembly Automation trên các ngành công nghiệp như: Công nghiệp ô tô, dược phẩm, điện - điện tử, thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng và nhiều ngành sản xuất khác.

Ứng dụng Pick&Place

Ứng dụng Pick&Place

Là ứng dụng gắp đặt sản phẩm từ vị trí cố định hoặc di động sang vị trí khác nhờ robot hoặc cơ cấu chuyền động cơ khí. Ứng dụng có thể sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ cấp nhiên vật liệu đầu vào đến đóng gói sản phẩm ở đầu ra. Đặc biệt các nhà máy của ngành thực phẩm – giải khát; hàng tiêu dùng; dược phẩm - hóa chất, hệ thống picking trong quá trình đóng gói và hệ thống palletizing trong quá trình xếp pallet cuối dây chuyền đã giải quyết triệt để được những bài toán về năng xuất, sản lượng cũng như nhân lực.

Các ứng dụng tự động hóa khác:

  • Ứng dụng Machine Tending
  • Ứng dụng Material Addition

>>> Xem thêm: Tự động hóa là gì? ứng dụng tự động hóa hiện nay

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

Top 10 tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới

Top 10 tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới được tổng hợp qua bài viết sau đây. Hãy cùng đón xem nhé.

1. Tập đoàn C.P - Top 10 tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tập đoàn CP là tên viết tắt của Charoen Pokphand Group, là một tập đoàn của Thái Lan có trụ sở tại Bangkok. Đây là công ty tư nhân lớn nhất Thái Lan và là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Nó bao gồm ba doanh nghiệp cốt lõi hoạt động trong kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm, bán lẻ và phân phối, và các ngành công nghiệp viễn thông. Là  nhà sản xuất thức ăn, tôm lớn nhất thế giới và top 3 công ty sản xuất thịt gia cầm, thịt lợn hàng đầu toàn cầu.

Tập đoàn C.P. (Thái Lan) đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988 với hình thức mở văn phòng kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 1993 thành lập Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P. Việt Nam, tên tiếng Anh là C.P. Việt Nam Livestock Co.,Ltd. và xây nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai, miền Nam Việt Nam. Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam quyết tâm mang đến thực phẩm chất lượng cao, giàu giá trị dinh dưỡng, vệ sinh và an toàn đến với người tiêu dùng dựa trên tiêu chuẩn sản xuất thân thiện với môi trường và quy trình hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội theo nguyên tắc quản trị tốt một cách bền vững.

Top 10 tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi

2. New Hope Group

Tập đoàn New Hope thành lập vào năm 1982, hiện tại là doanh nghiệp đứng hàng thứ 2 trên thế giới trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. New Hope Liuhe tập trung vào sự phát triển của thực phẩm và công nghệ trong chuỗi thức ăn tổng hợp + sản ​​xuất chăn nuôi + chế biến giết mổ và sản xuất thực phẩm. Liuhe là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất của Trung Quốc với hơn các nhà máy 200 sản xuất 26 triệu tấn mỗi năm. New Hope Liuhe cũng là nhà cung cấp gia cầm hàng đầu với công suất hàng năm là 0.8 tỷ gà thịt.

Đến nay đã phát triển 4 ngành nghề chính bao gồm:

  • Chăn nuôi và thực phẩm,
  • Hóa chất và tài nguyên,
  • Bất động sản và cơ sở hạ tầng,
  • Tài chính và đầu tư.

Hiện tại tập đoàn New Hope có 11 công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam và đang tiến hành xây dựng thêm 3 trang trại chăn nuôi lợn ở Thanh Hoá, Bình Phước, Bình Định với số vốn 3,8 nghìn tỷ đồng.

New Hope Group

3. Tập đoàn Cargill

Cargill, Incorporated là một tập đoàn tư nhân toàn cầu của Hoa Kỳ thành lập vào năm 1865. Cargill là công ty toàn cầu chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp, thực phẩm, công nghiệp và tài chính. Cargill hoạt động chính tỏng 4 lĩnh vực:

  • Nông nghiệp: thu mua, xử lý và phân phối ngũ cốc, hạt có dầu và các loại hàng hóa khác cho các đơn vị sản xuất thực phẩm và sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng vật nuôi.
  • Thực phẩm: cung cấp các hệ thống nguyên liệu, nguyên liệu tăng cường sức khỏe, sản phẩm làm từ thịt và gia cầm, cũng như các nguyên liệu chất lượng.
  • Công nghiệp: cung cấp các sản phẩm năng lượng, muối, tinh bột và sắt thép cho các khách hàng công nghiệp
  • Tài chính: cung cấp các giải pháp tài chính và quản lý rủi ro cho khách hàng nông nghiệp, thực phẩm, tài chính và năng lượng trên khắp thế giới.

Cargill có mặt tại Việt Nam từ tháng 2/1995 với các Văn phòng Đại diện đầu tiên tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10/1995, Công ty TNHH Cargill Việt Nam được thành lập. Hiện nay, Cargill Việt Nam có hơn 1.500 nhân viên làm việc tại nhiều cơ sở trên cả nước.

Tập đoàn Cargill

Cargill hoạt động trong những lĩnh vực sau ở Việt Nam:

  • Ngành Dinh dưỡng và Sức khỏe Vật nuôi
  • Nguyên liệu thực phẩm và nước giải khát
  • Cung ứng nông sản
  • Sắt thép
  • Nguyên liệu thức ăn chuyên biệt (Empyreal)
  • Thịt nhập khẩu

4. Tập đoàn Land O'lakes

Tập đoàn Land O'lakes

Land O'lakes được hình thành như một hợp tác xã nông nghiệp ở Saint Paul tại Hoa Kỳ. Năm 1978, đơn vị chủ quản là một phần của xí nghiệp chế biến thịt Spencer. Năm 1999, ban quản lý công ty nông nghiệp đã mua lại cổ phần của trang trại gia cầm MoArk, và vào năm 2006, công ty trở thành tài sản đầy đủ của nó.

Cũng như Cargill, các sản phẩm thức ăn của Land O’lakes đa dạng, bao phủ hầu hết các lĩnh vực chăn nuôi với các đối tượng gồm gia cầm, heo, trâu, bò, thủy sản, ngựa và thú cưng. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi của hãng này trong năm 2020 đạt 13,5 triệu tấn.

5. Tập đoàn Wen’s Food

Ðây là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc và đứng thứ 5 trên toàn thế giới, thành lập năm 1983. Công ty có 40 trại gia cầm, 100 trại heo trải khắp Trung Quốc cùng hơn 262 công ty liên hợp tại 22 tỉnh, thành cùng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với quy mô lớn. Wen cũng là hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất tỉnh Quảng Ðông. Công ty đã giết mổ 784 triệu con gia cầm vào năm 2020, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng.

6. Tập đoàn Haid

Tập đoàn Haid

Tập đoàn Haid là một tập đoàn công nghệ cao, chủ yếu tham gia vào nghiên cứu và phát triển, sản xuất và kinh doanh Premix thức ăn thủy sản, thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi. Từng bước mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh sản phẩm thú y, chăn nuôi quy mô lớn và giống thủy sản chất lượng cao.

Năm 2016, tỉnh Hải Dương là nhà máy đầu tiên được Tập đoàn Haid đầu tư tại khu vực miền Bắc Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD, trụ sở đặt tại KCN Đại An, tỉnh Hải Dương. Với sứ mệnh "Đưa khoa học vào nông nghiệp, xây dựng nông thôn diện mạo mới”, với tiêu chí “Phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả tối ưu”.

7. Tập đoàn BRF

Tập đoàn BRF

Tập đoàn BRF là một trong những tập đoàn trồng trọt và sản xuất thức ăn, phụ gia, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi luôn nằm trong top 10 tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới. Với nhiều chi nhánh ở các châu lục và sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều quốc gia.

Tập đoàn BGF đã mở rộng đầu tư để gia nhập vào thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi, tiến tới xây dựng chuỗi khép kín “3F” ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Đây cũng là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội mang đến những giải pháp dinh dưỡng chất lượng cao, bền vững và tối ưu cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng.

8. Tập đoàn ForFarmers N.V

Tập đoàn ForFarmers N.V

Đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng 2020 World’s Top Feed Companies và dẫn đầu châu Âu về sản lượng TĂCN là Công ty ForFarmers N.V, Hà Lan với tổng sản lượng thức ăn năm 2020 đạt 10 triệu tấn. Tại châu Âu, ForFarmers N.V sản xuất và cung cấp cả TĂCN thông thường và thức ăn hữu cơ cùng nhiều hàng hóa khác (như các sản phẩm quản lý đất trồng cỏ, đất nông nghiệp) chủ yếu trong lĩnh vực gia súc, heo và gia cầm. Công ty sở hữu một mạng lưới công ty con và đối tác khắp Hà Lan, Bỉ, Anh và Đức. Ngoài TĂCN tổng hợp, các cơ sở sản xuất thức ăn của ForFarmers N.V còn sản xuất phụ gia thức ăn và khoáng chất. Từ năm 2017, ForFarmers N.V đã cán mốc sản lượng 9,6 triệu tấn thức ăn. Năm 2018, ForFarmers N.V mua lại 2 nhà máy sản xuất thức ăn VOF và Voeders Algoet tại Bỉ.

9. Tập đoàn Tyson Foods (Hoa Kỳ)

Tập đoàn Tyson Foods (Hoa Kỳ)

Tyson Foods, Inc. là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Springdale, Arkansas , hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm . Công ty là nhà chế biến và tiếp thị thịt gà , thịt bò và thịt lợn và sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi. Cùng với các công ty con, nó điều hành các thương hiệu thực phẩm lớn, bao gồm Jimmy Dean , Hillshire Farm , Ball Park , Wright Brand , Aidells và State Fair. Tyson Foods xếp thứ 79 trong Fortune 500 năm 2020danh sách các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ theo tổng doanh thu.

Công ty sản xuất nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm từ thực vật tại 123 nhà máy chế biến thực phẩm của mình . Nó sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm cánh Trâu , cánh Trâu rút xương, gà cốm, và thầu.

10. Tập đoàn Nutreco (Hà Lan)

Tập đoàn Nutreco (Hà Lan)

Tập đoàn Nutreco thuộc Hà Lan là một tập đoàn luôn giữ vững được phong độ trong top những tập đoàn có sản lượng thức ăn chăn nuôi lớn hàng năm. Đến năm 2009 Công Ty TNHH Nutreco thành lập doanh nghiệp tại Bắc ư Ninh chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất tại Việt Nam.

  • Sản phẩm chính của Nutreco bao gồm thức ăn cho gà, lợn, heo, bò
  • Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây truyền hiện đại được nhập toàn bộ từ Châu Âu với công xuất trên 300.000 tấn/năm.
  • Đội ngũ cán bộ được đào tạo khoa học, giàu kinh nghiệm. Công ty luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý.
  • Đặc biệt công ty có riêng một dây chuyền khép kín sản xuất thức ăn cho lợn con, công suất 100.000 tấn/năm, ưu điểm khác biệt của thức ăn lợn sữa thương hiệu NUTRECO là lợn con không bị tiêu chảy, tăng trọng nhanh, da hồng, lông mượt, giúp cho lợn con phát triển khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2022

Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì?

Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì? PLM có lợi ích và đóng vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về PLM qua bài viết sau đây.

1. Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì?

Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì?

Quản lý vòng đời sản phẩm được viết tắt là PLM từ cụm từ Product Lifecycle Management. PLM sẽ bao gồm công việc quản lý dữ liệu và quy trình trong thiết kế, sản xuất, kỹ thuật và bán hàng, dịch vụ của một sản phẩm. Chúng được thực hiện liên tục trong vòng đời của sản phẩm đó trên chuỗi cung ứng. PLM là hệ quả trực tiếp của tư duy tinh gọn, tiết kiệm và tối ưu trong sản xuất. Tuy nhiên, khác với Sản xuất Tinh gọn, PLM áp dụng triết lý của mình trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu thiết kế, phát triển, chế tạo, sử dụng cho đến khi tiêu hủy sản phẩm (kết thúc vòng đời).

Quản lý vòng đời sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình phát triển sản phẩm và năng suất được hoàn thiện và cũng có tác động trực tiếp đến năng lực của nhà sản xuất trong việc tạo ra sự phát triển liên tục của công ty. PLM được ứng dụng đầu tiên ở các ngành công nghiệp có sản phẩm gồm nhiều chi tiết phức tạp (công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không) hoặc các ngành có yêu cầu sự quản lý tốt hơn (công nghiệp điện tử). Từ những thành công bước đầu, PLM giờ đây đã lan sang các ngành khác: Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, thiết bị y tế, dược phẩm.

Ba yếu tố chính của quản lý vòng đời sản phẩm:

  • Công nghệ thông tin: là tất cả về các nền tảng và hệ thống thống nhất cần thiết, bao gồm cả kiến ​​trúc, công cụ và tiêu chuẩn.
  • Quy trình: Bao gồm tất cả những người, kỹ năng và tổ chức liên quan.
  • Phương pháp: Đây là các thủ tục, quy tắc và thực hành.

2. Các giai đoạn trong quản lý vòng đời sản phẩm

Các giai đoạn trong quản lý vòng đời sản phẩm

Các mô hình PLM đang ngày càng được ưa chuộng đối với các doanh nghiệp, dưới đây là tổng hợp phương pháp tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay. PLM gồm có 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn bắt đầu của vòng đời (BOL)

Giai đoạn bắt đầu của một vòng đời sẽ bao gồm các khâu từ thiết kế cho đến sản xuất, bao gồm tất cả quá trình hình thành và phát triển ban đầu như bất kỳ prototype nào được chế tạo. Phát triển ban đầu sẽ có nhiều hành động phụ xác định tất cả các yêu cầu, khái niệm, thử nghiệm cần thiết. Dù doanh nghiệp có cầu trúc sản xuất ra sao thì cũng không thể thiếu đi giai đoạn BOL. BOL là sản phẩm của bạn trở nên sống động, cùng với thông số kỹ thuật, quy trình sản xuất và nhu cầu cung ứng.

Giai đoạn giữa vòng đời (MOL)

Đây là giai đoạn gọi là hậu sản xuất khi sản phẩm của bạn được phân phối, sử dụng và bảo dưỡng. Khi sản phẩm đến tay người dùng cuối, bạn có thể thu thập dữ liệu về các lỗi xảy ra, tỷ lệ bảo trì cho lô hàng, sản phẩm, trải nghiệm của người dùng,… Những thông tin được thu thập này sẽ giúp các sản phẩm được hoàn thiện hơn so với bản lỗi, phát triển trong tương lai.

Giai đoạn cuối của vòng đời (EOL)

Giai đoạn cuối của vòng đời là việc ngừng sử dụng, tái chế, thải bỏ sản phẩm của bạn. EOL sẽ bắt đầu khi người dùng không còn nhu cầu sử dụng sản phẩm. Các công ty sẽ thu thập các thông tin về những bộ phận và vật liệu không còn giá trị.

3. Lợi ích và vai trò của PLM đối với các doanh nghiệp

Điều cốt lõi của một hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm là nhắm vào việc xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin xung quanh sản phẩm. Các dữ liệu sẽ được chia sẻ cho những bên liên quan, dựa theo ba nguyên tắc để đảm bảo sản phẩm vẫn còn trong chế độ ưu tiên một cách chủ động:

  • Truy cập và quản lý thông tin sản phẩm một cách an toàn
  • Duy trì tính toàn vẹn thông tin trong suốt vòng đời sản phẩm
  • Xây dựng, quản lý và chia sẻ quy trình kinh doanh dựa trên dữ liệu sản phẩm

Một số lợi ích của việc sử dụng PLM để phát triển một sản phẩm mới bao gồm:

  • Tích hợp dữ liệu, quy trình kinh doanh và những người liên quan đến quá trình phát triển sản phẩm, thương mại hóa và dịch vụ tổng thể.
  • Đưa sản phẩm chất lượng và sáng tạo ra thị trường nhanh hơn.
  • Tăng năng suất bằng cách tận dụng các tính năng như hợp tác nhóm, quy trình làm việc, báo cáo và hỗ trợ di động.
  • Tạo một vòng phản hồi khép kín đảm bảo tất cả các nhóm Kỹ thuật, sản xuất, bán hàng, đối tác và dịch vụ của tập đoàn có thể thu thập thông tin chuyên sâu từ phản hồi của khách hàng để thiết kế các sản phẩm cải tiến và mạnh mẽ.
  • Duy trì khả năng hiển thị trực quan trạng thái dự án về sản phẩm mới, cho phép các công ty vượt lên trên đường cong, ngay cả khi họ đang quản lý nhiều dự án cùng một lúc.

Vậy đối với các doanh nghiệp thì quản lý vòng đời sản phẩm đóng vai trò như thế nào?

Lợi ích và vai trò của PLM đối với các doanh nghiệp

PLM giúp quản lý dự án

PLM tạo ra môi trường ổn định cho giai đoạn từ hình thành ý tưởng đến khi sản phẩm đến tay khách hàng, đây là tiền đề tốt nhất cho việc thúc đẩy quản lý dự án hiệu quả.

Người dùng PLM có thể theo dõi quy trình và tiến độ sản phẩm, đảm bảo được là sản phẩm của mình đang được sản xuất đúng theo tiến độ. Sự chia sẻ ở đây không giới hạn, các bộ phận liên quan đều có thể theo dõi để tự chủ động hoàn thành công việc của mình.

PLM điều chỉnh cách quản lý

PLM sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được những phiên bản đổi sửa của sản phẩm. Thậm chí là cả những đơn đặt hàng đã thay đổi trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, PLM còn cung cấp cho bạn về: quy trình làm việc, phê duyệt, biến đổi thị trường, lỗ hổng tiếp thị,… Đây là những nhân tố hàng đầu tác động đến cơ sở dữ liệu của bạn.

Tích hợp công nghệ mới

PLM được tích hợp nhiều quy trình cùng các công nghệ mới để chúng có thể giao tiếp và làm việc hiệu quả cùng nhau. Bạn có thể kết hợp với ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) và CAD (hệ thống thiết kế) hay tích hợp với IoT giúp các chuyên gia truy cập trực tiếp vào thông tin thực của hiệu suất sản phẩm.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những định hướng khác nhau để khai phá tiềm năng cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Vì thế, giải pháp PLM cũng sẽ được tận dụng dựa trên quy tắc riêng của mỗi doanh nghiệp

4. Giải pháp PLM cho doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp thuộc mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những giải pháp PLM phù hợp riêng. Tuy nhiên dưới đây là các khối chức năng quan trọng dưới đây thì bất kì doanh nghiệp nào nếu đã quyết định triển khai PLM đều cần phải xây dựng.

Teamcenter Siemens

Teamcenter Siemens

Các tính năng nổi bật:

  • Quản lý sự thay đổi
  • Tích hợp với hệ thống của các nhà cung cấp
  • Quản lý BOM
  • Quản lý yêu cầu và kĩ thuật
  • Quản lý tài liệu
  • Quản lý dữ liệu sản xuất và quy trình sản xuất
  • Quản lý dự án, công việc trong dự án sản phẩm
  • Và rất nhiều các tính năng khác

Oracle Agile PLM

Oracle Agile PLM

Các tính năng nổi bật:

  • Quản lý chất lượng
  • Quản lý danh mục đầu tư liên quan đến các nguồn lực cấu thành lên một sản phẩm
  • Quản lý chi phí, cho phép trích lập các bản báo giá (RFQ) một cách nhanh chóng
  • Quản lý dự án, công việc trong dự án sản phẩm
  • Và rất nhiều tính năng khác

SAP PLM

SAP PLM

Tính năng đặc trưng:

  • Cung cấp PPM Tập trung
  • Quản lý các quy trình trong mọi giai đoạn thiết kế sản phẩm mới
  • Quản lý tài liệu
  • Quản lý sự thay đổi
  • Quản lý BOM
>>> Xem thêm: Quản lý sản xuất là gì? Hệ thống quản lý sản xuất

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

Năng lượng mặt trời là gì? có nên lắp điện năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là gì? có nên lắp điện năng lượng mặt trời không? Những điều kiện nào thì có thể lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp thắc mắc nhé.

1. Năng lượng mặt trời là gì?

Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo vô cùng sạch và đáng tin cậy. Năng lượng mặt trời được chuyển đổi từ ánh sáng mặt trời thành điện, mang lại nhiều giá trị cho con người. Việc khai thác thành công nguồn năng lượng mặt trời không những không ảnh hưởng đến môi trường mà còn mang lại vô vàn các tác dụng lợi ích khác.

[caption id="attachment_4688" align="aligncenter" width="600"]Năng lượng mặt trời là gì? Năng lượng mặt trời là gì?[/caption]

2. Có nên lắp điện năng lượng mặt trời ?

Điện năng lượng mặt trời được tạo ra từ những tấm pin mặt trời dùng để chuyển đổi năng lượng từ bức xạ của ánh sáng mặt trời thành điện. Nước ta những năm gần đây sử dụng và khai thác năng lượng mặt trời rất nhiều, một phần do sự ưu đãi của thiên nhiên khi nằm trong khu vực có dải phân bố ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm.

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời ?

Câu hỏi được đặt ra tại đây là liệu năng lượng mặt trời có thật sự có ích không? Có nên lắp đặt năng lượng mặt trời hay không? Để trả lời được những câu hỏi trên ta phải liệt kê ra được những lợi ích mà chúng mang lại:

Tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng

Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời giúp bạn tạo ra nguồn điện miễn phí cho gia đình của mình sử dụng. Thay vì hàng tháng phải luôn chi trả một số tiền lớn cho các thiết bị điện, ngay cả khi bạn không sản xuất được 100% số lượng điện tiêu thụ thì số tiền trong hóa đơn cũng đã được giảm đi đáng kể.

Đầu tư sinh lời từ năng lượng mặt trời

Chắc hẳn chúng ta không còn thấy xa lạ đối với mô hình kinh doanh này nữa. Hiện nay nhà nước cũng khuyến khích rất nhiều nhà đầu tư tham gia sản xuất. Kinh phí để đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời không phải là chi phí mà coi là một khoản đầu tư có lợi nhuận cao.

Góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, trong quá trình sản xuất không sinh ra khí thải. Việc sử dụng năng lượng mặt trời cũng giúp cho các nhà máy phát điện giảm tải, giảm bớt đi lượng khí CO2 được các nhà máy thải ra cũng như hiệu ứng nhà kính.

Việc sử dụng những hệ thống tấm pin năng lượng phủ trên mái nhà cũng giúp cho ngôi nhà bạn giảm bớt đi được độ nóng.

Tăng giá trị tài sản

Nhiều nghiên cứu về nhà đất đã được đưa ra thì đều cho kết quả những ngôi nhà, bất động sản có trang bị hệ thống điện mặt trời luôn có giá trị tài sản cao hơn từ 3 – 4 % đối với những ngôi nhà tương tự trong cùng một khu vực.

Chi phí bảo trì thấp

Hệ thống điện năng lượng mặt trời vẫn nên được bảo trì thường xuyên, tuy nhiên chi phí cho mỗi lần bảo trì đều không cao, vì chúng rất ít khi hư hỏng. Các thiết bị được đầu tư từ những đơn vị sản xuất uy tín thường có thời gian bảo hành từ 25 – 30 năm.

Lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng

Hệ thống điện năng lượng mặt trời trong quy mô gia đình, công ty, nhà xưởng,… đều khá gọn và nhẹ. Không cần kết nối với các thiết bị dây điện rườm rà nên lắp đặt khá dễ dàng. Thông thường dịch vụ này sẽ được đi kèm.

Các lợi ích xã hội khác

Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời được xem như cứu tinh đối với những nơi vùng sâu, vùng xa, trên núi, hải đảo,… nơi mà những hệ thống đường dây điện thường không thể nào vươn tới. Giúp đời sống nơi đây được cải thiện hơn trong sinh hoạt, cũng như tạo cơ sở để phát triển hạ tầng kinh tế.

Khi các hộ gia đình hay doanh nghiệp có thể tự chủ được nguồn điện cho việc phục vụ trong sinh hoạt thì nhà nước cũng tiết kiệm được chi phí cho đầu tư nhà máy điện, tăng thêm ngân sách,…

3. Những đối tượng nên lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời

Hộ gia đình

Hộ gia đình

Đối với những hộ gia đình thì việc sử dụng điện vẫn đang nằm trong quy mô nhỏ nên chúng ta chỉ cần lắp điện mặt trời cho nhu cầu phục vụ sinh hoạt chứ không nên đầu tư sinh lời. Một số đặc điểm sau đây, khuyến khích bạn nên lắp đặt:

  • Sử dụng nguồn điện lớn vào ban ngày: điện năng lượng mặt trời tận dụng ánh nắng vào ban ngày nên hoàn toàn phù hợp với điều kiện trên. Với nhiều hộ gia đình, dù đông người nhưng cả ngày đi làm, buổi tối mới là lúc cần sử dụng nhiều điện nhất thì lúc này hệ thống điện mặt trời lại không sản sinh ra điện nên việc đầu tư lắp đặt cần được cân nhắc.
  • Chi phí tiền điện hàng tháng > 1,5 triệu đồng: đối với những hộ gia đình có hóa đơn dưới mức trên khi lắp điện mặt trời thì tiền điện giảm không đáng kể và thời gian hoàn vốn lâu hơn. Vậy nên những hộ tiêu thụ điện lớn nên lắp điện mặt trời.
  • Có diện tích đủ lớn để lắp đặt: các tấm pin thường được đặt trên sân thượng, nơi thoáng đãng để nhận được trực tiếp ánh sáng mặt trời. Mái nhà của bạn phải đủ cao, thông thoáng và không có vật cản.
  • Khu vực có bức xạ mặt trời cao: bức xạ mặt trời là nguồn nhiên liệu để sản sinh ra dòng điện, vì thế nơi có bức xạ mặt trời cao, số giờ nắng nhiều thì khi lắp đặt công suất sử dụng sẽ tối ưu hơn.

Nhà xưởng, hộ sản xuất kinh doanh

Nhà xưởng, hộ sản xuất kinh doanh

Nhà xưởng, hộ sản xuất kinh doanh và các xí nghiệp là nơi được khuyến khích lắp đặt hệ thống điện mặt trời 3 pha vì:

  • Cần dùng nhiều điện vào ban ngày, đây là thời gian xưởng sử dụng nhiều điện nhất.
  • Sử dụng lượng điện lớn: trong quá trình sản xuất các hệ thống dây chuyền, máy móc, các thiết bị điện với công suất lớn hoạt động liên tục. Trung bình, một hệ thống điện mặt trời công nghiệp có thể đáp ứng được 20% lượng điện tiêu thụ của nhà xưởng, doanh nghiệp.
  • Giảm nhiệt độ cho nhà xưởng: các tấm pin mặt trời phủ lên mái nhà còn giúp chống nóng và giảm tải công suất tiêu thụ điện năng của điều hòa.

4. Những lưu ý khi lắp đặt năng lượng mặt trời

Những lưu ý khi lắp đặt năng lượng mặt trời

3 yếu tố sau đây mà khi lắp đặt bạn cần phải lưu ý đến:

  • Lựa chọn hệ thống phù hợp với công trình lắp đặt. Hiện nay có 3 hệ thống điện mặ trời được lắp đặt với vị trí khác nhau là: ĐMT áp mái lắp trên mái nhà hoặc sân thượng, ĐMT mặt đất lắp đặt ở khung trên mặt đất, ĐMT nổi lắp đặt vào cấu trúc trên mặt nước.
  • Hướng tấm pin có bức xạ mặt trời cao: hướng tốt nhất nên là hướng Nam, lượng điện sẽ được sản sinh cao nhất vào cả sáng và chiều.
  • Góc nghiêng của tấm pin: ở mỗi thành phố, người dùng sẽ có những góc nghiêng gợi ý như sau. Hà Nội có vĩ độ là 21° nên góc nghiêng tối ưu là 12-14°; Đà Nẵng có vĩ độ là 16° nên góc nghiêng tối ưu là 10-12°; Cần Thơ có vĩ độ là 10° nên góc nghiêng tối ưu là 8-10°; Hồ Chí Minh có vĩ độ là 11°nên góc nghiêng tối ưu 9-11°.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

Tìm hiểu về Computer Science

Tìm hiểu về Computer Science, về những thành tựu mà Computer Science đã đạt được. Cũng như những vị trí việc làm sau khi học Computer Science?

1. Computer Science là gì?

Computer Science hay được gọi là khoa học máy tính, đây là một ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Trong đó nghiên cứu về tất cả những gì liên quan đến cấu trúc máy tính bao gồm cả lý thuyết, cơ sở lý luận thông dụng, tính toán, thông tin, thực hành của hệ thống máy tính, nghiên cứu về môi trường ngoại mạng và môi trường web.

Khoa học máy tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục (hoặc các thuật toán) cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin.

Một định nghĩa thay thế, gọn gàng hơn về khoa học máy tính là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán.

[caption id="attachment_4630" align="aligncenter" width="600"]Tìm hiểu về Computer Science Tìm hiểu về Computer Science[/caption]

2. Những thành tựu đáng kể của Computer Science

Tuy được trở thành một bộ môn giáo dục chính thức với một quãng thời gian lịch sử ngắn ngủi, khoa học máy tính đã có một số cống hiến quan trọng đối với khoa học và xã hội. Những cống hiến này bao gồm:

Ứng dụng trong ngành khoa học máy tính

Đã định nghĩa được một cách chính thức về tính toán (computation) và khả năng tính toán (computability), đồng thời đưa ra bằng chứng rằng có những vấn đề bất khả tính toán (computationally unsolvable) và những vẫn đề rất khó tính toán (intractable)

Đã đưa ra khái niệm về ngôn ngữ lập trình, một dụng cụ dùng để biểu đạt thông tin đã được trật tự hóa một cách chính xác trong nhiều tầng lớp trừu tượng khác nhau.

Ứng dụng bên ngoài

Làm tiền đề cho cuộc cách mạng kỹ thuật số (Digital Revolution) là cái dẫn đến thời đại thông tin (Information Age) và internet hiện nay.

Trong mật mã học (cryptography), sự phá mã của máy Enigma là một đóng góp quan trọng trong chiến thắng của quân Đồng minh trong Đại Chiến Thế giới lần thứ II.

Tính toán khoa học cho phép việc nghiên cứu bộ não con người, đồ thị hóa cấu hình của GEN như Dự án bản đồ gen người (Human Genome Project) ở mức độ uyên thâm.

Giao dịch bằng thuật toán làm tăng hiệu quả và tính thanh khoản của thị trường tài chính bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, học máy và các kĩ thuật thống kê/giải tích số khác trên quy mô lớn.

3. Sự khác nhau giữa Computer Science và IT

Sự khác nhau giữa Computer Science và IT

Trên thực tế có rất nhiều người lầm tưởng Computer Science và IT là cùng một ngành hoặc có những sự lẫn lộn giữa hai ngành này. Hãy cùng xem vai trò của từng ngành để hiểu hơn và phân biệt chúng nhé.

Computer Science IT
Công việc chính của Computer Science là nghiên cứu và khai thác sâu về máy tính, các nhà khoa học sẽ tập trung nhiều vào việc phân tích, giải quyết những vấn đề xoay quanh chương trình máy tính, cụ thể như: tạo ra các phần mềm để chuyển giao công việc từ con người sang máy tính. Tạo ra ứng dụng phù hợp cho máy tính, mobile, thiết kế trang web,... hiệu quả hơn. Tự động hóa và giám sát công việc dựa trên trí tuệ nhân tạo AI. Đối với IT hay ngành công nghệ thông tin sẽ không khai thác sau về công nghệ hay khoa học máy tính mà sẽ sử dụng công nghệ để phục vụ cho mục đích công nghệ khác với những thao tác được ấn định. Các sản phẩm của ngành IT sẽ là các hệ điều hành, ứng dụng, phần mềm được tạo ra để phục vụ, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ.  

4. Những vị trí việc làm sau khi học Computer Science

Những vị trí việc làm sau khi học Computer Science

Kỹ sư phần mềm – Software engineer: Kỹ sư phần mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng kỹ thuật của quy trình sản xuất phần mềm. Kỹ sư phần mềm có thể đảm nhiệm được vai trò của một nhà phát triển phần mềm nhưng ngược lại thì chưa chắc có thể.

Phân tích dữ liệu – Data Analytics: Ở vị trí này yêu cầu những kỹ năng quan sát, đánh giá kết hợp với tư duy logic và phân tích sâu một dữ liệu nào đó để đưa ra những phán đoán chính xác nhất. Ngoài ra, còn phải có khả năng thuyết trình lưu loát để có thể trình bày cho những người có trách nhiệm cao hơn ở tuyến trên.

Kỹ sư hệ thống – Systems engineer: Những vị kỹ sư hệ thống sẽ đảm nhận vai trò chủ chốt trong thiết kế và xây dựng toàn bộ hệ thống của một dự án nào đó mà chỉ cần thiết bị của bạn có kết nối với mạng là có thể sử dụng được ví dụ: máy tính, điện thoại, hệ thống xe hơi tiên tiến,...

Nhà phát triển web – Web developer: Vai trò của một nhà phát triển web chính là sử dụng các mã lập trình, ngôn ngữ lập trình để viết lên những tính năng, thuộc tính của trang web. Nhà phát triển web sẽ phải tích hợp giữa việc lập trình đồ họa, âm thanh, video,… trong một trang web lại với nhau.

Nhà phát triển App – Applications software developer: ngành nghề phát triển App này đang là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên đây cũng là ngành yêu cầu tính tư duy sáng tạo vô cùng cao.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

Tự động hóa là gì? ứng dụng tự động hóa hiện nay

Tự động hóa là gì? ứng dụng tự động hóa hiện nay đã đóng góp như thế nào trong đời sống? Hãy cùng đi tìm hiểu về tự động hóa là gì nhé.

1. Tự động hóa là gì?

[caption id="attachment_4621" align="aligncenter" width="600"]Tự động hóa là gì? Tự động hóa là gì?[/caption]

Tự động hóa hay Điều khiển tự động mô tả một loạt các công nghệ làm giảm sự can thiệp của con người vào các quy trình. Sự can thiệp của con người được giảm thiểu bằng cách xác định trước các tiêu chí quyết định, các mối quan hệ của quy trình phụ và các hành động liên quan - và thể hiện những xác định trước đó trong máy móc.

Tự động hóa, bao gồm việc sử dụng các hệ thống điều khiển khác nhau để vận hành thiết bị như máy móc, quy trình trong nhà máy, nồi hơi và lò xử lý nhiệt, chuyển đổi trên mạng điện thoại, lái và ổn định tàu thủy, máy bay, và các ứng dụng và phương tiện khác với sức người sự can thiệp.

Tự động hóa là việc tạo ra và ứng dụng các công nghệ để sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ với sự can thiệp tối thiểu của con người. Việc thực hiện các công nghệ, kỹ thuật và quy trình tự động hóa nâng cao hiệu quả, độ tin cậy và / hoặc tốc độ của nhiều tác vụ mà trước đây con người thực hiện.

2. Lợi ích của tự động hóa

Lợi ích của tự động hóa

Tự động hóa mang con người đến với nền văn minh công nghiệp. Công nghệ tự động hóa công nghiệp giúp các doanh nghiệp tăng cường an toàn, tiết kiệm thời gian, thúc đẩy sản xuất chất lượng, giảm giám sát và hạ giá thành.

Đem lại sự an toàn

Tự động hóa mang lại sự an toàn tại nơi làm việc là một vấn đề quan trọng để bảo vệ nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp. Tự động hóa có thể giúp tăng cường các quy trình an toàn bằng cách trang bị thêm các thiết bị cũ hơn. Điều này cho phép máy móc tự động thực hiện các tác vụ mà không cần nhiều sự can thiệp của con người.

Nâng cao năng suất

Tự động hóa các quá trình sản xuất cho phép đáp ứng cường độ lao động sản xuất hiện đại . Với các loại sản phẩm có số lượng lớn (hàng tỉ cái trong một năm) như đinh, bóng đèn điện, khóa kéo, phụ kiện cửa tự động, v..v.thì không thể sử dụng các quá trình sản xuất thủ công để đáp ứng sản lượng yêu cầu với giá thành nhỏ nhất.

Sử dụng tự động hóa trong sản xuất giúp các dây chuyền có thể sản xuất với số lượng lớn, năng suất cao hơn làm thay đổi giá thành sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiết kiệm chi phí nhân công

Khi áp dụng tự động hóa, số lượng lao động tham gia sản xuất cũng sẽ bị cắt giảm. Doanh nghiệp sẽ tối ưu được các khoản chi phí như: trả lương công nhân, chi trả bảo hiểm, phúc lợi xã hội, chi phí quản lý nhân sự,…

Thay đổi tính chất lao động

Tự động hóa thay đổi tính chất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhất là trong các khâu độc hại, nặng nhọc, có tính lặp đi lặp lại nhàm chán, khắc phục dần sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

Sản xuất linh hoạt hơn

Linh hoạt trong việc thay đổi quy trình sản xuất, công sức đào tạo nhân công và tổ chức quản lý,…

Bên cạnh đó tự động hóa cũng còn có những khó khăn chính như:

  • Các mối đe dọa an ninh / dễ bị tổn thương: Một hệ thống tự động có thể có một mức giới hạn của trí thông minh, và vì thế dễ bị phạm lỗi bên ngoài phạm vi trước mắt của mình về kiến ​​thức là (ví dụ, đó là thường không thể áp dụng các quy tắc của logic đơn giản với các mệnh đề chung).
  • Không thể đoán trước / chi phí phát triển quá mức: Các nghiên cứu và phát triển chi phí của tự động hoá một quá trình có thể vượt quá chi phí tiết kiệm bằng cách tự động hóa bản thân.
  • Chi phí ban đầu cao: Việc tự động hóa của một mới sản phẩm hoặc thực vật thường đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu rất lớn so với chi phí đơn vị sản phẩm, mặc dù chi phí tự động hóa có thể được lan truyền trong nhiều sản phẩm và thời gian.
khó khăn của tự động hóa

3. Ứng dụng tự động hóa hiện nay

Ứng dụng tự động hóa trong đời sống

Ứng dụng tự động hóa trong đời sống

Trong cuộc sống hiện nay cũng có rất nhiều ứng dụng tự động hóa được sử dụng. Và hiệu quả chúng mang lại cũng giúp ích rất nhiều trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Dưới đây là một trong những ứng dụng nổi bật của chúng:

  • Trong y tế, sức khỏe: tự động hóa trong các quy trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Nhiều bệnh viện đã triển khai các robot trong các hoạt động khám bệnh, chẩn đoán bệnh, quản lý…
  • Trong giao thông: nhiều hoạt động như tìm kiếm xe cứu hộ, phòng tránh ùn tắc giao thông đều được ứng dụng tự động hóa. Các hệ thống sẽ giám sát, cung cấp thông tin cho người dân để nắm bắt thông tin tốt nhất.
  • Trong cuộc sống hàng ngày: các biến tần được sử dụng hợp lý trong các thiết bị quen thuộc. Điều này góp phần tiết kiệm năng lượng, chi phí cho người sử dụng. Đi cùng đó vẫn là công suất hoạt động mạnh mẽ thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Ứng dụng tự động hóa trong công nghiệp

Ứng dụng tự động hóa trong công nghiệp
  • Các nhà máy, dây chuyền sản xuất đều được thiết lập các hệ thống tự động hoặc sử dụng robot. Các robot có công dụng rất lớn, đặc biệt có ích đối với những ngành sản xuất độc hại.
  • Các giải pháp tự động hóa đã góp phần nào giảm tải sức lao động của con người. Cũng như phần nào giúp con người thực hiện cả những quá trình khó khăn, độc hại, tăng năng suất lên gấp đôi, thậm chí gấp ba.
  • Các quy trình công nghiệp thường được thiết kế, lập trình các bộ điều khiển chung trong khi xử lý. Xu hướng hiện tại trong các doanh nghiệp đang gia tăng sử dụng các robot để thực hiện các chức năng kiểm tra, hướng dẫn xử lý.

Ứng dụng tự động hóa trong nông nghiệp

Ứng dụng tự động hóa trong nông nghiệp
  • Việc phát triển nông nghiệp thông minh là vấn đề cấp thiết để cho ra nguồn thực phẩm sạch. Muốn có được nền nông nghiệp thông minh cần có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực công nghệ. Đặc biệt các thiết bị máy móc sử dụng cần được ứng dụng tự động hóa – số hóa để tạo nên các chuỗi giá trị cho sản phẩm.
  • Các giải pháp tự động hóa được triển khai với quy mô lớn, tham gia vào hầu hết các khâu. Quá trình tự động hóa khi được áp dụng vào các thiết bị sẽ giúp tăng năng suất sản xuất. Đặc biệt tạo ra số lượng lớn nhưng vẫn đảm bảo nguồn thực phẩm sạch theo đúng quy chuẩn. Doanh nghiệp, cá nhân cần kiểm soát tốt các khâu trong quá trình sản xuất để tránh sai sót.

>>> Xem thêm: Lean Manufacturing – Sản xuất tinh gọn là gì?

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

jira là gì? Tìm hiểu ngôn ngữ jira

jira là gì? Các thành phần cơ bản của Jira? Các chức năng chính của Jira? Các ưu nhược điểm của Jira là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Jira là gì?

Jira là một ứng dụng phần mềm được sử dụng để theo dõi và quản lý lỗi, vấn đề phát sinh trong dự án của một tổ chức. Phần mềm này được phát triển bởi công ty phần mềm Atlassian của Australia. Cách thức hoạt động của Jira là dựa vào trọng tâm là kết quả công việc. Người dùng có thể sử dụng dễ dàng phần mềm cũng như linh hoạt trong công việc.

[caption id="attachment_4605" align="aligncenter" width="600"]Jira là gì? Jira là gì?[/caption]

2. Các thành phần cơ bản của Jira

Roles: Xác lập các role của dự án, mục này xác nhận ai tham gia vào dự án, những người add vào role thì mới có thể tạo Resource Allocation và project team sau này. Nhiều người có thể vào 1 role.

Issue: là các tasks, các bugs, các features hay bất kỳ các type khác của project work

Project: Chức năng này dùng để phân quyền approve worklog cho thành viên của dự án. Ai là team lead của group nào thì sẽ được approve worklog cho member của group đó. Project management được quyền approve cho toàn bộ thành viên dự án.

Các thành phần cơ bản của Jira

Component: là sản phẩm của dự án, ở đây sẽ nhập tất cả sản phẩm của dự án lấy từ file kế hoạch doanh số. Nếu dự án làm theo Scrum thì sẽ là Product của Sprint tương ứng.

Workflow: Là một quản trị Jira, bạn có thể cấu hình gây nên quy trình làm việc, điều kiện, xác nhận, và sau chức năng. Trang này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và các bước cơ bản cho từng phần của công việc của bạn

Priority: Là mức độ ưu tiên của một defect. Có 4 mức, chọn theo datalist

Status: Đại diện cho các vị trí của vấn đề trong workflow

Resolution

3. Chức năng chính của Jira

Chức năng chính của Jira

Hỗ trợ quản lý và theo dõi tiến độ thực hiện dự án.

Hỗ trợ theo dõi các Tasks, Bugs, những cải tiến và các tính năng mới. Jira còn giúp bạn quản lý tốt mọi vấn đề nào xảy ra trong dự án.

Tạo lập và lưu trữ các bộ lọc có cấu hình cao xuyên suốt trong hệ thống. Bên cạnh đó, Jira còn giúp bạn chia sẻ bộ lọc đến người sử dụng khác, đăng ký và nhận kết quả thông qua hệ thống thư điện tử định kỳ.

Xây dựng quy trình làm việc tương thích với từng yêu cầu riêng của dự án.

Tạo bảng Dashboard giúp người dùng có một không gian riêng để theo dõi các thông tin liên quan đến cá nhân.

Hỗ trợ đa dạng các loại báo cáo thống kê cùng nhiều biểu đồ khác nhau, phù hợp với từng loại hình dự án và đối tượng người sử dụng.

Người dùng dễ dàng tích hợp với hệ thống các ứng dụng như Email, Excel, RSS,…

Hoạt động trên mọi nền tảng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu.

4. Ưu điểm và nhược điểm của Jira

Ưu điểm và nhược điểm của Jira

Ưu điểm của Jira

Jira có chức năng phân quyền cực kỳ chi tiết, không chỉ phân quyền trong dự án chung, mà còn phân quyền đối với từng nhiệm vụ, giúp team công nghệ bảo vệ thông tin độc quyền của mình.

Dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác (như Email, Excel, RSS,…)

Hệ thống module và bộ công cụ phát triển bổ trợ cho phép tùy biến, mở rộng và tích hợp Jira vào trong hệ thống hiện tại

Jira được phát triển sử dụng chuẩn HTML và được thử nghiệm với tất cả các trình duyệt phổ biến hiện nay.

Có thể chạy trên hầu hết các nền tảng phần cứng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu

Mỗi màn hình trong Jira có một phiên bản có thể in đảm bảo việc luân chuyển bản cứng một cách dễ dàng

Có thể tích hợp trực tiếp với code trên môi trường phát triển, là một công cụ hoàn toàn phù hợp với các developer.

Nhược điểm của Jira

Chi phí cao, sau 7 ngày dùng thử thì doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì càng tốn nhiều chi phí: $10 mỗi tháng dành cho tối đa 10 tài khoản; từ 11-100 tài khoản là $7/tài khoản/tháng

Tốn nhiều thời gian và công sức để setup nên chỉ phát huy tối ưu hiệu quả với dự án lớn, không phù hợp với dự án vừa và nhỏ (dưới 3 tháng)

Ngôn ngữ tiếng Anh với nhiều thuật ngữ khó sử dụng

Quy trình làm việc phức tạp đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ lưỡng

Tóm lại, Jira là một phần mềm quản lý dự án khá đặc thù, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các team làm việc theo phương pháp Agile, đặc biệt là các team công nghệ hoặc phát triển phần mềm.

Hệ thống vision công nghiệp là gì? Thành phần, lợi ích

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tr...